| Hotline: 0983.970.780

Cạn dòng Mekong: Bài 3 - Tứ giác Long Xuyên đóng cống giữa mùa lũ, chuyện chưa từng có

Thứ Tư 07/08/2019 , 08:55 (GMT+7)

Đó là nghịch lý đang xảy ra ở các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL. Ngành nông nghiệp địa phương đã phải đóng tất cả các cống thoát lũ ra biển Tây, triển khai ngay việc đắp đập tạm để ngăn mặn xâm nhập vào nội đồng.

Mực nước thấp, đồng khô ruộng cạn

Vùng Tứ giác Long Xuyên (thuộc 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang) từ lâu đã được coi là rốn lũ của ĐBSCL. Những năm lũ lớn, vùng này có thể ngập sâu tới 2 - 3m, cả khu vực mênh mông nước như biển hồ. Không chỉ có xuồng mà ghe tải lớn cũng có thể băng đồng, di chuyển dễ dàng như đi trên sông.

Thế nhưng, mọi thứ giờ đã khác xưa. Người dân nơi đây đang phải từng ngày cầu mong “lũ về”, mang theo nguồn nước phù sa và tôm, cá, vốn là nguồn sống của họ. Thời điểm này, ĐBSCL đã bắt đầu mùa nước nổi nhưng đồng ruộng vẫn cạn khô, nước sông rất thấp. Mấy ngày hôm nay, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trời đổ mưa liên tục, nhưng cũng khổng đủ sức làm nước dâng lên.

16-11-58_3muc_nuoc_thp_dong_kho_ruong_cn_nguoi_dn_dng_tung_ngy_cu_mong_lu_ve_mng_theo_nguon_nuoc_phu_s_v_tom_c_cho_cu_ho_2
Mực nước thấp, đồng khô ruộng cạn, người dân từng ngày cầu mong “lũ về”, mang theo nguồn nước phù sa và tôm, cá.

Ông Nguyễn Văn Thoại, theo gia đình di cư từ tỉnh Thái Bình vào vùng Tứ giác Long Xuyên (hiện ở xã Nam Thái Sơn, Hòn Đất, Kiên Giang) sinh sống từ năm 1941 cho đến nay, nhớ lại: “Trước đây, nhà nào cũng phải có 1, 2 chiếc xuồng để đi lại trong mùa lũ, giăng câu thả lưới hay lòi (chở) lúa bó từ ruộng về. Nhưng giờ thì xuồng vứt chổng chơ, để mục nát sau nhà. Vì ruộng đồng lúc nào cũng cạn khô, có mùa nước nổi nữa đâu mà đi xuồng”.

Ông Nguyễn Huỳnh Trung, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Thủy lợi Kiên Giang cho biết, từ giữa tháng 7 cho đến nay, do tác động vận hành các đập thủy điện ở thượng lưu sông Mekong và lượng mưa trong khu vực ít, nên mực nước thượng nguồn xuống nhanh và đang ở mức rất thấp.

Cụ thể, tại trạm Kratie (Campuchia), mực nước ngày 31/7 là 11,47m, thấp hơn cùng kỳ năm 2018 là 10,04m và thấp hơn trung bình nhiều năm là 5,4m. Tương tự, tại trạm Prek Kdam - Biển Hồ, mực nước thấp hơn trung bình nhiều năm là 3,86m, hồ nước không đóng vai trò cấp nước xuống hạ lưu ở thời điểm hiện tại.

Theo ông Trung, từ những ảnh hưởng trên, mực nước đầu nguồn tại Châu Đốc (An Giang) và các trạm nội đồng trong tỉnh Kiên Giang giảm rất nhanh, mặn xâm nhập trở lại từ hướng Đông Hồ vào kênh Rạch Giá - Hà Tiên, đe dọa gây thiệt hại cho sản xuất lúa hè thu năm 2019 của huyện Kiên Lương và Giang Thành. Mực nước cao nhất ngày 31/7 tại Châu Đốc là 1,22m, thấp hơn cùng kỳ 2018 là 1,24m và thấp nhất từ năm 2000 cho đến nay.
 

Đập vừa dỡ đã phải đóng lại

Nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên, các huyện Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành và TP Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) có hệ thống cống thoát lũ, ngăn mặn xâm nhập từ biển Tây khá hiệu quả. Tuy nhiên, do vẫn còn một số cửa sông chưa có cống nên tỉnh Kiên Giang vẫn phải bỏ ra hàng tỷ đồng mỗi năm để làm đập tạm ngăn mặn.

Trong đó, có 2 đập tạm bằng cừ Lasen ngăn ngang tuyến sông Rạch Giá - Hà Tiên tại xã Hòa Điền, Kiên Lương (đập T3 - Hòa Điền) và đoạn Kênh Nhánh, TP Rạch Giá, không cho nước mặn tràn vào nội đồng. Đập tạm này không chỉ ngăn mặn, giữ ngọt cho sản xuất mà còn cho cả nhà máy nước Kiên Giang, phục vụ nước sinh hoạt cho người dân TP Rạch Giá và các vùng phụ cận.

16-11-58_1dp_tm_t3_-_ho_dien_vu_duoc_tho_do_d_phi_thi_cong_dong_tro_li_ngy_trong_mu_lu_de_ngm_mn_giu_ngot_phuc_vu_sn_sut_2
Đập tạm T3 - Hòa Điền vừa được tháo dỡ đã phải thi công đóng trở lại ngay trong mùa lũ để ngăm mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất.

Thông thường, các đập tạm này được đóng trong suốt mùa khô hạn, khi mùa nước nổi tràn về thì mở để thoát lũ ra biển Tây. Thế nhưng, tình hình thời tiết, con nước lớn nước ròng bây giờ không còn theo quy luật và cũng không chiều lòng người nữa.

Ngày 14/7, sau khi tháo dỡ đập T3 - Hòa Điền để đón mùa nước lũ 2019 đổ về, ngay lập tức nước mặn đã tràn vào, lấn sâu vào nội đồng khoảng 13km, đe dọa toàn bộ diện tích lúa hè thu chưa thu hoạch của huyện Kiên Lương.

Ông Trần Bình Trọng, Trưởng phòng Kinh tế huyện Kiên Lương cho biết: “Đây là điều hết sức bất thường, vì thời điểm này năm ngoái huyện đang phải khẩn trương gia cố đê bao, căng mình chống lũ cứu lúa. Nhưng năm nay nước thượng nguồn quá thấp đã kéo mặn ngược trở vào”.

“Sau khi đập T3 - Hòa Điền được tháo dỡ, huyện đã chỉ đạo các phòng chuyên môn kiểm tra độ mặn trên mộ số tuyến kênh. Độ mặn đo được tại UBND xã Hòa Điền lên đến 9,3%o, tại đầu Kênh 6 (vị trí đắp đập) là 9,9%o; còn tại xã Kiên Bình, ở Cống 2700 là 3,7%o, Kênh Hậu T3 là 3,7%o, Cống Kênh 1300 là 2,8%o. Cũng may là nhờ trời có mưa nhiều nên mặn đã giảm dần, chứ chờ lũ về đẩy ra thì 23.000ha lúa của huyện đã bị thiệt hại”, ông Bình cho biết.

16-11-58_4tt_c_cc_cong_thot_lu_r_bien_ty_d_duoc_ngnh_nong_nghiep_kien_ging_cho_dong_li_ngy_trong_mu_nuoc_noi_de_ngn_mn_giu_ngot
Tất cả các cống thoát lũ ra biển Tây đã được ngành nông nghiệp Kiên Giang cho đóng lại ngay trong mùa nước nổi để ngăn mặn, giữ ngọt.

Vừa được tháo dỡ chưa lâu, UBND tỉnh Kiên Giang đã chỉ đạo cho đắp lại đập T3 - Hòa Điền, bắt đầu từ ngày 31/7, để bảo vệ an toàn cho sản xuất lúa hè thu 2019 trong vùng. Đồng thời, theo dự báo lũ năm nay nhỏ, mùa mưa kết thúc sớm nên sẽ duy trì đập này đến hết mùa khô năm 2020 để ngăm mặn, giữ ngọt cho sản xuất và nước sinh hoạt cho người dân trong vùng.
 

Lũ nhỏ, lo xâm nhập mặn

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ đầu tháng 8 - 10/2019, tổng lượng dòng chảy trên các trạm thượng nguồn sông Mekong ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 20 - 30%. Đỉnh lũ năm 2019 ở đầu nguồn sông Cửu Long đạt mức báo động 1 đến báo động 2, thấp hơn đỉnh lũ trung bình nhiều năm từ 0,2 - 0,4m.

Thời gian xuất hiện đỉnh lũ khả năng vào cuối tháng 9, đầu tháng 10. Tuy nhiên, ít có khả năng xuất hiện lũ lớn nhưng tiềm ẩn nguy cơ cường suất lũ lên nhanh hơn bình thường do tác động từ việc điều tiết nước của thủy điện ở thượng lưu. Từ tháng 11 - 12, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long có xu thế giảm dần và ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm.

Mọi năm, làm lúa thu đông người dân chỉ lo mất ăn do lũ tràn về nhấn chìm. Thế nhưng năm nay người dân lại thêm nỗi lo mới là mặn có thể xâm nhập gây thiệt hại. Vì vậy, để tránh rủi ro, nhiều nơi nông dân đã bỏ cuộc, khiến cho diện tích kế hoạch không đạt.

TS Trần Quang Giàu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - BVTV Kiên Giang cho biết, đến thời điểm này toàn tỉnh mới xuống giống được 72.274/83.000ha lúa thu đông 2019. Như vậy, chắc chắn năm nay tỉnh sẽ không đạt kế hoạch vì lịch thời vụ xuống giống đã hết. Nhiều địa phương diện tích gieo sạ giảm như: Châu Thành chỉ đạt 4.921/9.500ha, Hòn Đất 2.816/6.000ha, Tân Hiệp 28.096/30.600ha. Riêng huyện Gò Quao, kế hoạch 3.000ha nhưng đến nay vẫn chưa có diện tích nào được xuống giống, do lo ngại mặn sẽ xâm nhập theo hệ thống sông Cái Lớn - Cái Bé vào gây thiệt hại.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm