| Hotline: 0983.970.780

Xúc tiến xuất khẩu: Chi 1 USD giúp tăng thêm 87 USD

Thứ Sáu 03/02/2023 , 15:51 (GMT+7)

Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) Vũ Bá Phú kiến nghị đẩy mạnh xúc tiến thương mại để thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu.

Kết nối giao thương, quảng bá sản phẩm

Tại Hội nghị thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu năm 2023 được Bộ Công thương tổ chức sáng 3/2, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú cho biết, thời gian qua, Bộ Công thương đã chỉ đạo triển khai công tác xúc tiến thương mại đa dạng, linh hoạt, thích ứng với bối cảnh hiện tại và hỗ trợ có hiệu quả trong việc kết nối cung cầu trên thị trường trong nước, khai thác, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Các chương trình lớn nhằm thúc đẩy sản xuất, kết nối sản xuất với thị trường trong nước như: “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia”, Chuỗi chương trình kết nối giao thương cấp vùng, hỗ trợ xúc tiến hàng Việt Nam, sản phẩm OCOP... giúp các nhà sản xuất, các nhà cung ứng của các địa phương kết nối với hệ thống phân phối, các đơn vị thu mua phục vụ sản xuất.

Vải thiều Bắc Giang xuất khẩu sang thị trường ngoại. Ảnh: Chinhphu.vn.

Vải thiều Bắc Giang xuất khẩu sang thị trường ngoại. Ảnh: Chinhphu.vn.

Ngoài ra, công tác xúc tiến thương mại thúc đẩy phát triển thị trường xuất khẩu cũng triển khai hàng loạt các chương trình ở trong nước và quốc tế; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực thông qua việc cung cấp thông tin cập nhật về thị trường, tư vấn chính sách tham gia thị trường thế giới qua các chương trình giao ban xúc tiến thương mại với cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài định kỳ hàng tháng...

Nhận định năm 2023 sẽ còn nhiều thách thức, thị trường tiếp tục có những dị biệt; cạnh tranh thương mại, đầu tư diễn biến phức tạp, bảo hộ ngày càng tăng..., Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho rằng, trong bối cảnh đó, công tác xúc tiến thương mại được xác định là một trong những giải pháp quan trọng và hiệu quả góp phần hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, phát triển thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.

Cục Xúc tiến thương mại kiến nghị cần tăng cường triển khai các hoạt động kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam với nhà mua hàng quốc tế thông qua việc tổ chức các đoàn giao thương tại nước ngoài, các đoàn doanh nghiệp nhập khẩu vào Việt Nam.

Cục sẽ chủ trì, lựa chọn và tổ chức gian hàng quốc gia quảng bá sản phẩm xuất khẩu tại các hội chợ chuyên ngành quốc tế có uy tín tại các thị trường trọng điểm, thị trường mới có tiềm năng; tổ chức các hội nghị ngành hàng quốc tế lớn tại Việt Nam để quảng bá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam…

Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) Vũ Bá Phú phát biểu tại Hội nghị sáng ngày 3/2. Ảnh: Báo Công thương.

Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) Vũ Bá Phú phát biểu tại Hội nghị sáng ngày 3/2. Ảnh: Báo Công thương.

Đồng thời, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu và sản phẩm đặc sản vùng miền ở thị trường nước ngoài; tăng cường công tác hỗ trợ doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm xuất khẩu tiềm năng ở trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, phát huy vai trò hệ thống cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, tăng cường và nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo; thường xuyên cập nhật và cung cấp rộng rãi thông tin thị trường, tiêu chuẩn điều kiện nhập khẩu và chính sách đối với từng mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tiềm năng để hỗ trợ các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng.

Khẩn trương triển khai ngay hoạt động xúc tiến thương mại ngay từ đầu năm, chủ động chuẩn bị thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm đặc biệt là nông sản có tính mùa vụ tránh tình trạng ùn ứ, được mùa mất giá… khi đến vụ.

Đối với thị trường Trung Quốc, nhằm tranh thủ các cơ hội khi thị trường này đã mở cửa trở lại, Bộ Công thương sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương, Bộ NN-PTNT hướng dẫn các nhà xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh như nông sản, thủy sản, hoàn thiện hồ sơ xuất khẩu chính ngạch Trung Quốc để tận dụng các cơ hội xuất khẩu hiệu quả.

Hàng nghìn container hàng ùn ứ ở cửa khẩu Lạng Sơn chờ thông quan thời điểm cuối năm 2021.

Hàng nghìn container hàng ùn ứ ở cửa khẩu Lạng Sơn chờ thông quan thời điểm cuối năm 2021.

Bộ Công thương đang xây dựng kế hoạch phối hợp với các Bộ, ngành Việt Nam và các cơ quan liên quan Trung Quốc tổ chức “Diễn đàn Thương mại Việt Nam - Thượng Hải lần thứ nhất về xuất khẩu chính ngạch nông, hải sản Việt Nam vào Trung Quốc qua cảng Thượng Hải” dự kiến vào tháng 4 tại Hà Nội. Đây sẽ là diễn đàn thường niên nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - thương mại Việt Nam - Trung Quốc.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại

Nhấn mạnh về vai trò của xúc tiến thương mại, tại hội nghị, ông Vũ Bá Phú dẫn chứng từ một nghiên cứu mới đây của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), chi 1 USD cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu giúp các quốc gia tăng thêm được 87 USD giá trị xuất khẩu và 384 USD đóng góp vào GDP.

Thực tế, đầu tư cho xúc tiến thương mại ở Việt Nam còn thấp hơn nhiều so với các nước khác và chưa tương xứng với mức tăng trưởng xuất khẩu.

Theo đó, năm 2012, kinh phí được cấp cho Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia là 93 tỷ đồng, trong khi kim ngạch xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD. Từ năm 2020 đến nay kim ngạch xuất khẩu đã tăng hơn 100%; kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 282,66 tỷ USD, năm 2021 đạt 336,31 tỷ USD, năm 2022 đạt gần 372 tỷ USD… dù ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nhưng kinh phí Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia dù được tăng dần các năm sau đó và ổn định ở mức 136 tỷ/năm (khoảng 5,7 triệu USD).

Trong khi đó, Thái Lan dành ngân sách cho xúc tiến thương mại năm 2022 khoảng 74,6 triệu USD; Trung Quốc chi cho hoạt động xúc tiến thương mại trung bình khoảng 15 triệu USD/năm; Hàn Quốc chi khoảng 330 triệu USD cho riêng các hoạt động khảo sát thị trường nước ngoài và các đoàn thương mại…

Như vậy, ngân sách chi cho hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam chỉ bằng khoảng 1,2% của Hàn Quốc, 8% của Thái Lan... Điều này đã gây ra không ít khó khăn trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia, ngành hàng, sản phẩm.

Cục Xúc tiến thương mại kiến nghị đẩy mạnh xúc tiến thương mại; giao Bộ Công thương làm đầu mối để tránh chồng chéo, gây lãng phí nguồn lực…

Tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Phan Văn Chinh cũng kiến nghị các giải pháp để đẩy mạnh, thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu trong năm 2023 như nâng cao năng lực phân tích, dự báo, xây dựng các kịch bản, phương án linh hoạt, thích ứng với các vấn đề mới phát sinh; tham mưu, điều hành theo sát biến động của kinh tế quốc tế, giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới để hỗ trợ các hiệp hội, doanh nghiệp xuất nhập khẩu có sự chủ động khai thác cơ hội, ứng phó kịp thời các khó khăn, thách thức…

Ngoài ra, cần nâng cao hiệu quả và điều tiết tốt tốc độ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản có tính chất thời vụ. Đồng thời, tích cực hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu, thúc đẩy xuất khẩu bền vững…

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hải Phòng khởi công dự án sản xuất vật liệu phân hủy hơn 2 nghìn tỷ

Đây là một trong những sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng 69 năm ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm