| Hotline: 0983.970.780

Chăm lo sinh kế của người dân trong phát triển kinh tế rừng

Thứ Ba 28/03/2023 , 20:27 (GMT+7)

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị lo lắng việc trồng rừng gỗ lớn cần phải thực hiện trong một thời gian dài, đối tượng bị tác động chính là người dân.

Đoàn công tác do Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh dẫn đầu kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 13 của Ban Bí thư về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Cường Vũ.

Đoàn công tác do Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh dẫn đầu kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 13 của Ban Bí thư về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Cường Vũ.

Ngày 28/3, Đoàn công tác do Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về thực hiện Chỉ thị 13 của Ban Bí thư về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh Quảng Ninh.

Ông Cao Tường Huy - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết: Trong những năm qua, Quảng Ninh luôn xác định công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển du lịch, dịch vụ, phát triển kinh tế xanh, bảo vệ môi trường và đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn.

Chất lượng rừng ở Quảng Ninh không ngừng được nâng cao, thông qua việc tổ chức thực hiện có hiệu quả 38 đề án, dự án, chương trình, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, nâng tỷ lệ che phủ rừng đến nay lên 55%, đứng thứ 18/63 tỉnh, thành trong cả nước; trồng 3.816,91 ha rừng thay thế bằng các loài cây gỗ lớn, cây bản địa, cây ngập mặn; trồng mới và trồng bổ sung được 560 ha rừng ngập mặn thông qua dự án hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp.

Tỉnh đã xây dựng thí điểm áp dụng chính sách hỗ trợ cho các đối tượng trồng rừng sản xuất cây gỗ lớn, cây bản địa trên địa bàn thành phố Hạ Long và huyện Ba Chẽ; đến nay, đã có 896 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân tham gia trồng 1.718,73 ha rừng cây gỗ lớn, cây bản địa theo chính sách hỗ trợ của HĐND tỉnh.

Ông Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, đánh giá cao công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua. Quảng Ninh có hơn 422.000 ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm gần 70% diện tích tự nhiên của tỉnh, độ che phủ rừng duy trì ổn định 55%, hệ sinh thái rừng phong phú, đa dạng (cả trên cạn, ven biển và trên các đảo). Như vậy, tỉnh Quảng Ninh có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế từ rừng.

"Các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ ngày càng phong phú; các cơ sở chế biến lâm sản ngoài gỗ (nhựa thông, tinh dầu quế) tại Quảng Ninh ngày càng phát triển và mở rộng về quy mô, công suất, chuyển dần từ chế biến thô sang chế biến tinh nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng được nhiều thị trường tiêu thụ khó tính", Thứ trưởng cho hay.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đánh giá cao công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua. Ảnh: Cường Vũ.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đánh giá cao công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua. Ảnh: Cường Vũ.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị cũng thẳng thắn nhìn nhận còn một số hạn chế. Mặc dù diện tích rừng trồng khá lớn (gần 250.000 ha rừng trồng) nhưng hiệu quả kinh tế thấp do có tới 70% là cây keo, bạch đàn (rừng cây mọc nhanh). Các sản phẩm gỗ khai thác từ rừng hiện chủ yếu dùng làm nguyên liệu phục vụ chế biến thô (sản xuất dăm mảnh, ván bóc), gây ra sự lãng phí tài nguyên trong quá trình sử dụng rừng và đất rừng để phát triển kinh tế - xã hội. Đời sống người dân gần rừng còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ trưởng đặc biệt lưu ý với tỉnh Quảng Ninh, việc trồng rừng gỗ lớn và chuyển đổi loại rừng cần phải thực hiện trong một thời gian dài, đối tượng bị tác động chính là người dân. Do đó, ông đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh xác định xem xét có cơ chế chính sách triển khai trồng gỗ lớn ở những địa phương có quỹ đất lâm nghiệp lớn và có điều kiện thổ nhưỡng thích hợp để phát triển các loài cây gỗ lớn, cây bản địa có giá trị kinh tế cao.

Qua khảo sát một số mô hình bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn thành phố Hạ Long và nghe báo cáo của tỉnh, ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đánh giá cao những kết quả quan trọng và nổi bật mà tỉnh Quảng Ninh đạt được trong công tác phát triển và quản lý, bảo vệ rừng, đặc biệt là việc tổ chức triển khai đồng bộ, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước trong công tác bảo vệ, phát triển rừng; thực hiện hiệu quả chính sách giao đất, giao rừng cho người dân; việc ứng dựng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào bảo vệ và phát triển rừng một cách hiệu quả; chăm lo cho sinh kế của người dân trong phát triển kinh tế rừng; có nhiều cơ chế, chính sách tạo bước đột phá trong sản xuất lâm nghiệp, trồng rừng gỗ lớn, phát triển dược liệu…

Xem thêm
Xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD, kỳ vọng vào 2025

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tổ chức Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD năm 2024, kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn trong năm 2025.

Muốn khôi phục sản xuất cần giãn nợ, mở rộng chính sách bảo hiểm nông nghiệp

Khoanh nợ, giãn nợ, bổ sung gói vay mới, mở rộng chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất bền vững.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.