| Hotline: 0983.970.780

Chẳng khác ruồi

Thứ Ba 03/04/2012 , 11:09 (GMT+7)

Những Cty giống tên kêu boong boong ngỡ chất lượng vàng ngọc. Những công ty giống chồng giám đốc, vợ phó giám đốc, chẳng có bóng một nhân viên. Những công ty giống xưởng chẳng có, kho tàng cũng không, vài máy dán bao cũ mèm cùng chiếc quạt hòm đáng đưa vào bảo tàng

Những công ty giống tên kêu boong boong ngỡ chất lượng vàng ngọc. Những công ty giống chồng giám đốc, vợ phó giám đốc, chẳng có bóng một nhân viên. Những công ty giống xưởng chẳng có, kho tàng cũng không, vài máy dán bao cũ mèm cùng chiếc quạt hòm đáng đưa vào bảo tàng…

>> ''Loạn'' cung ứng giống lúa ở Quảng Ngãi
>> Vị đắng của nền nông nghiệp phụ thuộc

Đã thành một quy luật chung, bên cạnh một công ty giống lớn bao giờ cũng bị ăn theo bởi hàng chục công ty giống cỡ mini, siêu mini được đẻ ra bu quanh như ruồi nhằm trục lợi. Ví dụ ven trục đường Giáp Hải thành phố Bắc Giang và vùng phụ cận, nơi đóng đô của Cty CP Giống cây trồng Bắc Giang có cỡ 7-8 công ty như vậy.


Trong kho một cty chỉ có vài vật dụng đóng gói thô sơ

Những cái tên rất kêu, rất gợi như Cty CP Giống cây trồng vật nuôi và công nghệ nông nghiệp miền Bắc, Cty CP Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Trung ương, Cty Giống cây trồng Hà Bắc… Trụ sở phần đa là nhà riêng. Chị Nguyễn Thị Phi Phượng -Giám đốc Cty CP Giống cây trồng vật nuôi và Công nghệ nông nghiệp miền Bắc cho biết hầu hết những người lập cty giống tư nhân trước đều là cán bộ Cty CP Giống cây trồng Bắc Giang.

Họ rời đi lẻ tẻ, từng cặp hoặc cả một chùm. Đỉnh điểm như năm 2009 có 8 người trong phòng kinh doanh rời bỏ cơ quan, góp hơn 1 tỉ lập một lúc 2 công ty mới toanh toành: Công ty CP Giống cây trồng vật nuôi và Công nghệ nông nghiệp miền Bắc, Công ty CP Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Trung ương. Theo chị Phượng dù có những cái tên khá “nhạy cảm” nhưng khi xuống làm việc với Sở Kế hoạch Đầu tư Bắc Giang đăng ký thành lập cũng không có vướng mắc gì (?).

Chuyện chỉ đến hồi gay cấn khi ký hợp đồng bán giống với huyện Lục Nam, biết sự khác nhau giữa hai cái tên trung ương, nông dân nằng nặc đòi lấy giống của "Trung ương Hà Nội" (Cty CP Giống cây trồng Trung ương, một đơn quá nổi tiếng trong làng giống) chứ không phải "Trung ương Bắc Giang". 


Giống là đầu vào rất quan trọng của nông nghiệp

Dân đã yêu cầu, Phượng đành phải liên hệ trực tiếp Cty CP Giống cây trồng Trung ương tại Hà Nội: “Tôi phải đến từ 6 h sáng chầu chực ở Cty CP Giống cây trồng Trung ương để lấy giống nhưng bị lãnh đạo ở đây bảo: Em lấy giống của chị sau một hai vụ để em đưa giống TW của em vào phải không? Tôi bảo đúng là như thế. Bà Giám đốc nghe thấy thế liền từ chối khéo: "Hàng của chị chỉ để ưu tiên khách hàng cũ chứ không còn phân phối cho khách hàng mới”. Tôi mới lý luận rằng: “Nếu không có khách hàng mới liệu chị có khách cũ không? Chị không nên lo trùng tên hai cty bởi chị tên là Liên thì đất nước này thiếu gì người tên là Liên, cũng như em tên Phượng thiếu gì người tên là Phượng”…

Chị Phượng đã hai lần đứng tên Giám đốc cty giống bởi một nhẽ: “Lúc đầu tôi đứng tên Cty CP Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Trung ương làm mảng lúa còn anh Ngọ đứng tên Giám đốc Cty CP Giống cây trồng vật nuôi và Công nghệ nông nghiệp miền Bắc làm mảng giống màu. Đến khi Ngọ bảo thích làm mặt hàng lúa nên đổi sang bên đấy, tôi nhảy sang bên này. Cty hiện giờ của tôi chỉ tập trung vào mặt hàng lạc, đỗ với sản lượng cung ứng mỗi năm chừng 200 tấn.

 

Vậy các cty giống mini và siêu mini có chiêu trò gì? 
Họ chỉ cần mua vài tấn giống có giấy tờ nguồn gốc xuất xứ rồi phối trộn với giống kém chất lượng. Cơ quan chức năng kiểm tra, vẫn trình giấy tờ đầy đủ. Lợi nhuận từ những kg giống vênh lên này rất lớn nên người nghỉ hưu, người dính kỷ luật vì gian lận tài chính, người xin bỏ dở chừng để thành lập cty riêng. Ngay cả những cán bộ đang làm việc ở Cty CP Giống cây trồng Bắc Giang cũng bị câu kéo ra làm ngoài với thu nhập hấp dẫn, với cơ chế thoáng hơn. Không ít người đã lung lay trước chiêu “rắc thính”, buông cần này của các cty kiểu ruồi này.

Liên quan đến cái tên Cty Miền Bắc, anh Tường khi đó còn là Phó Giám đốc Cty CP Giống cây trồng miền Bắc dưới Hà Nội thắc mắc với tôi là sao lắm cty mang tên miền Bắc thế? Tôi mới nói vui rằng, cty của anh ra đời trước là miền Bắc đực, còn của em ra đời sau là miền Bắc cái”. Nghe đến đây, tôi chợt nhớ đến chi tiết trong phim Tôn Ngộ Không về cái thực thực, giả giả hồ lô đực, hồ lô cái, cười đến lồng ruột.

Đại bản doanh của Cty CP Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Trung ương thuê ở một góc trong Cty Rau quả Bắc Giang với tấm biển chỉ dẫn con con đóng ở góc cầu thang. Tiếp chuyện tôi là Lương Cao Cường - Phó Giám đốc. Anh thông tin: “Đơn vị chúng tôi có 16 người với mặt hàng kinh doanh là các “giống xã hội chủ nghĩa” tức những giống thuần không bản quyền như Khang Dân, Q5, DV, Bao Thai, CR203…

Các cty nhỏ muốn cạnh tranh vùng sản xuất với cty lớn phải có cơ chế thanh toán nhanh gọn. Không phải cty nhỏ nào cũng có khả năng làm thương hiệu, thâm nhập thị trường mà có đơn vị chuyên sản xuất bao to 50 kg, bán cho cty khác để sang tên như Cty Tân Phát chẳng hạn”.

Liên quan đến cái tên, địa chỉ rất dễ gợi sự nhầm lẫn với một “người khổng lồ” của ngành giống, vị Phó Giám đốc cty tí hon bộc bạch: “Lúc đầu cty chúng tôi do Sở Kế hoạch Đầu tư Bắc Giang cấp giấy phép, trụ sở đặt ở Bắc Giang, sau đó do nhu cầu của thị trường, tên Trung ương phải gắn ở Hà Nội, phải Thủ đô cơ nên mới chuyển trụ sở lên đó. Thực ra ngoài đấy chỉ có một kế toán và văn thư còn mọi hoạt động chủ yếu vẫn ở trên này. Chúng tôi mới thành lập Cty CP phân bón Hà Bắc cũng đặt ở Hà Nội để sản xuất NPK với công thức trên 18% nên doanh nghiệp được tự chịu trách nhiệm công bố trên bao bì, được phép lưu hành trên toàn quốc, không phải nằm trong danh mục. Sở dĩ phải làm cả mảng phân bón bởi chúng tôi muốn khép kín thời gian của cán bộ, hết thời vụ bán giống lại bán phân”.

Hứng chịu sự cạnh tranh gay gắt nhất, cảm thấy sức nóng phả sau gáy đến hầm hập của các cty giống siêu mi ni chính là Cty CP Giống cây trồng Bắc Giang. Cty này có 60 cán bộ, có 2 đơn vị trực thuộc gồm Xí nghiệp Giống cây trồng Phi Mô và Trung tâm Nghiên cứu Kiểm nghiệm Giống Tân Dĩnh, có 3 cửa hàng. Cty cũng vừa nâng cấp phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia, nghiên cứu chuyên sâu chọn tạo ra những giống lúa thuần khá triển vọng như BG1, BG6. Cách đây một thời gian Cty CP Giống cây trồng Bắc Giang từng khốn khổ bởi Cty Hồng Hảo trắng trợn làm giả thương hiệu giống CR 203 của mình.

Sau bao công sức rình bắt, lực lượng chức năng thu được vài tạ hàng giả nên chỉ xử phạt được hành chính. Doanh nghiệp vi phạm vẫn nhơn nhơn tồn tại như một cái gai thách thức dư luận. Trò chuyện cùng tôi, giám đốc Trần Văn Sơn bức xúc: “Không có điểm sản xuất, không có sơ sở vật chất mà các cty nhỏ vẫn có giống vậy tôi hỏi anh giống gốc họ nhập ở đâu? Giờ rất hiếm các đơn vị bán siêu nguyên chủng.


Xưởng đóng gói của công ty Hồng Hảo

Nguyên nhân thành lập cty mini theo tôi có rất nhiều nhưng tựu chung lại họ đều là người trong ngành, nắm rõ khách hàng, thuộc cơ bản cách sản xuất… Làm nghiêm túc từ giống gốc G0 lọc ra G1, lọc ra G2, lọc tiếp nhân ra thành siêu nguyên chủng. Phải có đội ngũ cán bộ kỹ thuật đông đảo (như Cty CP Giống cây trồng Bắc Giang có 30 kỹ sư, thạc sĩ để đảm nhiệm công việc này), trải qua nhiều khâu tuyển chọn khắt khe, tốn lắm đầu tư chất xám nên 1 kg giống chuẩn giá thành phải cao”.

Cty lớn đầu tư vùng sản xuất, giống cho chịu, hướng dẫn kỹ thuật không công, kỹ sư nằm vùng ba cùng với nông dân nhưng lắm lúc rơi vào cảnh “cốc mò, cò xơi”. Đến thời vụ dù công ty lớn có bắc loa kêu gọi, có tung người xuống cảnh giới thì phổ biến vẫn mất từ 1/3-1/2 sản lượng vào tay các đối thủ siêu nhỏ với những chiêu đong thóc vô cùng giảo hoạt.

Trước thời vụ, cty lớn công bố giá, các lâu nhâu chỉ chờ có thế đánh thẳng vào điểm yếu này. Thường bao giờ giá họ cũng chào thấp hơn 500-1.000đ/kg mà hàng thì vô cùng phong phú. Vụ này thiếu cái gì dù không sản xuất họ cũng có ngay trong khi các cty lớn hàng trong kho đã hết là chỉ đứng ngoài cuộc nhìn lửa cháy. Ví dụ như ở mấy tỉnh miền núi vừa rồi sốt giống DV108, rất nhiều cty mini tung giống bán ào ào dù chẳng bao giờ thấy sản xuất hay liên kết sản xuất với đơn vị nào. Ăn xổi ở thì như vậy nên trước kia các sản phẩm của cty mini còn được bán trong tỉnh nhưng đến vụ xuân vừa rồi gần như không còn xuất hiện trên thương trường mà toàn “quăng lựu đạn” cho vùng xa.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm