| Hotline: 0983.970.780

Cấp bách hỗ trợ miền Trung tái thiết sản xuất

Thứ Tư 16/12/2020 , 18:08 (GMT+7)

Ngày 16/12, Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT làm việc với các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam về việc tái sản xuất sau lũ, phòng chống thiên tai.

Còn ngổn ngang sau bão lũ

Tại Thừa Thiên - Huế, báo cáo của UBND tỉnh này, những đợt bão, lũ vào tháng 9, 10, 11 vừa qua đã khiến địa phương này chịu thiệt hại rất nặng nề: 38 người chết, hơn 27 ngàn ngôi nhà bị ngập lụt và hư hỏng. Nông nghiệp chịu thiệt hại nặng nề với 171 ha diện tích trồng lúa bị bồi lấp, hơn 815 ha rau màu các loại bị thiệt hại, 3.921 con trâu bò bị chết, mất hàng chục hecta nuôi trồng thủy sản, hơn 14.300 ha rừng bị gãy đổ… Tổng thiệt hại ước tính hơn 2.273 tỷ đồng.

Nông nghiệp ở Thừa Thiên - Huế bị thiệt hại nặng nề. Ảnh: Tiến Thành.

Nông nghiệp ở Thừa Thiên - Huế bị thiệt hại nặng nề. Ảnh: Tiến Thành.

Trước thiệt hại nặng nề, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tập trung khắc phục hậu quả và ổn định đời sống, sản xuất cho người dân. Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã sử dụng ngân sách để hỗ trợ trước mắt cho các địa phương khôi phục sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và khắc phục các công trình giao thông.

Cụ thể: Triển khai chăm sóc cây cao su, cây ăn quả, rau màu, vật nuôi bị ảnh hưởng theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Triển khai xử lý bèo tây lấp ruộng, giải phóng đất bồi lấp. Tu sửa nạo vét kênh mương, đê bao nội đồng, hồ chứa nước để phục vụ sản xuất theo phương châm nước xuống đến đâu kiểm tra, tu sửa đến đó…

Chỉ đạo các HTX nông nghiệp trên địa bàn chủ động hợp đồng mua giống cây trồng còn thiếu, trước mắt là giống lúa để phục vụ sản xuất vụ đông xuân; khôi phục chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trong đó ưu tiên chăn nuôi gia cầm đảm bảo phục vụ thực phẩm dịp Tết Nguyên đán; có kế hoạch tiếp nhận giống gia cầm, vacxin, hóa chất từ Bộ NN-PTNT.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và Đoàn công tác Bộ NN-PTNT làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ảnh: Tiến Thành.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và Đoàn công tác Bộ NN-PTNT làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ảnh: Tiến Thành.

Đến nay, Thừa Thiên - Huế tiến hành phân bổ cho các địa phương 70 tỷ đồng để chi an sinh xã hội, sửa chữa, khôi phục khẩn cấp trường học, cơ sở hạ tầng… trong đó, đã phân bổ cho người dân 2,1 tấn giống rau, 1.000 tấn giống lúa, 5 tấn hạt giống ngô do Bộ NN-PTNT hỗ trợ.

Tuy nhiên, ngân sách ở địa phương hụt thu do ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai. Trước mắt, tỉnh đề nghị Thủ tướng và các Bộ, ngành hỗ trợ 464 tỷ đồng để phục hồi sinh kế, khôi phục sản xuất ổn định đời sống người dân. Về lâu dài, đề nghị Bộ NN-PTNT báo cáo Thủ tướng và các Ban, ngành Trung ương quan tâm hỗ trợ cho tỉnh 1.394 tỷ đồng để khắc phục các công trình thủy lợi, đê điều, giao thông như: nâng cấp đập Cửa Lác 200 tỷ đồng, nâng cấp đập Thảo Long 200 tỷ đồng…

Theo đại diện Cục Chăn nuôi - Bộ NN-PTNT, sau lũ lụt nhiều địa phương đã xuất hiện tình hình dịch bệnh trên gia cầm, vật nuôi sau như: Lở mồm long móng ở trâu bò, dịch cúm gia cầm H5N6… Trong đó, do thiếu vacxin và đội ngũ tiêm phòng nên bệnh lở mồm long móng đang nguy cơ lây lan cao ở nhiều tỉnh. Cùng với đó, dịch bệnh trên cây trồng, thủy sản… cũng đang diễn biến phức tạp.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Tiến Thành.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Tiến Thành.

Chung tay hỗ trợ

Tại buổi làm việc, Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 3 và Đại học Nha Trang nhận hỗ trợ tỉnh Thừa thiên - Huế 20 ngàn con cá giống mặn lợ; Công ty TNHH giống gia cầm Cao Khanh hỗ trợ 60 ngàn gà con giống; Công ty Khoa học Việt Đức 2.500 gói vi sinh; Công ty dinh dưỡng Hồng Hà hỗ trợ 5.000 lít thuốc sát trùng; Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề hỗ trợ 2 tỷ đồng…

Cục Chăn nuôi - Bộ NN-PTNT đã tiến hành hỗ trợ địa phương 110 nghìn gà giống, 30 tấn thức ăn; Tổng cục Thủy sản hỗ trợ khoảng 19 triệu con tôm giống, 26 tấn thức ăn thủy sản, 30 tấn hóa chất vi sinh; Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cũng đã mở 7 lớp tập huấn cho người dân sau bão lũ…

Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, bày tỏ xúc động trước sự quan tâm và hỗ trợ kịp thời của các đơn vị, doanh nghiệp cho người dân địa phương. Ông cho biết, sẽ tiếp tục rà soát để phân bổ vật tư, thiết bị, vật nuôi hỗ trợ để người dân kịp thời sản xuất.

Kết luận, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao công tác triển khai khắc phục hậu quả sau bão lũ của tỉnh Thừa Thiên - Huế, đồng thời, biểu dương các đơn vị của Bộ đã kịp thời phối hợp với chính quyền địa phương trong việc hướng dẫn, hỗ trợ người dân khắc phục sản xuất.

Thứ trưởng Tiến cho biết, sau bão lũ, Bộ NN-PTNT đã cử nhiều đoàn công tác với nhiều cán bộ, nhà khoa học có kinh nghiệm trực tiếp về các tỉnh miền Trung để hỗ trợ, hướng dẫn người dân khắc phục thiệt hại, phục hồi sản xuất. Đặc biệt, Bộ đã tiến hành tổ chức “Hội nghị thúc đẩy phục hồi sản xuất nông nghiệp khu vực miền Trung sau thiên tai” vào tháng 11 vừa qua tại Quảng Trị.

Các đơn vị hỗ trợ người dân Thừa Thiên - Huế khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất. Ảnh: Tiến Thành.

Các đơn vị hỗ trợ người dân Thừa Thiên - Huế khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất. Ảnh: Tiến Thành.

“Phải khẳng định thiệt hại là nặng nề, do đó việc khắc phục sản xuất phải có biện pháp trước mắt và lâu dài. Đây là nhiệm vụ cấp bách nên đề nghị các đơn vị Bộ NN-PTNT cùng ban, ngành chức năng địa phương phải thực hiện quyết liệt hơn nữa; phải trực tiếp “cầm tay chỉ việc” cho bà con”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh đồng thời yêu cầu các đơn vị, trung tâm, viện nghiên cứu của Bộ tiếp tục phối hợp với địa phương, đẩy mạnh việc nghiên cứu, sản xuất các loại giống phù hợp, hỗ trợ người dân, phục vụ sản xuất có hiệu quả.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm