| Hotline: 0983.970.780

Bí quyết sử dụng chất cải tạo đất SEA cho chôm chôm sai, trái to

Thứ Năm 21/07/2022 , 12:52 (GMT+7)

Nhờ sử dụng chất cải tạo đất SEA, vườn chôm chôm 40 gốc của anh Trần Như Phước Duy ở xã Bình Hòa Phước (Long Hồ, Vĩnh Long) cho sai trái, trái to, cơm dày.

Anh Duy cho biết, từ khi dùng SEA cho vườn chôm chôm giúp cây ít sâu bệnh, dù anh không sử dụng phân thuốc hóa học. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Anh Duy cho biết, từ khi dùng SEA cho vườn chôm chôm giúp cây ít sâu bệnh, dù anh không sử dụng phân thuốc hóa học. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tuần qua, tôi mê tít khi được dịp tham quan khu vườn 2.500m2 của anh Trần Như Phước Duy ở ấp Phú An 2, xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Khu vườn này, anh trồng gần 50 gốc chôm chôm Thái đã 5 năm tuổi và một số ít cây nhãn xuồng cơm vàng, mít Thái xung quanh bờ đê.

Nhìn cây nào cũng xanh tốt tôi thầm nghĩ chắc chủ vườn phải tốn nhiều tiền mua phân bón, công chăm sóc lắm. Nhưng điều tôi nghĩ hoàn toàn trái ngược với những gì anh chia sẻ. Anh nói vốn là dân kinh doanh nên bận rộn lắm, thật sự thì để hẹn đến chơi nhà anh tôi cũng phải hẹn trước, nên không dành nhiều thời gian để chăm sóc cây. Vì vậy, trước đây vườn cây của nhà èo uột lắm. Ba năm nay, từ hồi anh được giới thiệu sử dụng chất cải tạo đất SEA của Công ty TNHH MTV Thương mại Nguyễn Thanh Hải để tưới cho cả vườn thì cả khu vườn như thay chiếc áo mới.

“Khi mình chưa có sử dụng SEA, cây ra tược không dài, lá không mập, lá không xanh như vậy đâu. Nếu muốn lá xanh phải rải nhiều phân lân, đạm, kali. Khi xài SEA rồi, mình giảm bớt được hàm lượng phân hóa học rất nhiều, thậm chí mỗi năm rải chỉ có 2 lần phân hữu cơ mà cây vẫn xanh tốt, ít sâu bệnh và cho trái sai”, anh Duy nói.

Trái chôm chôm vỏ dày, cơm dày, ăn ngon. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trái chôm chôm vỏ dày, cơm dày, ăn ngon. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Khi hạn chế nhiều phân hóa học thì anh sẽ bón bù lại bón nhiều phân hữu cơ hơn. Mỗi cơi đọt anh bón 2-3 kg phân hữu cơ trên gốc. Bắt đầu cơi đọt thứ 4 thì xử lý cho ra hoa. Đến khi cây vừa hoàn chỉnh bông rồi thì anh bắt đầu tưới SEA trở lại để cho bộ rễ của cây phục hồi.

Anh Duy chia sẻ thêm: “Khi mình xử lý cho ra hoa, bắt buộc phải xiết nước cho khô, do đó rễ cây hư hết, lúc đó mình đưa SEA vô để cho rễ phục hồ để cây đủ sức nuôi trái. Trong quá trình nuôi trái mình bổ sung phân hoá học cho cây đủ dinh dưỡng”,

Điều anh tâm đắc nhất khi sử dụng chất cải tạo đất SEA đó là càng sử dụng càng tiết kiệm chi phí lớn trong thời kỳ giá vật tư như phân bón và thuốc BVTV, xăng dầu đang tăng cao. Năm qua, anh chỉ sử dụng SEA khoảng 3 lần cho cả vụ. Tính ra, mỗi cây, anh sử dụng chắc khoảng 250ml (nguyên chất) chất cải tạo đất SEA. Anh nói, thời gian đầu sử dụng nhiều nhưng càng xài đất đã quen, giúp cải tạo tốt rồi và về sau sẽ sử dụng ít lại nên càng tiết kiệm chi phí, nhưng mang lại hiệu quả cho cây trồng rất tốt.

Nhờ sử dụng chất cải tạo đất SEA đã giúp trùn đất xuất hiện nhiều làm đất càng tơi xốp và có nhiều dinh dưỡng trong đất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhờ sử dụng chất cải tạo đất SEA đã giúp trùn đất xuất hiện nhiều làm đất càng tơi xốp và có nhiều dinh dưỡng trong đất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mặt khác, anh táo bạo quyết định không sử dụng thuốc BVTV cho cả khu vườn cây ăn trái của mình, mà canh tác theo kiểu tự nhiên. Anh chia sẻ, dù vườn có một trái cây bị bệnh nhưng vẫn ở mức tỷ lệ cho phép. Nhưng quan trọng, trái cây luôn đảm bảo an toàn được bạn bè, doanh nghiệp kinh doanh trái cây rất thích và mua ở giá cao hơn so với các vườn khác sử dụng phân thuốc hóa học. Mỗi năm có vài tấn hàng nhưng đều đã được đặt mua hết, không phải réo gọi tìm thương lái bên ngoài.

Nhờ sử dụng SEA cộng với bón phân hữu cơ cân đối và nói không với phân thuốc hóa học, nên vườn của anh tránh được tình trạng đất bị “chai”. Qua nhiều năm sử dụng SEA vườn cây ăn trái của anh Duy xuất hiện dưới đất có trùn, tơi xốp nên hiệu quả của việc sử dụng chất cải tạo đất SEA đã phát huy tác dụng đối với đất và cây trồng.

Nhờ sử dụng SEA cộng với bón phân hữu cơ cân đối và nói không với phân thuốc hóa học, nên vườn của anh Duy tránh được tình trạng đất bị 'chai' mà vườn cây lại cho trái sai. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhờ sử dụng SEA cộng với bón phân hữu cơ cân đối và nói không với phân thuốc hóa học, nên vườn của anh Duy tránh được tình trạng đất bị “chai” mà vườn cây lại cho trái sai. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thật vậy, vừa nói chuyện anh hái cho tôi trái chôm chôm mới vừa tạo cơm nhưng thấy vỏ dày, cơm dày. Và dĩ nhiên là tôi không lãng phí, ăn thử thấy ngọt và giòn, ngon. Hiệu quả dễ thấy nhất là trái cây đạt chất lượng tốt trong khi vẫn giảm được phân bón. Năng suất mỗi năm được hơn 3 tấn. Năng suất này so với những vườn bình thường không hề thua kém.

Bên cạnh đó, các cây nhãn, mít Thái phát triển cũng rất tốt. Như trên cây mít hay bị bệnh xì mủ thân nhưng mít vườn của anh cây phát triển rất khỏe mạnh và cho trái sai. Điều đáng nói, mấy năm nay, nhiều vườn chôm chôm ở Bình Hòa Phước bị nước mặn tấn công xơ xác, lá úa màu, trái le ngoe nhưng khu vườn của anh Duy vẫn xanh tươi tốt như thế là điều đáng khâm phục, học hỏi.

Xem thêm
Lưu ý chăm sóc hồ tiêu ở Tây Nguyên sau thu hoạch

Chăm sóc cho hồ tiêu sau thu hoạch rất quan trọng để giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt sau thời gian dài nuôi trái, để vụ sau cho năng suất cao...

Muỗi hành gây hại và phòng trừ

Muỗi hành (sâu năn) gây hại ở nhiều nước trồng lúa châu Á trong đó có Việt Nam, thất thoát năng suất lúa do muỗi hành có thể đến 50%.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm