| Hotline: 0983.970.780

'Cánh đồng bất tận' và thân phận người nông dân

Thứ Tư 18/07/2018 , 08:48 (GMT+7)

Tập truyện “Cánh đồng bất tận” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư vừa được công bố chiến thắng tại Giải thưởng Literaturpreis – Đức.

12-47-02_cnh_dong_bt_tn
“Cánh đồng bất tận” bản tiếng Việt và bản tiếng Đức

Đây là giải thưởng dành cho nhà văn nữ, do Hội văn hóa Kitprom và Hội sách Frankfurt phối hợp tổ chức. Tập truyện “Cánh đồng bất tận” được nhóm dịch giả Günter Giesenfeld, Marianne Ngo, Aurora Ngo và Nguyễn Ngọc Tân chuyển ngữ với tựa đề "Endlose Felder", phát hành tại Đức vào tháng 7/2017. Ngoài bằng khen vinh danh, Giải thưởng Literaturpreis kèm theo tiền thưởng 3 ngàn euro ( khoảng 80 triệu đồng)

Giá trị trụ cột của tập truyện “Cánh đồng bất tận” là truyện dài cùng tên. Truyện có dung lượng hơn 16 ngàn chữ, chia làm 8 chương ngắn. Nội dung tác phẩm xoay quanh cuộc đấu tranh sinh tồn của những người nông dân nơi kênh rạch miệt thứ mênh mông và lặng lẽ. Đây là tác phẩm có dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

Sinh trưởng trong gia đình nghèo trên mảnh đất Cà Mau, Nguyễn Ngọc Tư phải dang dở việc học hành từ năm 15 tuổi. Tự rèn luyện để cầm bút, Nguyễn Ngọc Tư chắt chiu những mảnh đời xung quanh mình để viết “Cánh đồng bất tận” vào năm 2005. Vừa ra đời, “Cánh đồng bất tận” đã gây tranh luận trái chiều, và cuối cùng được Hội nhà văn VN trao giải thưởng văn học năm 2006. Đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình đã đưa “Cánh đồng bất tận” lên màn ảnh vào năm 2010, cũng tạo được cơn sốt vé trong cộng đồng.

Trước khi được in tại Đức, tập truyện “Cánh đồng bất tận” cũng đã được dịch tại Hàn Quốc, do NXB Asia tại Seoul ấn hành 3 ngàn bản. Sau “Cánh đồng bất tận”, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư có những truyện dài khác như “Gió lẻ”, “Sông”, “Khói trời lộng lẫy”… cũng khai thác đời sống nông dân miền Tây Nam bộ. Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư nói về tác phẩm có tiếng vang nhất của mình: “Khi nghĩ đến tôi người ta hay nghĩ đến "Cánh đồng bất tận", mặc dù tôi đã bỏ chỗ đó và đã đi rồi. Tôi đã viết những cái khác. Người ta vẫn đòi hỏi tôi phải viết giống như "Cánh đồng bất tận". Điều đó là trái tự nhiên, như một dòng sông mà không chảy được. Cây đến mùa thì thay lá, quả đến mùa thì chín, rụng, tiêu tan đi. Mọi người cứ muốn tôi là thứ quả nhựa xanh mãi, treo lúc lỉu trên cành thì cũng khổ tâm. Tôi đã đi rất xa mà bạn đọc cứ ngồi ở chỗ cũ, mong chờ tôi cũng ở đó. Trong một nhà văn, cái lớn nhất là vận động và đi tới, bỏ hào quang lại sau lưng và tìm kiếm những điều mới mẻ với mình”.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm