| Hotline: 0983.970.780

Cao su Mang Yang: Chăm sóc vườn cây, chăm lo người lao động

Thứ Ba 03/03/2020 , 15:49 (GMT+7)

Chiều ngày 3/3, công ty TNHH MTV Cao su Mang Yang tổ chức Hội nghị Người lao động năm 2020, tổng kết công tác SXKD năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020.

Ông Trương Minh Tiến, Tổng Giám đốc Cty Cao su Mang Yang phát biểu tại Hội nghị.

Ông Trương Minh Tiến, Tổng Giám đốc Cty Cao su Mang Yang phát biểu tại Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có ông Trần Công Kha, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, cùng nhiều lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, lãnh đạo 7 công ty Cao su thuộc Tập đoàn trên địa bàn Tây Nguyên...

Báo cáo tại Hội nghị cho thấy, năm 2019, công ty đã vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Tập đoàn giao cũng như kế hoạch công ty đề ra.

Các đại biểu cũng đánh giá cao công tác chăm sóc vườn cây, chăm lo cho đời sống của người lao động mà công ty đã làm tốt trong năm qua.

Tính đến cuối năm 2019, tổng diện tích vườn cây của công ty là 7.791,859 ha, trong đó có 3.166,727 ha kinh doanh. Tính đến 31/12/2019, công ty khai thác được 3.602/3.200 tấn mủ quy khô, đạt 112,56% kế hoạch.

Mặc dù diễn biến thời tiết phức tạp, không thuận lợi trong nhiều năm liền, nhưng năng suất vườn cây của công ty vẫn đạt cao: 1,137/0,915 tấn/ha, đạt 124,32% kế hoạch Tập đoàn giao, tăng 0,337 tấn/ha so với năm 2018.

Có được năng suất cao như vậy là nhờ vào công tác quản lý kỹ thuật tốt, cụ thể, công ty đã tổ chức trồng dặm vườn cây năm 2018 diện tích 250,53 ha, đạt 100% kế hoạch; trồng tái canh150,57 ha, trồng dặm vườn cây tái canh 2019. Chất lượng vườn cây phát triển tốt, tỷ lệ cây sống đến cuối năm đạt 100%, đạt từ 4 tầng lá trở lên...

Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2019 cho thấy, tổng doanh thu 228,795 tỷ đồng, theo kế hoạch là 220,293 tỷ đồng (đạt 103%); tổng chi phí 228,350 tỷ đồng, theo kế hoạch là 219,713 tỷ đồng (đạt 103,93%); lợi nhuận trước thuế 446 triệu đồng, theo kế hoạch là 580 triệu đồng (đạt 76,83%)...

Bên cạnh việc chăm sóc vườn cây và tổ chức kinh doanh, công ty cũng đặc biệt chú trọng đến đời sống của người lao động. Tổng số lao động toàn công ty đến 31/12/2019 có 1.160 người, trong đó có 670 lao động nữ, 444 lao động là người dân tộc thiểu số... Tổng quỹ lương thực hiện năm 2019 là 68,887 tỷ đồng, lương bình quân 4,84 triệu đồng/người/tháng (tăng 25,78% so với cùng kỳ năm 2018).

Bên cạnh đó, công ty cũng đã thực hiện tốt các chế độ đối với người lao động như chi tiền ăn giữa ca (3,5 tỷ đồng); thanh toán chế độ ốm đau, thai sản (2,26 tỷ đồng); bồi dưỡng độc hại cho người lao động (3,6 tỷ đồng); cấp trang thiết bị cho người lao động (0,88 tỷ đồng)...

Ngoài ra, nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao cũng được chú trọng. Đời sống vật chất lẫn tinh thần của người lao động được nâng cao rõ rệt. Theo đó, người lao động tin tưởng, gắn bó với công ty, cùng vượt qua khó khăn, đạt được những thành tích ấn tượng.

Cũng tại Hội nghị, nhiều tập thể, cá nhân đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý, qua đó được ghi nhận, động viên kịp thời, tạo động lực tốt trong SXKD năm 2020.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm