| Hotline: 0983.970.780

Chủ Nhật 06/05/2012 , 15:56 (GMT+7)

15:56 - 06/05/2012

Cần hơn cả tiền “giải cứu”

Khi người dân có lòng tin vào sự ổn định của nền kinh tế, minh bạch trong điều hành giá các mặt hàng thiết yếu, chỉ cần họ chi xài bằng nguồn thu nhập của mình cũng đã giúp doanh nghiệp bán được hàng hóa, quay nhanh vòng vốn. Đấy cũng là thứ mà doanh nghiệp cần, hơn cả tiền hỗ trợ.

Nói về gói “giải cứu” doanh nghiệp 29.000 tỉ đồng mà Bộ Tài chính đang trình để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, một doanh nhân ngành sản xuất ở TP.HCM nói rằng rơi vào khó khăn, được trợ giúp là quá tốt. Nhưng cái mà họ trông chờ là tới đây đừng để người làm ăn phải rơi vào cảnh trông ngóng được cứu, Chính phủ dùng tiền này xây dựng hạ tầng, đầu tư cho người nghèo.

>>Quốc hội sẽ xem xét “gói giải pháp” 29.000 tỷ đồng

Theo doanh nhân này, cái khó của doanh nghiệp hiện nay có nguyên nhân do chính sách không ổn định, thay đổi quá nhanh. Trước năm 2008, ngân hàng rộng tay cho vay đã tạo ra không khí hừng hực làm ăn. Đến khi lạm phát cao, ngân hàng siết lại làm doanh nghiệp chới với. Rồi Nhà nước tung ra gói kích cầu hỗ trợ lãi suất, ngân hàng lại bung ra cho vay. Không người làm ăn nào có thể khoanh tay đứng ngoài cuộc khi lãi suất quá rẻ, chỉ hơn 10%/năm, có dự án là được vay.

Cũng nói về thứ cần hơn cả tiền, ông Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, cho rằng phải củng cố lòng tin nơi người tiêu dùng để hỗ trợ doanh nghiệp. Người tiêu dùng vì không an tâm trước các biến động của nền kinh tế nên thắt lưng buộc bụng, khiến doanh nghiệp khó bán hàng. Gỡ nút thắt này, đó sẽ là gói hỗ trợ doanh nghiệp hữu hiệu nhất không thể tính bằng tiền. Ông Ngân dẫn chứng: chẳng ai mạnh tay chi tiêu khi giá cả nhiều lúc tăng vọt, các mặt hàng thiết yếu như điện, nước, xăng dầu, gas... tăng mà lý do tăng lại chưa minh bạch. Cũng chẳng ai vay tiền mua nhà, mua sắm hàng để rồi sau đó phải trả lãi suất gấp đôi...



Hơn một năm sau, khi doanh nghiệp, nhà đầu tư hăm hở với dự án của mình thì Nhà nước lại siết, lần này siết không còn đường thở, lãi suất vay vọt lên trên 20%/năm. Thật khó cho người làm ăn, làm tới không có vốn, bán dự án thì chẳng ai mua, trong khi phải trả lãi suất cao gấp đôi so với khi mới làm dự án. Đau khổ nhất là những trường hợp vay đầu tư bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng, bỗng dưng trở thành đối tượng không được khuyến khích cho vay, thế là ngân hàng đè ra thu nợ. Nhiều người đã phá sản vì bị vỡ kế hoạch kinh doanh.

Doanh nhân này nói: “Mở ra đã khó, gói vào, nhưng mà gói vào khi tất cả còn dở dang thì khó hơn. Càng cực khó khi mọi người đã lỡ bung ra cùng đồng loạt phải gói vào theo đà siết của chính sách, thế là chẳng ai gói được, tất cả dở dang, cùng... chết”.

Khá nhiều doanh nhân tâm sự đã ra làm ăn thì phải biết kiếm được tiền. Vì vậy, doanh nghiệp cần Nhà nước có chính sách ổn định, dài hơi, đã công bố thì phải thực hiện cho đến cùng để tính toán của họ không bị đổ vỡ giữa chừng. Điều này cần hơn cả tiền hỗ trợ. Bởi nhiều dự án rơi vào phá sản do thay đổi chính sách, hoặc do lãi suất và tỉ giá thay đổi bất thường.

Chuyện ổn định chính sách cần cho làm ăn là không mới. Giới kinh doanh đã biết đến cam kết của Cục Dự trữ liên bang Mỹ về lãi suất 0-0,5% trong nhiều tháng. Tại VN, Ngân hàng Nhà nước có cam kết duy trì đà tăng tỉ giá VND/USD. Gần đây, nơi này công bố lộ trình giảm lãi suất nhưng cũng chỉ đến cuối năm, còn những năm tới thì bỏ ngỏ. Chính sách thay đổi, thiếu những cam kết dài hạn sẽ là “tai họa” cho doanh nhân hăm hở làm ăn, hoặc tạo ra sự trì trệ do doanh nhân lo ngại trở thành nạn nhân của chính sách.

Khi người dân có lòng tin vào sự ổn định của nền kinh tế, minh bạch trong điều hành giá các mặt hàng thiết yếu, chỉ cần họ chi xài bằng nguồn thu nhập của mình cũng đã giúp doanh nghiệp bán được hàng hóa, quay nhanh vòng vốn. Đấy cũng là thứ mà doanh nghiệp cần, hơn cả tiền hỗ trợ.

THANH TUYỀN/ Tuổi trẻ

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm