| Hotline: 0983.970.780

Cao Bằng dành 1.500 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ Sáu 04/06/2021 , 11:25 (GMT+7)

Từ năm 2016 đến nay, tỉnh Cao Bằng đầu tư trên 1.500 tỷ đồng phát triển kinh tế, xã hội tại vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới.

Tỉnh Cao Bằng đầu tư trên 1.500 tỷ đồng phát triển kinh tế, xã hội tại vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới. Ảnh: Công Hải.

Tỉnh Cao Bằng đầu tư trên 1.500 tỷ đồng phát triển kinh tế, xã hội tại vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới. Ảnh: Công Hải.

Từ các nguồn lực huy động, tỉnh Cao Bằng đầu tư xây dựng 1.170 công trình cơ sở hạ tầng nông thôn. Hỗ trợ giống gia súc, gia cầm, xây dựng chuồng trại chăn nuôi, lò sấy. Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ phân bón các loại.

Thực hiện duy tu, bảo dưỡng 153 công trình. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo cho 34.580 hộ nghèo, hộ cận nghèo mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. 

Có trên 7.400 hộ nghèo được vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất và chuyển đổi ngành nghề, 7.396 hộ được cấp lu, bể chứa nước sinh hoạt, hơn 16.000 lượt công chức, nhóm cộng đồng, người có uy tín được tập huấn nâng cao năng lực.

Xem thêm
Báo chí phải phản ánh hào khí và sức vươn lên của dân tộc

Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với báo chí cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Lai Vung tỏa sáng Ngày hội tôn vinh nghề truyền thống

Đồng Tháp Ngày hội tôn vinh Nghề truyền thống không chỉ là sự kiện giao lưu văn hóa mà là nền tảng xây dựng huyện Lai Vung hiện đại, văn minh và mang bản sắc đậm đà.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Trường Sơn: Hương tóc, hương rừng

Những ngày cuối năm, đồng bào PaKô, Vân Kiều thôn Trăng – Tà Puồng, mang a chói (gùi) sau lưng, lũ lượt vào rừng hái bồ kết đem về phơi khô, bán cho thương lái...