| Hotline: 0983.970.780

Chăn nuôi khốn khó tứ bề

Thứ Ba 03/08/2010 , 09:40 (GMT+7)

Trong khi dịch lợn tai xanh đang lan nhanh, uy hiếp nhiều vùng chăn nuôi trọng điểm ở phía Nam thì tại miền Bắc, người chăn nuôi vừa tạm bước ra khỏi dịch đã phải đối mặt với cả núi khó khăn nhằm khôi phục SX.

Trong khi dịch lợn tai xanh đang lan nhanh, uy hiếp nhiều vùng chăn nuôi trọng điểm ở phía Nam thì tại miền Bắc, người chăn nuôi vừa tạm bước ra khỏi dịch đã phải đối mặt với cả núi khó khăn nhằm khôi phục SX.

Nóng lòng chờ hỗ trợ tiêu hủy

Trang trại anh Tung (xã Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên) sau dịch 3 tháng vẫn bỏ trống.

Ngày 22/6/2010, tỉnh Hải Dương đã chính thức công bố hết dịch lợn tai xanh. Tuy nhiên đến thời điểm này, hầu hết các trang trại chăn nuôi lớn sau thiệt hại nặng nề của đợt dịch từ tháng 3 đến tháng 4 hầu như vẫn bỏ chuồng trống. Các chủ trang trại ở các vùng dịch Hải Dương, Hưng Yên cho biết, thị trường thịt lợn sau một thời gian “đóng băng” vì dịch tai xanh, giá tụt thê thảm xuống mức 27-28 nghìn đồng/kg hiện đã bắt đầu tăng trở lại tới 32- 33 nghìn. Anh Lê Văn Thành, một chủ trại có quy mô trên 1.000 đầu con tại xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang (Hải Dương) cho biết, với giá lợn thịt như hiện tại, người chăn nuôi bắt đầu có lãi ít nhất là 2 nghìn đồng/kg lợn hơi. Ông Thành cũng nhận định từ nay đến cuối năm, nhu cầu thịt lợn theo quy luật sau dịch có xu hướng tăng mạnh. Vì vậy, nhiều chủ trang trại lớn đều rất nóng lòng tái đàn. Tuy nhiên, các trang trại lớn gần như kiệt quệ sau dịch nên lực bất tòng tâm.

Nhìn hệ thống chuồng nuôi có khả năng đảm bảo thường xuyên cho trên 600 đầu lợn nhưng suốt hơn 3 tháng nay vẫn trống hoác, mạng nhện chăng đầy, ông Bùi Văn Nhiên, một chủ trang trại lợn thôn Mỹ Ân, xã Văn Tố (Tứ Kỳ, Hải Dương) chán nản cho biết, đợt dịch bùng lên hồi tháng 3/2010 đã cơ bản quét sạch đàn lợn hơn 500 con. Ngoài một số lượng lớn lợn con chết rải rác phải đem chôn, tổng số lợn phải tiêu hủy của trang tại ông Nhiên lên tới trên 14 tấn, chiếm gần nửa tổng đàn lợn phải chết vì dịch toàn xã Văn Tố. Thiệt hại tính sơ cũng ngót tỉ đồng. Nguy hiểm nhất là đàn lợn nái và lợn giống hậu bị gần như bị xóa sổ nên hiện không tìm đâu ra nguồn giống nuôi mới. Số lợn nái còn lại chỉ vỏn vẹn chục con, cộng với ngót trăm con lợn choai chưa kịp hoàn hồn sau dịch thì lại dính phải nạn cắt điện liên miên đúng vào dịp nắng nóng kinh hoàng nhất. Tính sơ sơ, mỗi ngày trang trại ông Nhiên tốn ít nhất 150 nghìn tiền dầu chạy máy phát điện, mà chạy miết suốt 2 tháng ròng.

Cụt vốn, ông Nhiên chỉ còn biết trông chờ vào tiền nhà nước hỗ trợ của 14 tấn lợn đã tiêu hủy, với giá 25 nghìn đồng/kg đối với lợn nái và 18 nghìn đồng/kg đối với lợn thịt để khôi phục đàn nuôi. Thế nhưng nói về khoản tiền này, ông Nhiên thở dài ngán ngẩm: “Nghe đâu họ bảo sau 1 tháng công bố hết dịch trong tỉnh thì sẽ có tiền hỗ trợ. Tuy nhiên đến nay Hải Dương đã công bố hết dịch gần tháng rưỡi rồi nhưng vẫn chẳng thấy tiền đâu. Mình mang tiếng là trang trại lớn nhưng thực ra...ăn đong từng lứa lợn, bán lứa này gối lứa kia. Bây giờ vốn liếng đổ hết vào đàn lợn đã đi đời vì dịch rồi, dù có nóng ruột tái đàn cũng lấy đâu ra tiền đầu tư tiếp? Lên ngân hàng năm lần bảy lượt họ bảo ngay không giải ngân. Nhưng mình biết thừa là nhìn mấy vụ dịch dã vừa qua, họ ngán cánh chăn nuôi đến tận cổ...”.

Theo tính toán của ông Nhiên thì để kịp có lợn xuất chuồng vào cuối năm nay, lại vừa đảm bảo an toàn phòng dịch thì chỉ còn nước đi mua lợn giống trực tiếp cỡ lớn như của Cty CP. Tuy nhiên do nhu cầu vào giống sau dịch nên khoảng 10 ngày trở lại đây, giá lợn giống cũng tăng chóng mặt. Việc tái đàn bằng cách mua lợn giống theo ông Nhiên là không khả thi vì chi phí bị đội lên rất cao. Bên cạnh đó, các Cty cung ứng lợn giống lại không bán chịu nên đành “bó tay”. Vì vậy về lâu dài, để đảm bảo nguồn giống thường xuyên thì chỉ còn cách mua lợn giống hậu bị, và phải nuôi 5-6 tháng sau mới có thể có nguồn giống mới.

Chuồng trại trống không.
Tuy nhiên, cái khó nữa là thời điểm này, một con lợn giống nái hậu bị siêu nạc giá đã tăng từ khoảng 750 nghìn đồng/con lên 820-830 nghìn đồng/con. Với nhu cầu cần thêm ít nhất 40 đầu lợn hậu bị để khôi phục đàn nuôi, cộng với chi phí từ 5-6 tháng cho tới lúc lợn hậu bị đẻ con giống thì cần không dưới 400 triệu đồng. Hướng đi là vậy, nhưng nói như ông Nhiên thì “cái khó bó cái khôn”, trước mắt chỉ còn biết...tiếp tục bỏ chuồng trống.

Giá TĂCN: Hết dịch là hết khuyến mãi!

Cùng thiệt hại nặng nề với toàn bộ hơn 500 đầu lợn thịt  phải tiêu hủy vì dịch nhưng trang trại của anh Tung, thôn Quang Trung, xã Lạc Hồng (Văn Lâm, Hưng Yên) thời điểm này vẫn may mắn giữ lại được hơn 80 con lợn nái. Anh Tung bảo, cái khó về giống đối với anh không đáng lo, vì số lợn nái còn lại hiện vẫn sinh sản. Nếu thuận lợi thì chỉ 2 tháng nữa là có thể khôi phục lại được đàn nuôi mới. Tuy nhiên, để duy trì được đàn lợn nái này hiện mỗi tháng anh phải chi không dưới 60 triệu tiền cám.

Anh Tung ái ngại cho biết, từ đầu năm 2010 đến nay trang trại chỉ có bỏ tiền đầu tư ra ào ào mà chưa thu được một xu nào. Ngay như 80 con lợn nái mỗi tháng ngốn hết 60 triệu tiền cám anh vẫn phải chạy ngược chạy xuôi vay nợ để mua từng xe cám. Vì thế cái mà anh Tung ngại nhất là liệu thời gian tới, giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) có “nhảy nhót” liên tục như từ đầu năm đến nay hay không. Anh Tung khó hiểu nhận xét: Mặc dù “cầu” TĂCN từ đầu năm đến nay giảm mạnh do đàn lợn tụt mạnh vì dịch tai xanh.

“Lúc có dịch, “cầu” TĂCN giảm mạnh, người chăn nuôi thiệt hại nhưng chúng tôi bảo họ giảm giá cám thì họ không bao giờ chấp nhận, vì sau này tăng giá trở lại rất khó. Vì vậy, họ kích thích tiêu thụ để giữ lượng bán ra bằng cách khuyến mãi. Chẳng hạn như mua 20 bao được khuyến mãi 1 bao. Bây giờ hết dịch, là họ cắt ngay khoản khuyến mãi này”-anh Tung bức xúc.

Bên cạnh đó, giá lợn hơi cũng tụt mạnh từ 34- 35 nghìn đồng xuống 27-28 nghìn đồng/kg vì dịch tai xanh trong một thời gian dài. Tuy nhiên, giá TĂCN thì vẫn tăng đều đều. So với đầu năm 2010, đến nay giá cám đã tăng ít nhất 3 lần, mỗi lần tuy chỉ nhỏ giọt 2- 3 trăm đồng/kg nhưng tính ra, mỗi bao (25kg) đã tăng từ 15 đến 20 nghìn đồng. Theo anh Tung thì với giá TĂCN như hiện tại, người chăn nuôi vẫn có lãi nhưng trừ tất tần tật thì cùng lắm chỉ được 100-150 nghìn đồng/đầu lợn xuất chuồng (trọng lượng 90-100kg). Còn nếu thời gian tới, giá TĂCN vẫn đều đặn, mà giá thịt lợn giảm xuống dưới 31 nghìn đồng/kg thì xem như lỗ.

Anh Tung cho rằng: Rõ ràng, chăn nuôi là thị trường của DNSX TĂCN. Thế nhưng trong khi người chăn nuôi điêu đứng vì dịch bệnh, “cầu” thức ăn giảm đi nữa thì DNSX TĂCN vẫn bình chân như vại và tăng giá đều đều.  Lí do mà họ tăng giá là do nguyên liệu SX TĂCN tăng thì họ phải tăng. Điều này cho thấy họ không bao giờ chịu lỗ.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm