| Hotline: 0983.970.780

Thừa Thiên- Huế: Nỗ lực cứu vườn cây đặc sản

Chủ Nhật 29/11/2020 , 18:52 (GMT+7)

Hàng trăm hộ dân trồng thanh trà ở Thừa Thiên- Huế đang khẩn trương vệ sinh, chăm bón để cứu vãn những vườn cây thanh trà bị hư hại sau bão, lũ.

Theo thống kê, những đợt bão, lũ thời gian dài vừa qua khiến 540 ha cây có múi ở tỉnh Thừa Thiên- Huế bị thiệt hại nặng, do bị nước ngâm lâu ngày nên nhiều diện tích đã chết và đổ bệnh. Trong đó, chủ yếu là cây thanh trà và tập trung ở xã Phong Thu (huyện Phong Điền), phường Hương Vân (thị xã Hương Trà) và phường Thủy Biều (TP. Huế). 

Theo thống kê, những đợt bão, lũ thời gian dài vừa qua khiến 540 ha cây có múi ở tỉnh Thừa Thiên- Huế bị thiệt hại nặng, do bị nước ngâm lâu ngày nên nhiều diện tích đã chết và đổ bệnh. Trong đó, chủ yếu là cây thanh trà và tập trung ở xã Phong Thu (huyện Phong Điền), phường Hương Vân (thị xã Hương Trà) và phường Thủy Biều (TP. Huế). 

Ông Hồ Văn Quý, trú ở phường Hương Vân (TX. Hương Trà) cho biết, hơn 7 sào thanh trà trồng hơn 3 năm của gia đình ông bị chết hơn gần hết do bị nước ngập lâu ngày, phần diện tích còn lại cũng đang có dấu hiệu khô héo và chết dần. Để cứu lấy cần câu cơm của gia đình, ông Quý đã phải huy động các thành viên gia đình khẩn trương chống những cây bị ngã đổ, bón phân, bôi vôi để cứu diện tích thanh trà còn sót lại sau khi nước lũ rút.

Ông Hồ Văn Quý, trú ở phường Hương Vân (TX. Hương Trà) cho biết, hơn 7 sào thanh trà trồng hơn 3 năm của gia đình ông bị chết hơn gần hết do bị nước ngập lâu ngày, phần diện tích còn lại cũng đang có dấu hiệu khô héo và chết dần. Để cứu lấy cần câu cơm của gia đình, ông Quý đã phải huy động các thành viên gia đình khẩn trương chống những cây bị ngã đổ, bón phân, bôi vôi để cứu diện tích thanh trà còn sót lại sau khi nước lũ rút.

Bà Nguyễn Thị Chuối (70 tuổi, trú phường Hương Vân) cũng cho biết, bà mua thuốc, phải cắm mặt suốt ngày ngoài vườn làm đất, bôi vôi để cứu vãn mấy sào thanh trà của gia đình cũng bị ảnh hưởng sau lũ lụt. 'Bị nước lũ ngâm lâu ngày khiến thân cây thanh trà bị nấm, đây là một dịch bệnh rất nguy hại với cây trồng này. Nếu không xử lý kịp cây sẽ chết rất nhanh', bà Chuối cho hay.

Bà Nguyễn Thị Chuối (70 tuổi, trú phường Hương Vân) cũng cho biết, bà mua thuốc, phải cắm mặt suốt ngày ngoài vườn làm đất, bôi vôi để cứu vãn mấy sào thanh trà của gia đình cũng bị ảnh hưởng sau lũ lụt. “Bị nước lũ ngâm lâu ngày khiến thân cây thanh trà bị nấm, đây là một dịch bệnh rất nguy hại với cây trồng này. Nếu không xử lý kịp cây sẽ chết rất nhanh”, bà Chuối cho hay.

Cũng tranh thủ những ngày tạnh ráo này, hàng trăm hộ trồng thanh trà ở Thừa Thiên- Huế cũng xuống vườn khẩn trương vệ sinh vườn trồng, chăm sóc cây cứu những diện tích thanh trà bị hư hại của gia đình sau bão, lũ.

Cũng tranh thủ những ngày tạnh ráo này, hàng trăm hộ trồng thanh trà ở Thừa Thiên- Huế cũng xuống vườn khẩn trương vệ sinh vườn trồng, chăm sóc cây cứu những diện tích thanh trà bị hư hại của gia đình sau bão, lũ.

Những cây thanh trà bị chết thì người dân tiến hành nhổ bỏ để trồng thay thế cây mới, cây còn xanh tươi thì tiến hành cắt tỉa bớt cành, bón phân cho cây nhanh phát triển.

Những cây thanh trà bị chết thì người dân tiến hành nhổ bỏ để trồng thay thế cây mới, cây còn xanh tươi thì tiến hành cắt tỉa bớt cành, bón phân cho cây nhanh phát triển.

Theo những người dân địa phương, họ không chỉ đang gặp khó khăn về kinh tế, mà điều lo nhất hiện nay của bà con là thiếu nguồn giống để tái tạo những diện tích thanh trà bị chết.

Theo những người dân địa phương, họ không chỉ đang gặp khó khăn về kinh tế, mà điều lo nhất hiện nay của bà con là thiếu nguồn giống để tái tạo những diện tích thanh trà bị chết.

Ông Hồ Đắc Thọ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết, sau lũ, chi cục đã cử cán bộ kỹ thuật về phối hợp với các địa phương, HTX để có những hướng dẫn kỹ thuật giúp bà con nông dân cứu vườn cây, khôi phục sản xuất.

Ông Hồ Đắc Thọ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết, sau lũ, chi cục đã cử cán bộ kỹ thuật về phối hợp với các địa phương, HTX để có những hướng dẫn kỹ thuật giúp bà con nông dân cứu vườn cây, khôi phục sản xuất.

'Dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, người trồng có thể kiểm tra bệnh chảy gôm, vàng lá, thối rễ để có giải pháp phòng trừ kịp thời, tránh lây lan. Đối với diện tích trồng mới, trồng dặm lại cây chết sau lũ lụt người trồng nên chú ý sử dụng nguồn giống có nguồn gốc rõ ràng, đắp mô cao và trồng đúng kỹ thuật để hạn chế bệnh phát sinh gây hại. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời sau khi vườn cây được phục hồi', ông Thọ cho hay.

“Dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, người trồng có thể kiểm tra bệnh chảy gôm, vàng lá, thối rễ để có giải pháp phòng trừ kịp thời, tránh lây lan. Đối với diện tích trồng mới, trồng dặm lại cây chết sau lũ lụt người trồng nên chú ý sử dụng nguồn giống có nguồn gốc rõ ràng, đắp mô cao và trồng đúng kỹ thuật để hạn chế bệnh phát sinh gây hại. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời sau khi vườn cây được phục hồi”, ông Thọ cho hay.

Ông Hồ Sỹ Nguyên, Giám đốc Sở NN-PTNT Thừa Thiên- Huế cho biết, sở cũng đang phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam để được hỗ trợ trong việc xây dựng đề án phát triển cây ăn quả trên địa bàn một cách hợp lý và khoa học.

Ông Hồ Sỹ Nguyên, Giám đốc Sở NN-PTNT Thừa Thiên- Huế cho biết, sở cũng đang phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam để được hỗ trợ trong việc xây dựng đề án phát triển cây ăn quả trên địa bàn một cách hợp lý và khoa học.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.