| Hotline: 0983.970.780

Chăn nuôi cừu ở miền Bắc: "Đèn xanh" đã bật

Thứ Năm 10/04/2008 , 07:00 (GMT+7)

Bao năm qua, con cừu ở Việt Nam chỉ gắn bó với vùng đất đầy cát và gió Ninh Thuận, Bình Thuận cùng một số tỉnh lân cận khác.

Thịt cừu từng bị người tiêu dùng ác cảm
Con cừu cũng từng chịu nỗi ác cảm của một số bộ phận tiêu dùng là thịt hôi, nên trong món ăn người miền Bắc ít khi có thịt cừu. Trong công tác thống kê và quản lý ngành chăn nuôi, con cừu thường bị xếp chung với con dê dù là 2 loài khác biệt nên các định hướng, chính sách khuyến khích cho riêng con cừu vừa ít vừa có thể không trúng lắm vì nó thường chịu quy hoạch chung với dê...

Gần đây, cùng với sự khó kiểm soát dịch bệnh ở nhiều vật nuôi mũi nhọn như lợn, gia cầm thì cừu và một số vật nuôi ăn cỏ như dê, thỏ lại được người tiêu dùng quan tâm lựa chọn, họ cho rằng đây là những nhóm thực phẩm “sạch”, thị trường tiêu dùng thế giới rất ưa chuộng, ở Việt Nam tại sao lại không?

Nhu cầu tiêu dùng tăng dẫn tới tăng nhu cầu chăn nuôi cừu của nông dân trên cả nước. Từ năm 1998, Trung tâm nghiên cứu dê thỏ Sơn Tây đã đưa cừu Phan Rang từ Ninh Thuận ra miền Bắc nghiên cứu khả năng thích nghi của chúng ở một số tỉnh với mong muốn góp phần làm thay đổi cơ cấu vật nuôi ở miền Bắc, tăng nguồn thu nhập cho các hộ nông dân. Sau 10 năm nghiên cứu, cừu Phan Rang đã chứng tỏ khả năng thích nghi tốt của mình ở vùng Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng. Đề tài đã được Viện Chăn nuôi Quốc gia và Cục Chăn nuôi công nhận là tiến bộ khoa học kỹ thuật. Điều này có nghĩa là con cừu đã có một chân trời mới.

Từ 65 con cừu ban đầu được đưa ra nuôi ở miền Bắc, sau 10 năm chúng đã tăng gấp 1.000 lần, tổng đàn cừu miền Bắc thống kê chưa đầy đủ hiện có khoảng 65.000 con, tập trung ở các tỉnh Hà Tây, Hải Dương, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Ninh Bình... Cũng trong suốt 10 năm, cừu chỉ mắc một số bệnh thông thường với tỷ lệ nhỏ song đều có phác đồ điều trị và thuốc đặc trị nên tỷ lệ chết rất thấp.

Thật không ai ngờ con cừu gắn bó với miền cát nóng ấy lại có thể thích nghi, sinh trưởng phát triển tốt ở các tỉnh phía Bắc, nơi có điều kiện khí hậu khá khác biệt với vùng Đông Nam bộ.

Chăn nuôi cừu đang là một nghề mới cho nông dân miền Bắc cho hiệu quả kinh tế khá cao. Theo điều tra thì lãi ròng trên mỗi con cừu cái sinh sản/năm là 841 nghìn đồng, thu nhập trung bình/ngày công là 57.653 đ. Mức thu nhập từ chăn nuôi cừu như vậy là rất khá trong khi cừu là loài dễ nuôi, khả năng tận dụng thức ăn rất cao, chịu đựng kham khổ và chống chịu bệnh tật tốt. Khối lượng cừu trưởng thành, con đực đạt 52 kg, con cái đạt 35 kg, tỷ lệ thịt xẻ đạt 40 -43%, tỷ lệ thịt tinh đạt 30%. Thị trường lại rộng mở, luôn hút hàng, giá mỗi kg thịt cừu hơi hiện nay cũng vào khoảng 40.000 - 45.000đ/kg. Thịt cừu ngon, giàu dinh dưỡng lại ít mỡ, hàm lượng cholesteron thấp cộng thêm tâm lý cừu chỉ ăn cỏ nên rất “sạch” vì thế thịt cừu đang được người tiêu dùng lựa chọn.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.