| Hotline: 0983.970.780

Cắt bỏ những thủ tục hành chính một năm chỉ có vài bộ hồ sơ

Thứ Hai 02/03/2020 , 13:53 (GMT+7)

Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) trọng tâm năm 2020.

Cán bộ Cục Bảo vệ thực vật tại Trạm Kiểm dịch thực vật Nội Bài làm thủ tục xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp. Ảnh: Nguyên Huân.

Cán bộ Cục Bảo vệ thực vật tại Trạm Kiểm dịch thực vật Nội Bài làm thủ tục xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp. Ảnh: Nguyên Huân.

Theo Vụ Tổ chức Cán bộ, năm 2020 Bộ NN-PTNT tập trung xây dựng văn bản gồm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Phòng chống thiên tai, Luật Đê điều và xây dựng, trình ban hành 5 Nghị định, 15 Thông tư.

Tiếp tục rà soát, cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực NN-PTNT theo hướng xã hội hóa, chuyển từ kiểm tra trước thông quan sang sau thông quan cũng như thống nhất một đầu mối quản lý hàng hóa kiểm tra chuyên ngành, từ đó loại bỏ các chi phí không chính thức cho doanh nghiệp.

Mục tiêu là đến hết năm 2020, thực hiện đầy đủ các cải cách về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, hoàn thành rà soát, cắt giảm thực chất 50% số mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng kiểm tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ NN-PTNT.

Năm 2020 là năm Bộ NN-PTNT thực thi đầy đủ trách nhiệm được phân công về kiểm tra chuyên ngành theo quy định của Chính phủ quy định thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN.

Với xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, triển khai các biện pháp, giải pháp xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, Bộ NN-PTNT sẽ sắp xếp lại tổ chức bộ máy, phấn đấu hoàn thành mục tiêu, tinh giản biên chế 10% giai đoạn 2015 - 2021.

Rà soát, xây dựng Đề án vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện phân loại viên chức theo vị trí việc làm và sắp xếp, bố trí lại cơ cấu viên chức theo hướng vị trí chuyên môn, nghiệp vụ chiếm tỷ lệ ít nhất 65% theo quy định.

Một mục tiêu quan trọng, khối lượng lớn trong năm 2020 Bộ NN-PTNT phải hoàn thành là cung cấp ít nhất 30% số dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết ở cấp độ 4, từ đó cho phép người dân, doanh nghiệp thanh toán không dùng tiền mặt.

Cán bộ Cục Thú y thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu qua dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: Nguyên Huân.

Cán bộ Cục Thú y thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu qua dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: Nguyên Huân.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn nhấn mạnh, dứt khoát các quy trình, thủ tục Bộ NN-PTNT được Chính phủ giao không được vượt quá mốc thời gian Luật quy định. Do đó, Cục Chăn nuôi hạn cuối cùng là ngày 15/3 phải xong việc chuẩn hóa công bố các thủ tục hành chính (TTHC) nội bộ, còn tất cả các đơn vị khác hạn cuối là ngày 30/3.

“Tôi là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước cấp trên, nếu đồng chí nào đứng đầu các đơn vị không hoàn thành được đúng mốc thời gian, công việc được giao nên tự giác nêu cao văn hóa từ chức. Trách nhiệm công việc phải rõ ràng như vậy chứ không có chuyện nay nêu khó khăn này, mai nêu khó khăn khác, hôm sau lại đổ do lỗi đường truyền hay hệ thống mạng. Tôi giao Văn phòng Bộ NN-PTNT là đầu mối đốc thúc, theo dõi, quản lý về tiến độ công việc các nhiệm vụ CCHC năm 2020 của các đơn vị trong Bộ”, Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn nói.

Thứ trưởng chia sẻ, đúng là sau khi tiến hành rà soát, cắt giảm hàng trăm TTHC và kiểm tra chuyên ngành đến nay một số đơn vị bắt đầu dư địa để cắt giảm không còn nhiều.

 “Cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, kiểm tra tra chuyên ngành không phải là giảm kiểu buông bỏ. Đất nước không phải là cái chợ kém chất lượng để ai muốn đưa sản phẩm nào vào cũng được, song việc quản lý, kiểm tra thông qua các TTHC phải thực sự văn minh, phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam.”

Do đó, Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn cho biết, qua theo dõi, đánh giá Bộ nhận thấy có những TTHC một năm chỉ vài bộ hồ sơ nên mạnh dạn cắt bỏ, không nên giữ khư khư làm gì.

Riêng với những thủ tục quan trọng, mang tính hàng rào kỹ thuật giúp đảm bảo an toàn, an ninh cho quốc gia không thể cắt bỏ, đề nghị các đơn vị tiến hành rà soát cắt giảm các công đoạn không thực sự quan trọng. Trong đó, tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để giảm bớt thời gian, quy trình, công sức, tiền bạc cho người dân và doanh nghiệp.

Xếp hạng Chỉ số CCHC Bộ NN-PTNT năm 2019

Theo kết quả công bố Chỉ số CCHC năm 2019 của Bộ NN-PTNT ban hành ngày 27/2/2020, Vụ Pháp chế xếp vị trí đầu tiên với số điểm 48,3/53, đạt tỷ lệ 91,13%. Tổng cục Lâm nghiệp đứng vị trí thứ 2 với với 72,8/80 điểm, đạt 91%. Vụ Kế hoạch đứng vị trí thứ 3 đạt 48,2/53 điểm, hoàn thành 90,94%.

Ba vị trí cuối cùng trong tổng số 21 đơn vị được đánh giá xếp loại chỉ số CCHC của Bộ NN-PTNT lần lượt là Vụ Quản lý doanh nghiệp đứng ở vị trí cuối cùng đạt 42,7/52 điểm, hoàn thành 82,12%. Vị trí áp chót là Vụ hợp tác Quốc tế đạt 42,1/51 điểm, hoàn thành 82,55%. Vị trí thứ 19 là Cục Quản lý xây dựng công trình 56,3/65 điểm, đạt 86,62%.

Bảng xếp hạng Chỉ số CCHC năm 2019 của 21 đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT. Ảnh. Nguyên Huân.

Bảng xếp hạng Chỉ số CCHC năm 2019 của 21 đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT. Ảnh. Nguyên Huân.

Kết quả đánh giá chỉ số hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với chất lượng dịch vụ công trực tuyến năm 2019 của Bộ NN-PTNT, cho thấy có 88,18% số người được khảo sát hài lòng.

Xếp hạng chỉ số hài lòng theo lĩnh vực đánh giá, kết quả khảo sát cho thấy lĩnh vực Trồng trọt nhận được sự đánh giá hài lòng của người dân, doanh nghiệp cao nhất trong số 7 đơn vị cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tiếp đó đến lĩnh vực Chăn nuôi và lĩnh vực Thú y.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp phải thực hiện khai báo, sửa hồ sơ trực tuyến nhiều lần, thậm chí rất nhiều lần; 2,1% số doanh nghiệp trả lời cho rằng công chức có gây phiền hà, sách nhiễu trong quá trình giải quyết công việc; 1,9% số phiếu trả lời cho rằng công chức gợi ý nộp thêm tiền ngoài phí, lệ phí theo quy định; 17,2% khẳng định cơ quan hành chính trả kết quả trễ hẹn.

Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản là lĩnh vực duy nhất không có hồ sơ trễ hẹn. Trong khi đó, đứng đầu danh sách trễ hẹn là lĩnh vực Thú y với 26,8% hồ sơ trễ hẹn, tiếp đó là lĩnh vực Chăn nuôi (20,4%) Lâm nghiệp (20%), Bảo vệ thực vật (12,5%), Thủy sản (9,8%), Trồng trọt (7,6%).

Trong số doanh nghiệp bị trễ hẹn, chỉ có 35,7% doanh nghiệp nhận được thông báo của cơ quan về sự trễ hẹn và 27,8% doanh nghiệp bị trễ hẹn nhận được thư xin lỗi của cơ quan về sự trễ hẹn.

Xem thêm
Bình Thuận có Tân Bí thư Tỉnh ủy

Ông Nguyễn Hoài Anh được Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Một làng nghề cây cảnh ở Hà Nội thu hút 200.000 lượt khách du lịch

Năm 2022, điểm du lịch làng quê Hồng Vân, huyện Thường Tín được Hà Nội công nhận OCOP 4 sao. Từ đó đến nay, xã đã đón khoảng 200.000 lượt khách du lịch.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất