| Hotline: 0983.970.780

Cao su Chư Prông quyết tâm vượt khó

Thứ Năm 30/08/2018 , 10:10 (GMT+7)

Mưa lớn kéo dài từ tháng 6 đến nay khiến vườn cây của Cty TNHH MTV Cao su Chư Prông (tỉnh Gia Lai) bị rụng hết lá cùng với giá mủ lao dốc đã ảnh hưởng lớn đến tình hình SXKD của Cty. Mặc dù vậy bằng sức mạnh đoàn kết, Cty đang quyết tâm vượt khó hoàn thành kế hoạch đề ra.

10-03-16_img_1699
Tổ chức hội thi thợ cạo mủ giỏi để công nhân nâng cao tay nghề

Ông Võ Toàn Thắng, Tổng Giám đốc Cty Cao su Chư Prông cho biết, Cty đang quản lý 8.964ha cao su, trong đó diện tích đang trong thời kỳ kinh doanh là 5.080ha. Cuối niên vụ cạo 2017 vườn cây thay lá gặp thời tiết bất thuận khiến 97% diện tích khai thác bị bệnh phấn trắng ở cấp độ 4 - 5 và trên 350ha bị bệnh Botrydiplodia (bệnh nứt vỏ trên cây cao su). Cty đã chủ động phòng trừ bệnh để vườn cây phát triển tốt và mở miệng cạo sớm, song do gặp thời tiết nắng hạn lại phải ngừng cạo.

Khi bước vào mùa mưa nhất là từ tháng 6 đến nay, mưa lớn liên tục kéo dài khiến không thể cạo mủ được. Ngoài ra mưa liên tục đã gây ra hệ quả rất nặng nề cho vườn cây, đó là bệnh rụng lá. Đến nay đã có 2.447ha chiếm 48,2% diện tích bị bệnh cấp độ 5 tức là vườn cây rụng hết lá, mưa lũ cũng đã cuốn trôi 4.500 chén hứng mủ trên cây, đường xá bị hư hỏng, 1.000 cây cao su kinh doanh bị bật gốc.

Thời tiết khắc nghiệt đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ khai thác mủ của Cty, tính đến hết tháng 7 sản lượng mủ chỉ đạt 2.336 tấn bằng 35,4% kếthoạch (kế hoạch khai thác của năm 2018 là 6.600 tấn).

Theo ông Thắng, so với 7 tháng đầu năm 2017, mặc dù sản lượng mủ khai thác của Cty cao hơn một chút, tuy nhiên điều lo ngại nhất đó là gần 50% diện tích bị rụng hết lá sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng mủ những tháng cuối năm...

Thời tiết bất thuận không phải là yếu tố duy nhất khiến Cty gặp khó. Mặc dù những tháng đầu năm giá cao su vẫn ổn định, tuy nhiên từ tháng 7 đến nay cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bùng nổ thì giá cao su liên tục lao dốc và đang ở mức thấp, tiêu thụ rất chậm.

Đến nay Cty đã tiêu thụ được 5.573 tấn mủ bằng 34,2% kế hoạch năm, giá bán bình quân đạt 33,9 triệu đồng/tấn so với năm 2017 giảm 10 triệu đồng/tấn, đặc biệt hiện giá mủ cao su đã xuống dưới 30 triệu đồng/tấn tức là dưới giá thành. Nếu từ nay đến cuối năm giá cao su không được cải thiện thì sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống người lao động.

Ông Võ Toàn Thắng cho biết, kế hoạch SXKD 5 tháng cuối năm hết sức khó khăn trong bối cảnh thời tiết cực đoan, mưa lớn vẫn tiếp diễn, vườn cây mắc bệnh trầm trọng, giá mủ xuống thấp.

Khó khăn là vậy nhưng bằng sức mạnh nội lực, phát huy tinh thần đoàn kết, Cty quyết tâm phấn đấu đến ngày 15/12 thực hiện được 6.600 tấn mủ trở lên, sản lượng tiêu thụ đạt 7.500 tấn, gỗ cao su tiêu thụ 6.500m3 và cà phê 469 tấn quả tươi.

Để thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch SXKD, theo ông Thắng, Cty đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Đối với vườn cây đang khai thác bị rụng lá mùa mưa sẽ cho năng suất thấp, Cty áp dụng chế độ cạo thích hợp với từng vườn.

Về chi phí sản xuất phải tiết giảm những chi phí không cần thiết để đảm bảo giá thành. Quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, điều hành SXKD linh hoạt theo giá bán, đảm bảo giá thành sản phẩm, nâng cao công tác quản lý, cải tiến kỹ thuật, phát huy sáng tạo, sáng kiến trong lao động SX.

Thường xuyên phát động các phong trào thi đua góp phần hoàn thành vượt mức kế hoạch, đồng thời tổ chức tốt hội thi thợ cạo mủ giỏi các cấp trong Cty, từ đó nâng cao tay nghề cho công nhân. Đảm bảo an ninh trật tự, theo đó tiếp tục duy trì thực hiện quy chế phối hợp giữ Cty với Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và Bộ đội Biên phòng tỉnh, củng cố kiện toàn lực lượng bảo vệ bảo vệ từ cty đến các nông trường, xí nghiệp. Cty phấn đấu đảm bảo thu nhập bình quân năm 2018 đạt 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm