| Hotline: 0983.970.780

Châu Đức - vùng nông thôn đáng sống!

Thứ Sáu 17/06/2022 , 06:23 (GMT+7)

Châu Đức là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, từng chịu sự tàn phá nặng nề của chiến tranh, nhưng nay đang bừng sáng với diện mạo mới trở thành vùng quê đáng sống...

DÂN GÓP GẦN 500 TỶ ĐỒNG LÀM ĐƯỜNG

Chúng tôi về huyện nông thôn mới (NTM) Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) đúng thời điểm địa phương đang chuẩn bị sự kiện Kỷ niệm 10 năm xây dựng NTM. Đến đâu cũng thấy các tuyến đường làng, ngõ xóm mở rộng khang trang, sạch đẹp, không gian làng quê yên bình, đường bê tông thẳng tắp, nối liền với các thôn xóm.

Châu Đức sẵn sàng cho sự kiện Kỷ niệm 10 năm xây dựng NTM. Ảnh: Minh Sáng.

Châu Đức sẵn sàng cho sự kiện Kỷ niệm 10 năm xây dựng NTM. Ảnh: Minh Sáng.

Dẫn chúng tôi đi thăm những mô hình nông nghiệp công nghệ cao (CNC), ông Đỗ Chí Khởi, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Châu Đức hào hứng chia sẻ: “Ngày xưa những xã Cù Bị, Bình Ba, Suối Nghệ, Đá Bạc… được xem là nghèo khó nhất trong huyện nhưng đến nay đời sống người dân đã đổi thay sung túc, chính nhờ cơ sở hạ tầng điện, đường giao thông nông thôn phát triển mạnh. Đó cũng là sự nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong hành trình hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới”.

Theo ông Khởi, từ năm 2010 huyện bắt tay vào xây dựng NTM gặp rất nhiều khó khăn như cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm, thiếu bền vững, thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 15,2 triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên, đến nay mức thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn tăng lên 64,36 triệu đồng/người/năm, giúp đời sống vật chất và tinh thần của người dân nâng cao, diện mạo nông thôn đã thay đổi rõ nét, không còn cách biệt nhiều so với thành thị.

Các tuyến đường làng, ngõ xóm mở rộng khang trang, sạch đẹp, không gian làng quê yên bình, đường bê tông thẳng tắp, nối liền với các thôn xóm. Ảnh: Minh Sáng.

Các tuyến đường làng, ngõ xóm mở rộng khang trang, sạch đẹp, không gian làng quê yên bình, đường bê tông thẳng tắp, nối liền với các thôn xóm. Ảnh: Minh Sáng.

Ông Võ Văn Thủy, tổ 433, thôn Tân Hiệp, xã Bàu Chinh phấn khởi tâm sự: “Ở địa phương, bà con chúng tôi ai cũng mong quê hương mình ngày càng thêm đổi mới, chính vì thế khi có chủ trương mở rộng các tuyến đường liên ấp, xã thì mọi người đều tự nguyện hiến đất, giải phóng mặt bằng. Gia đình tôi cũng sẵn sàng hiến vườn, đất để tuyến đường nhựa nối dài với quốc lộ 56 được sớm hoàn thành, giúp thuận tiện giao thông và cải thiện cảnh quan quê mình”.

Tổ trưởng thôn Tân Hiệp, xã Bàu Chinh, Nguyễn Đình Thảo cũng cho hay, khi thi công các công trình, Ban lãnh đạo thôn, xã xuống từng hộ gia đình để phổ biến và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tiếp thu ý kiến đóng góp của bà con. Qua đó cho thấy, người dân rất tin tưởng và đồng thuận với chủ trương xây dựng NTM của huyện. “Là người sống ở đây từ khi mới thành lập thôn Tân Hiệp, bản thân tôi cũng rất mừng khi được chứng kiến bộ mặt nông thôn mới thay đổi hàng ngày. Hạ tầng giao thông nông thôn phát triển rất nhanh, hiện đã có 18 tuyến đường nhựa hóa và bê tông hóa, tất cả đều do sự đồng lòng tích cực hưởng ứng của người dân tự nguyện hiến đất, đóng góp nên các công trình được sớm hoàn thành”.

 Người dân Châu Đức tích cực chăm sóc các tuyến đường hoa, giúp thay đổi bộ mặt NTM địa phương xanh - sạch - đẹp. Ảnh: Minh Sáng.

 Người dân Châu Đức tích cực chăm sóc các tuyến đường hoa, giúp thay đổi bộ mặt NTM địa phương xanh - sạch - đẹp. Ảnh: Minh Sáng.

Ngay từ khi bắt tay vào thực hiện xây dựng NTM, công tác tuyên truyền, vận động đã được các địa phương trong huyện triển khai đến nhân dân bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Châu Đức cũng chủ động, linh hoạt thực hiện đa dạng nguồn vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và đời sống nhân dân. Giai đoạn 2010-2021, tổng nguồn vốn huy động xây dựng NTM trên địa bàn huyện với hơn 6.584 tỷ đồng. Đặc biệt, nhân dân đã đóng góp hơn 49.000 ngày công lao động, tự nguyện hiến cả triệu m2 đất và hàng trăm ngàn cây trồng lâu năm để làm đường giao thông nông thôn với tổng trị giá khoảng 492 tỷ đồng.

NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐỘT PHÁ, TẠO ĐÀ PHÁT TRIỂN

Sau 10 năm xây dựng NTM, nhờ phát huy tốt các nguồn lực, nhất là từ nhân dân, đến nay huyện Châu Đức đã hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện NTM; 15/15 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó có 4 xã Suối Nghệ, Bình Ba, Xà Bang và Cù Bị đã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Tuyến đường chính đô thị đẹp nhất huyện Châu Đức. Ảnh: Minh Sáng.

Tuyến đường chính đô thị đẹp nhất huyện Châu Đức. Ảnh: Minh Sáng.

Đặc biệt, về giao thông nông thôn, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, từ năm 2010 đến nay, toàn huyện đã làm mới hơn 1.000 km đường; nâng cấp cải tạo nhiều cây cầu trên các tuyến giao thông nông thôn. Theo Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Châu Đức, nếu như trước đây các tuyến giao thông liên thôn, liên ấp, liên xã chỉ toàn là đường đất lầy lội thì đến nay đã được nhựa hóa, bê tông hóa sạch đẹp, giúp cho các phương tiện đi lại rất thuận tiện.

Ngoài ra, Châu Đức cũng đã đầu tư mở rộng gần 50 km kênh mương nội đồng, từng bước đáp ứng yêu cầu cấp nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chủ động trong sản xuất, giảm nhẹ thiên tai góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng... Việc gắn kết xây dựng nông thôn mới và ứng dụng CNC vào sản xuất, chính là khâu đột phá của ngành nông nghiệp huyện Châu Đức.

Bên cạnh đầu tư vào hạ tầng nông thôn, huyện Châu Đức tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp với các loại cây trồng có giá trị cao, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư cơ sở chế biến, bao tiêu sản phẩm, ổn định thị trường cho các mặt hàng nông sản chủ lực. Ảnh: Minh Sáng.

Bên cạnh đầu tư vào hạ tầng nông thôn, huyện Châu Đức tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp với các loại cây trồng có giá trị cao, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư cơ sở chế biến, bao tiêu sản phẩm, ổn định thị trường cho các mặt hàng nông sản chủ lực. Ảnh: Minh Sáng.

Bên cạnh đầu tư vào hạ tầng nông thôn, huyện Châu Đức còn đặc biệt quan tâm việc phát triển sản xuất, tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp với các loại cây trồng có giá trị cao, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư cơ sở chế biến, bao tiêu sản phẩm, ổn định thị trường cho các mặt hàng nông sản chủ lực. Đặc biệt, các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC trên địa bàn huyện Châu Đức đem lại hiệu quả rõ rệt, góp phần nâng cao giá trị cạnh tranh của nông sản, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp của địa phương và thu nhập cho người dân.

Là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong công cuộc xây dựng NTM trên địa bàn huyện Châu Đức, Công ty TNHH TMDV SX Ca cao Thành Đạt với cuộc vận động nông dân trồng ca cao theo quy trình hữu cơ và bao tiêu sản phẩm. Ông Trịnh Văn Thành, Giám đốc công ty hào hứng chia sẻ: “Chúng tôi vẫn đang tích cực đồng hành cùng địa phương thực hiện 19 tiêu chí phát triển nông thôn mới, giúp bà con nông dân canh tác ca cao theo hướng hữu cơ, bảo vệ môi trường hướng tới canh tác bền vững. Đây cũng là trách nhiệm của doanh nghiệp chúng tôi với địa phương, mong muốn giúp cho các hộ dân phát triển kinh tế bằng nông nghiệp công nghệ cao để nâng giá trị nông sản và tạo thu nhập cao cho bà con”.

Diện mạo NTM huyện Châu Đức đang dần thay đổi khoác lên mình bộ áo mới xanh - sạch - đẹp. Ảnh: Minh Sáng.

Diện mạo NTM huyện Châu Đức đang dần thay đổi khoác lên mình bộ áo mới xanh - sạch - đẹp. Ảnh: Minh Sáng.

Theo ông Thành, doanh nghiệp thường xuyên lồng ghép trong các hoạt động tập huấn kỹ thuật sản xuất tuyên truyền hướng dẫn cho bà con nhận diện về NTM với các tiêu chí quan trọng, nhằm giúp nông dân tập trung hoàn thành sớm mục tiêu chung.

VÙNG NÔNG THÔN ĐÁNG SỐNG

Với mục tiêu giúp cho mức sống của người dân được nâng cao liên tục, ngành nông nghiệp huyện Châu Đức xác định liên kết là chủ lực nhằm tạo ra số lượng hàng hóa lớn, chất lượng an toàn theo định hướng của thị trường. Đồng thời, hướng tới phát triển là vùng nông thôn đáng sống, phát triển nông nghiệp CNC gắn với du lịch sinh thái bền vững.   

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đã giúp cho bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, đổi mới. Ảnh: Minh Sáng.

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đã giúp cho bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, đổi mới. Ảnh: Minh Sáng.

Đến nay, huyện Châu Đức không còn hộ nghèo chuẩn quốc gia. Chương trình nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và sửa chữa, xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách, người có công với cách mạng rất được quan tâm. Nhờ vậy, tính đến nay trên địa bàn huyện không còn nhà tạm, nhà dột nát; tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn của Bộ Xây dựng trên địa bàn 15 xã là 99,64%. Môi trường sống ở khu vực nông thôn ngày càng tốt hơn, sáng - xanh - sạch - đẹp hơn. Đến nay đã xây dựng được 142 tuyến đường hoa với chiều dài gần 150 km tạo nét đẹp mỹ quan cho các xã NTM.

Ông Hoàng Nguyên Dinh, Chủ tịch UBND huyện Châu Đức cho biết: “Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đã giúp cho bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, đổi mới. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn 15 xã liên tục tăng sau khi triển khai xây dựng nông thôn mới”.

Các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC trên địa bàn huyện Châu Đức đem lại hiệu quả rõ rệt, góp phần nâng cao giá trị cạnh tranh của nông sản, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp của địa phương và thu nhập cho người dân. Ảnh: Minh Sáng.

Các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC trên địa bàn huyện Châu Đức đem lại hiệu quả rõ rệt, góp phần nâng cao giá trị cạnh tranh của nông sản, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp của địa phương và thu nhập cho người dân. Ảnh: Minh Sáng.

Châu Đức hôm nay đang khoác lên mình bộ áo mới, diện mạo NTM đang bừng sáng và đổi thay từng ngày. Đặc biệt, về đích trong xây dựng huyện NTM sẽ là động lực để chính quyền và nhân dân tiếp tục duy trì nâng cao chất lượng các tiêu chí  NTM đã đạt được; đồng thời quyết tâm xây dựng huyện văn minh, giàu đẹp, xứng đáng là vùng nông thôn đáng sống.

Ông Nguyễn Văn Việt, Bí thư Huyện ủy trong một lần đi thăm các gia đình chính sách.

Ông Nguyễn Văn Việt, Bí thư Huyện ủy trong một lần đi thăm các gia đình chính sách.

“Chúng tôi xác định mục đích cuối cùng của Chương trình xây dựng nông thôn mới chính là nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân, vì vậy trong thời gian tới sẽ tiếp tục khai thác thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, huyện sẽ tiếp tục hướng đến xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương”, ông Nguyễn Văn Việt (ảnh) – Bí thư Huyện ủy Châu Đức nhấn mạnh.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm