| Hotline: 0983.970.780

Chất cải tạo đất SEA giúp sầu riêng Phú Quốc phát triển tốt

Thứ Năm 13/10/2022 , 16:00 (GMT+7)

Nhiều năm gần đây đảo Phú Quốc (Kiên Giang) đã phát triển mạnh trồng cây ăn trái trên nền tảng đất cây tiêu kém hiệu quả, trong đó sầu riêng được người dân trồng nhiều.

Empty

Anh Trần Hiếu Thiện bên vườn sầu riêng 5 năm tuổi đang chuẩn bị xử lý ra bông. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Vì hiện nay nhiều nhà vườn trồng cây ăn trái ở đảo Phú Quốc rất có ý thức và áp dụng sản xuất theo hướng hữu cơ, vừa đảm bảo cây phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Nông sản làm ra có chất lượng an toàn gắn với du lịch sinh thái miệt vườn cho khách tham quan, vừa tạo gia tăng giá trị nông sản làm ra gấp 2-3 lần so với cách sản xuất truyền thống.

Anh Trần Hiếu Thiện, ở ấp Suối Mây, xã Dương Tơ, TP Phú Quốc là người tiên phong đưa cây sầu riêng về trồng tại đất đảo Phú Quốc. Hiện anh là chủ nhân của mô hình 8 công trồng sầu riêng Ri6 theo hướng hữu cơ 100%.

 Anh Thiện cho biết, so với những giống sầu riêng khác thì giống sầu riêng Ri6 có ưu điểm hơn hẳn, vì cơm vàng, dày và ráo, hạt lép, mùi thơm đặc trưng, ngọt vừa phải có vị béo. Đặc điểm nổi bật sầu Ri6, khi trái non sẽ có hình dạng thuôn tròn, da xanh, các gai nhỏ và khít. Khi chín trái sẽ có trọng lượng tầm 3 – 5kg, các múi nở to, rõ ràng, có gai thưa, vỏ sầu riêng vẫn giữ được màu xanh đẹp mắt và hơi sẫm. Những trái chín thường sẽ khó nứt vỏ nhưng dễ tách múi.

“Hiện tại, trồng sầu riêng Ri 6 theo hướng hữu cơ không lo về đầu ra vì sản lượng chưa đủ nhu cầu cho người tiêu dùng tại địa phương và khách du lịch”, anh Thiện khẳng định.

Anh Thiện sử dụng sản phẩm chất cải đất SEA cho 8 công vườn sầu riêng đang mang lại hiệu quả cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.SEA 

Anh Thiện sử dụng sản phẩm chất cải tạo đất SEA cho 8 công vườn sầu riêng đang mang lại hiệu quả cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nói về cái duyên trồng sầu riêng hữu cơ trên “đảo ngọc” anh Thiện chia sẻ, quê trước đây ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang vào năm 2014 sang Kiên Giang cùng bạn bè đi theo tàu đánh cá thuê ở Phú Quốc và gặp nghiệp cưới vợ ở đây.

Sống bên vợ, được cha mẹ vợ thương cho 8 công vườn để làm ăn ra riêng. Lúc đầu, 8 công đất bỏ hoang chủ yếu trồng cây tạp và ít cây sim rừng nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2017 anh tình cờ tìm trên mạng Internet thấy ở Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Nai và Lâm Đồng…nông dân trồng sầu riêng sử dụng chất cải tạo đất SEA của Công ty Nguyễn Thanh Hải sản xuất rất hiệu quả giúp đời sống kinh tế cho nhà vườn có nguồn thu nhập ổn định sau 4-5 năm trồng là cho trái.

Từ hiệu quả kinh tế đó, anh đã bỏ chi phí ban đầu hơn 200 triệu đồng đi vào đất liền mua cây giống, cải tạo đất, lên bờ trồng 150 gốc sầu riêng. Bên cạnh đó anh còn xây dựng hệ thống tưới phun tự động cho từng gốc sầu riêng khá hiện đại. Các hệ thống tưới phun của anh đều thiết kế bằng công nghệ 4.0, điều khiển từ xa bằng điện thoại thông minh, để tưới nước và phun phân đều được. 

Ban đầu chưa nắm vững kỹ thuật, anh đã liên hệ nhân viên kỹ thuật của Công ty Nguyễn Thanh Hải hướng dẫn cách sử dụng SEA để cải tạo đất ban đầu cho hiệu quả trước khi xuống giống không làm chết cây. Khi xuống giống hơn 3 tháng anh tiến hành cho tưới SEA theo tỷ lệ 1/40 (tức 5 lít SEA pha với 200 lít nước tưới cho vườn sầu riêng). Đối với cây sầu riêng chưa cho trái bình quân 1 năm phun SEA cho góc 3-4 lần theo tỷ lệ pha 1/40, còn phun lên lá pha tỷ lệ 1/80 cũng phun 3-4 lần/năm cho cả vườn. Bên cạnh đó còn kết hợp bón phân hữu cơ sẽ giúp cây xanh tốt bền lâu, giảm được sâu bệnh. Riêng đối với vườn sầu riêng bắt đầu cho mang trái, bình quân mỗi năm phải tăng cường phun SEA qua gốc 4-6 lần cũng theo tỷ lệ 1/40, phun đều cho cả vườn.

Empty

Hiện tại, trồng sầu riêng Ri 6 theo hướng hữu cơ không lo về đầu ra vì sản lượng chưa đủ nhu cầu cho người tiêu dùng tại địa phương và khách du lịch. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Chia sẻ về kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây sầu riêng, anh Thiện cho biết, sầu riêng là một trong những loại cây khó tính, nhưng khi đã hiểu chúng thì rất dễ. Bởi hiện tại vườn sầu riêng của anh được 5 năm tuổi, sản xuất theo hướng hữu cơ nhờ sử dụng 100% chất cải tạo đất SEA và nói không với phân thuốc hóa học. Hiện tại vườn sầu riêng của anh Thiện, phát triển xanh tốt, lá dày, ít bị sâu bệnh tấn công, đọt ra nhiều và chuẩn bị làm bông cho trái.

“Do mình sản xuất sầu riêng theo phương pháp hữu cơ nên trong vườn thu hút rất nhiều ong, bướm, kiến vàng và các sinh vật có lợi khác để tiêu diệt các sinh vật có hại khác. Chính vì vườn sầu riêng rất ít sử dụng phân thuốc, nhưng vườn luôn xanh tốt và rất ít sâu bệnh tấn công” anh Thiện nói.

Năm rồi do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, vườn sầu riêng cho ra trái chiến, anh chỉ để 1 cây từ 2-5 trái để chào hàng bán, nhưng khách hàng rất ưa chuộng bởi sầu riêng trồng hữu cơ cho trái to, tròn đều, ít sâu bệnh. Còn cơm sầu riêng ngọt thanh, béo và dẻo…chính vì vậy năm nay, vườn sầu riêng 8 công của anh Thiện đang dưỡng cây và xử lý cho trái vào dịp sau tết, kỳ vọng sẽ bán có giá cao.

Empty

Hệ thống phun nước tưới vườn sầu riêng tự động. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Từ thành công bước đầu, anh Thiện bộc bạch: “Do mình thích sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ hơn sẽ tạo ra sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường. Còn sản xuất theo hướng hóa học, phung, bón nhiều phân thuốc vừa tốn chi phí cao mà hiệu quả không bền”.

Anh Thiện còn đưa ra minh chứng, hồi nhỏ tôi cùng cha tôi trồng đậu bắp ở quê Thoại Sơn, sản xuất theo hướng hóa học, khi phun thuốc, bón phân vào càng nhiều thì cây lá phát triển nhanh, lại xuất hiện sâu bệnh nhiều và cuối cùng năng suất không cao hơn bao nhiêu. Trong khi đó, nông dân kế bên nhà họ sản xuất theo hướng hữu cơ (bón phân chuồng kết hợp phân rơm) cây đậu bắp phát triển rất bền lại ít sâu bệnh. Trong khi đó ruộng trồng đậu bắp nhà tôi chỉ thu hoạch trái kéo dài từ 25-30 ngày đã tàn trái, còn ruộng đậu bắp trồng hữu cơ vẫn cho thu hoạch kéo dài thêm 1-1,5 tháng nữa mới tàn trái.

Empty

Sản xuất sầu riêng theo phương pháp hữu cơ nên trong vườn thu hút rất nhiều ong, bướm, kiến vàng và các sinh vật có lợi khác để tiêu diệt các sinh vật có hại khác. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, ước tính hiện có 10.000ha đất trồng cây ăn trái, tương đương 2 lần diện tích trồng hồ tiêu.

Cây chủ yếu được trồng trong vòng 4 năm trở lại đây, trên cơ sở cải tạo vườn tạp với một số giống cây ăn quả chủ lực như: sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, chuối, sắp tới còn có thêm thanh long, bòn bon, ổi không hạt… Qua mô hình trồng sầu riêng của anh Thiện, bước đầu cho thấy sầu riêng có khả năng thích nghi, sinh trưởng, phát triển tốt, chất lượng trái ngon khi trồng ở điều kiện thổ nhưỡng của Phú Quốc.

Trong tương lai cây sầu riêng sẽ góp phần bổ sung giống cây trồng mới vào cơ cấu cây ăn trái của đảo Phú Quốc. Với hiệu quả kinh tế mang lại, sầu riêng chứng tỏ là loại cây ăn trái phù hợp với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện, góp phần tích cực vào việc xây dựng khu du lịch sinh thái trên “đảo ngọc”.

Xem thêm
Tiềm năng làm sạch đất trồng nhiễm Cadimi nhờ sức mạnh của thực vật

Một số loài cây có thể hút và lưu giữ kim loại nặng, gồm chì, Cadimi, asen… không chỉ giúp làm sạch đất ô nhiễm mà còn cho phép thu hồi các kim loại quý.

Những cánh đồng không virus ở xứ sở ngàn hoa

Nỗi ám ảnh về các loại bệnh do virus gây ra trên các vườn hoa, cây ăn trái đã được giải quyết, mang lại những mùa vụ thắng lợi cho nông dân.

Doanh nghiệp đồng loạt kiến nghị về thuế khô dầu đậu tương

Nhiều doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi vừa cùng gửi văn bản nêu những vướng mắc về mã số hàng hóa của mặt hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio Hàn Quốc

Toàn Thắng Corporation và Hannam Bio sẽ hợp tác trong phát triển sản xuất vi sinh vật có lợi, tăng năng lực cạnh tranh, đóng góp vào sự phát triển bền vững ngành thủy sản.