| Hotline: 0983.970.780

Cao Bằng kiến nghị xuất khẩu trâu, bò chính ngạch sang Trung Quốc

Thứ Năm 09/02/2023 , 15:23 (GMT+7)

Sở NN-PTNT tỉnh Cao Bằng nêu kiến nghị về xuất khẩu chính ngạch, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu nông sản, thủy sản qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh.

Cao Bằng kiến nghị Trung ương và Bộ NN-PTNT đàm phán với phía Trung Quốc để ký Hiệp định về việc xuất khẩu một số mặt hàng động vật như trâu, bò, lợn, sản phẩm động vật theo con đường chính ngạch giữa 2 nước.

Cao Bằng kiến nghị Trung ương và Bộ NN-PTNT đàm phán với phía Trung Quốc để ký Hiệp định về việc xuất khẩu một số mặt hàng động vật như trâu, bò, lợn, sản phẩm động vật theo con đường chính ngạch giữa 2 nước.

Trước thềm Diễn đàn Thúc đẩy giao thương nông sản, thực phẩm giữa Việt Nam và Trung Quốc, Sở NN-PTNT tỉnh Cao Bằng nêu một số kiến nghị.

Theo đơn vị này, Cao Bằng có đường biên giới trên 333,125 km, tiếp giáp với 04 huyện Long Châu, Đại Tân, Tịnh Tây, Nà Po thuộc khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trên tuyến biên giới của tỉnh có 02 cửa khẩu quốc tế Tà Lùng, Trà lĩnh, 02 của khẩu chính Sóc Giang, Lý Vạn; 02 cửa khẩu phụ Pò Peo, Hạ Lang; 03 lối mở Nà Lạn, Nà Đoỏng, Bản Giốc và nhiều đường mòn qua lại biên giới và các trục đường chính nội địa để vận chuyển hàng hoá xuất khẩu là Quốc lộ 34, Quốc lộ 3 và Quốc lộ 4a.

Bài liên quan

Đại diện Sở NN-PTNT tỉnh Cao Bằng kiến nghị Trung ương, Bộ NN-PTNT tiến hành đàm phán với Bộ Nông nghiệp Trung Quốc để có thể ký kết Hiệp định về việc xuất khẩu một số mặt hàng động vật như Trâu, bò, lợn, sản phẩm động vật theo con đường chính ngạch giữa 2 nước.

Tiếp tục hỗ trợ tỉnh Cao Bằng thực hiện cấp mã số vùng trồng cho một số cây trồng chủ lực tại địa bàn tỉnh... để đủ điều kiện xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

Bộ NN-PTNT và các Bộ, Ngành liên quan đầu tư cho tỉnh Cao Bằng trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, LOGISTICS để đưa vào sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông xuất khẩu hàng hóa và kính mong các bộ ngành xem xét có cơ chế thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu nông sản, thuỷ sản qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Đầu tư trang thiết bị, máy móc, phòng xét nghiệm, kho bảo quản lưu mẫu, phục vụ cho công tác kiểm dịch tại các cửa khẩu; nhà làm việc, nhà ở cho cán bộ kiểm dịch động thực vật tại các cửa khẩu.

Theo số liệu thống kê chính thức, tỉnh Cao Bằng có điều kiện đất đai, khí hậu khá thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Với diện tích đất tự nhiên 670.039 ha, trong đó: đất chuyên sản xuất nông nghiệp 109.985 ha chiếm 16,41 % diện tích đất tự nhiên; đất lâm nghiệp 512.328 ha chiếm 76,46% diện tích đất tự nhiên, do vậy đất đai Cao Bằng có đủ điều kiện và khả năng để phát triển các loại cây trồng, vật nuôi.

Trồng trọt vẫn là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo xu hướng tăng dần diện tích các loại cây có giá trị kinh tế cao. Tổng diện tích trồng lúa cả năm đạt 29.687 ha, Tổng diện tích trồng ngô cả năm là 40.769 ha, Diện tích thuốc lá năm 2022 đạt 3.289 ha, Cây Thạch đen 441,7 ha. Cây mía trồng được 2.761,1 ha. Tỉnh đã ứng dụng công nghệ phục hổi và phát triển những giống cấy ăn quả địa phương có giá trị kinh tế cao như quả  Lê, quả Mận, Quả Quýt....

Trong chăn nuôi, tỉnh tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc và gia súc phục vụ nhu cầu thực phẩm, cung cấp hàng hóa cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Hiện nay tỉnh đang tập trung phát triển chăn nuôi nông hộ với tổng đàn trâu có 106.334 con, đàn bò có 105.929 con, đàn lợn có 310.133 con;  Đàn gia cầm có 3.048,11 nghìn con...

Cao Bằng là tỉnh có tiềm năng về phát triển lâm nghiệp, có khí hậu ôn hòa, mát mẻ.... Với diện tích 512.328 ha rừng, trong đó: rừng sản xuất 201.400 ha, rừng phòng hộ 293.560 ha, rừng đặc đụng 17.368 ha, do vậy tiềm năng trồng và chế biến gỗ tại địa phương rất có triển vọng nhằm nâng cao thu nhập từ rừng và chế biến gỗ cho xuất khẩu.

Cao Bằng có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú và đa dạng: có 617 loài cây thuốc thuộc 211 họ thực vật. Tỉnh tập trung phát triển trồng cây dược liệu quý có giá trị cao kết hợp với thu hái tự nhiện nhằm tạo vùng nguyên liệu bền vững.

Đối với tỉnh Cao Bằng, bên cạnh xuất khẩu một số hàng hoá nông sản của tỉnh như mía cây, cây thạch đen,....còn là đầu mối trung chuyển xuất nhập khẩu hàng hóa của các tỉnh, thành phố qua các cửa khẩu tỉnh Cao Bằng với các mặt hàng chủ yếu như quả mít tươi, hạt điều, quả sầu riêng, sản phẩm đông lạnh (chân gà, chân vịt)...

Từ 08/01/2023, do kiểm soát cơ bản dịch bệnh Covid-19, Trung Quốc mở cửa, hàng xuất nhập khẩu từ các cửa khẩu rất thuận lợi, không bị ùn ứ, xuất nhập khẩu thông quan trong ngày.

Kết quả hàng hóa xuất nhập khẩu nông sản, thủy sản ở Cao Bằng (2020 – 2022)

Năm 2020 đạt 1.235.000 tấn

Năm 2021 đạt 202.000 tấn

Năm 2022 đạt 301.000 tấn

Năm 2022 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 845 triệu USD, thu thuế xuất nhập khẩu đạt 2.654 tỷ.

Số thu lớn nhất từ trước đến nay đạt 1.130 % kế hoạch.

Xem thêm
Công tác nhân sự đại hội Đảng các cấp phải thực hiện nghiêm, đúng nguyên tắc

Ngày 20/11, Đảng ủy Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 cụm khu vực huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Quảng Nam sẽ là trung tâm sản xuất, cung ứng giống sâm Ngọc Linh

Mục tiêu đến năm 2035, tỉnh Quảng Nam phấn đấu trồng 10.000ha sâm Ngọc Linh, phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế, có giá trị xuất khẩu cao.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Sóc Trăng ‘vướng’ phân định ranh giới quản lý khu vực biển

Việc phân định ranh giới quản lý khu vực biển đang ảnh hưởng đến tiến độ cung ứng vật liệu cát phục vụ thi công cao tốc của Sóc Trăng.