| Hotline: 0983.970.780

Cắt băng xuất hành mùa nhãn Hưng Yên

Thứ Ba 09/08/2022 , 14:06 (GMT+7)

Ngày 9/8, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ nhãn và nông sản năm 2022. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT và Bộ trưởng Bộ Công thương tham dự sự kiện.

 

Ngày 9/8, Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Bộ trưởng Lê Minh Hoan (thứ 3 từ phải sang) dẫn đầu tham dự Hội nghị Xúc tiến tiêu thụ nhãn và nông sản tỉnh Hưng Yên năm 2022. Dự Hội nghị, Bộ trưởng Lê Minh Hoan vui mừng trước thành công của tỉnh trong việc nâng cao chất lượng nông sản, nhất là quả nhãn. Người đứng đầu Bộ NN-PTNT đánh giá cao sự chủ động của Hưng Yên khi xúc tiến tiêu thụ nông sản, đặc biệt là việc đưa nông sản lên các nền tảng thương mại điện tử.

 

Hội nghị được Tổ chức trực tiếp tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Hưng Yên và hàng chục điểm cầu trong nước tại các tỉnh, thành phố như Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ... cùng các quốc gia và vùng lãnh thổ liên quan, trong đó có một số tỉnh tại Trung Quốc. Song song với hội nghị, Hưng Yên đã tổ chức một loạt sự kiện xúc tiến như Phiên chợ Vải lai chín sớm, Lễ hội Nhãn lồng, Tuần lễ Nhãn lồng, Phiên chợ Cam Hưng Yên, Tuần lễ Cam...

 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan trao đổi với Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hưng Yên Đỗ Minh Tuân. Theo đó, năm 2022 diện tích nhãn toàn tỉnh khoảng 5.000ha, trong đó có 4.800ha cho thu hoạch, với sản lượng ước đạt 45.000 tấn. Nhãn chín sớm của tỉnh khoảng 5%, nhãn chính vụ khoảng 85%, còn lại là nhãn chín muộn. Diện tích nhãn được cấp chứng chỉ VietGAP đến nay là 1.200ha, chiếm khoảng 25% tổng diện tích tại 81 cơ sở, vùng sản xuất. Ngoài bán quả tươi, khoảng 35% sản lượng nhãn còn được chế biến thành long nhãn.

 

Bên lề hội nghị, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng gặp gỡ với một số nhà bán lẻ, chuỗi siêu thị lớn trên cả nước. Ông đề nghị các bên liên quan tích cực phát triển các chuỗi liên kết nhằm nâng cao giá trị cho quả nhãn - đặc sản nổi tiếng của Hưng Yên.

 

Nhằm nâng cao chất lượng, giá trị nông sản, Hưng Yên xác định sẽ xây dựng những chính sách, cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp, HTX tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trên cả nước, đồng thời hỗ trợ tư vấn, đóng gói, vận chuyển, sẵn sàng đưa nông sản Hưng Yên đến mọi miền Tổ quốc. Đồng thời, tỉnh sẽ kết nối đưa nhãn, cam, vải và một số nông sản tiêu biểu tham gia các chương trình giới thiệu, quảng bá thực phẩm an toàn và đặc sản vùng miền tại hệ thống phân phối của các tỉnh, thành phố.

 

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên lưu ý địa phương theo dõi và thực hiện quy trình sản xuất dựa trên đề án xuất khẩu theo chính ngạch do Bộ phối hợp Bộ NN-PTNT đang xây dựng. Bên cạnh việc nắm bắt nhu cầu thị trường, tổ chức sản xuất an toàn, quản lý chặt chẽ mã số vùng trồng, tỉnh nên quan tâm hơn tới các chuỗi liên kết, cũng như hỗ trợ kết nối, tổ chức các phiên giao thương, ký kết giữa HTX, hộ nông dân trên địa bàn với doanh nghiệp, siêu thị, bảo đảm ổn định thị trường.

 

Tại sự kiện, hàng chục HTX, doanh nghiệp đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ nhãn và nông sản Hưng Yên trong niên vụ 2022. Trên quan điểm đẩy mạnh công nghệ số, tăng cường dự báo thị trường, các bên cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ để mở rộng hơn nữa thị trường cho nông sản tỉnh, trong đó có quả nhãn.

 

Cuối buổi lễ, Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng lãnh đạo tỉnh Hưng Yên cắt băng xuất hành "Đưa Nhãn và nông sản Hưng Yên vào hệ thống phân phối" năm 2022.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Yên tâm canh tác nhờ nguồn nước Kênh Đông

Yên tâm canh tác nhờ nguồn nước Kênh Đông

TP.HCM Từ khi có nước Kênh Đông, toàn huyện Củ Chi đã khai hoang phục hóa, tháo chua, xổ phèn đồng ruộng, giúp nông dân mạnh dạn đầu tư sản xuất, chuyển đổi cây trồng.

Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Kiên Giang đóng cống âu thuyền vàm Bà Lịch để kiểm soát mặn

Kiên Giang đóng cống âu thuyền vàm Bà Lịch để kiểm soát mặn

Cống âu thuyền vàm Bà Lịch được đóng đến giữa tháng 5 để ngăn mặn xâm nhập, đảm bảo an toàn cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Công đoàn NN-PTNT Việt Nam phát động Tháng Công nhân và an toàn lao động

Công đoàn NN-PTNT Việt Nam phát động Tháng Công nhân và an toàn lao động

Sáng 24/4, tại Công đoàn NN-PTNT Việt Nam tổ chức phát động 'Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024'.

Xem thêm

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm