| Hotline: 0983.970.780

Nông thôn mới Bình Thuận phát triển toàn diện

Thứ Tư 01/06/2022 , 10:41 (GMT+7)

Giai đoạn năm 2021-2025, tỉnh Bình Thuận sẽ tập trung xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông dân.

Ông Ngô Thanh Huy, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Bình Thuận cho biết, tỉnh này mới đây đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn giai đoạn 2021-2025.

Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Bình Thuận đã giúp vùng nông thôn thay đổi rõ rệt. Ảnh: KS.

Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Bình Thuận đã giúp vùng nông thôn thay đổi rõ rệt. Ảnh: KS.

Theo kế hoạch này, tỉnh Bình Thuận tiếp tục triển khai chương trình mục tiêu xây dựng NTM gắn với thực hiện có hiệu quả phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững có giá trị gia tăng cao; cùng với đó phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hoá, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững và thực hiện xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Cũng như xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hoá truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bên vững.

Tỉnh phấn đấu đến năm 2025 có 80% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (tương đương 75 xã). Trong đó, có 30 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 10 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí. Bên cạnh đó có 5/10 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM; trong đó có 1 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM nâng cao.

Theo ông Ngô Thanh Huy, địa phương sẽ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới. Đồng thời tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho nhân dân, thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020.

Để đạt mục tiêu trên, ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Bình Thuận cho biết, sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cư dân nông thôn về các phong trào thi đua xây dựng NTM giai đoạn 2021- 2025. Hàng năm, phát động phong trào thi đua ở tất cả các cấp, các ngành, các đơn vị và đoàn thể.

Một góc ở xã vùng nông thôn ở Bình Thuận. Ảnh: KS.

Một góc ở xã vùng nông thôn ở Bình Thuận. Ảnh: KS.

Triển khai, hướng dẫn các cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ thực hiện các nội dung của chương trình theo hướng nâng cao chất lượng, đi vào chiều sâu và bền vững. Thực hiện hiệu quả 11 nội dung của chương trình và các chương trình chuyên đề thuộc chương trình MTQG xây dựng NTM nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn, cũng như giải quyết các vấn đề bức xúc, tồn tại trong xây dựng NTM như môi trường, an toàn thực phẩm, nước sạch nông thôn, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã khởi nghiệp, sáng tạo, thực hiện Chương trình OCOP; chuyển đổi số trong xây dựng NTM, phát triển du lịch nông thôn…

Bên cạnh đó, tỉnh cũng sẽ kiện toàn bộ máy tổ chức tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025, theo hướng kế thừa bộ máy đã được xây dựng giai đoạn 2016 - 2020; điều chỉnh bổ sung một số nhiệm vụ mới cho phù hợp với Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và pháp luật hiện hành.

Theo ông Phước, trong giai đoạn 2021-2025, dự kiến ngân sách nhà nước dành cho chương trình 1.618 tỷ (vốn Trung ương hơn 648 tỷ đồng và ngân sách địa phương 970 tỷ đồng). Các huyện, thị xã, thành phố ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước được phân bổ đầu tư cho các xã khó khăn để góp phần thu hẹp khoảng cách xây dựng NTM giữa các vùng, miền.

Bên cạnh đó tỉnh sẽ thực hiện lồng ghép hiệu quả nguồn vốn của 3 chương trình MTQG và các chương trình, dự án khác trên địa bàn nông thôn giai đoạn 2021 - 2025 để hỗ trợ các địa phương hoàn thành các mục tiêu xây dựng NTM.

Cũng như thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; phát triển chương trình OCOP, hỗ trợ áp dụng công nghệ chế biến vừa và nhỏ trong nông nghiệp, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trong các chương trình tín dụng chính sách hiện có, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; khuyến khích cho vay ủy thác qua ngân hàng chính sách xã hội. Tăng cường vận động các tổ chức kinh tế hỗ trợ các địa phương (huyện, xã) thực hiện xây dựng NTM.

Theo ông Nguyễn Hữu Phước, về việc vận động người dân tiếp tục tham gia đóng góp xây dựng NTM sẽ theo nguyên tắc tự nguyện cho từng dự án, nội dung cụ thể, do Hội đồng nhân dân xã thông qua. Tỉnh sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành. Có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, lãng phí, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình thực hiện chương trình.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Bến Tre phát động công trình 'Hàng cây nông dân'

Bến Tre Tại xã Ngãi Đăng, các đại biểu thực hiện trồng 700 cây me chua tại địa điểm phát động chương trình 'Hàng cây nông dân'.

Khai trương điểm bán trên 100 sản phẩm OCOP tại Mỹ Tho

Tiền Giang Cửa hàng có trên 300 sản phẩm trong và tỉnh tham gia trưng bày, giới thiệu và ký gởi, trong đó có hơn 100 sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất