| Hotline: 0983.970.780

Chế phẩm vi sinh giúp nông dân tự sản xuất phân bón hữu cơ

Thứ Hai 27/12/2021 , 17:51 (GMT+7)

Chế phẩm vi sinh BIOADB do Viện Môi trường Nông nghiệp nghiên cứu sản xuất giúp xử lý chất thải chăn nuôi thành phân bón hữu cơ chất lượng cao, với chi phí thấp.

Với tập quán sản xuất của người dân, đặc biệt tại những vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, nguồn phân gia súc, gia cầm hầu hết không được xử lý, mà thải trực tiếp ra môi trường hoặc bón thẳng cho cây trồng gây ô nhiễm môi trường. Các vấn đề về xử lý ô nhiễm môi trường do phế thải chăn nuôi cũng như hướng dẫn người dân tham gia hạn chế ô nhiễm môi trường chưa được quan tâm đúng mức.

Nhằm xử lý phế thải chăn nuôi thành phân bón hữu cơ sinh học, giúp nông dân giảm chi phí về phân bón cho cây trồng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ môn Sinh học Môi trường, Viện Môi trường Nông nghiệp đã nghiên cứu ra chế phẩm BIOADB.

Chế phẩm sinh học BIOADB do Viện Môi trường Nông nghiệp nghiên cứu, sản xuất, giúp nhà nông xử lý hữu hiệu chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ vi sinh chất lượng cao, với chi phí thấp. Ảnh: Bá Thắng. 

Chế phẩm sinh học BIOADB do Viện Môi trường Nông nghiệp nghiên cứu, sản xuất, giúp nhà nông xử lý hữu hiệu chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ vi sinh chất lượng cao, với chi phí thấp. Ảnh: Bá Thắng. 

Để tạo thành 1 tấn nguyên liệu, nhóm nghiên cứu của Bộ môn Sinh học Môi trường sử dụng: 0,2 kg chế phẩm vi sinh BIOADB; 1 kg Supe phốt phát; 5 kg vôi bột 5 kg; 1 kg rỉ đường; và 10-15l nước sạch ; trộn với phân gia súc, gia cầm. Nguyên liệu này có thể ủ ngay tại chuồng trại, đồng ruộng, hoặc vị trí thuận tiện cho việc rải chất hữu cơ ra ruộng.

Có 4 bước để xử lý phụ phẩm nông nghiệp và phế thải chăn nuôi thành phân bón hữu cơ:

Một là xử lý nguyên liệu: Nguyên liệu được tưới ẩm và trung hoà bằng vôi hoặc nước vôi; có thể sử dụng máy cắt cắt nhỏ nguyên liệu, kích cỡ nguyên liệu đạt 3-5 cm là tối ưu.

Hai là chế tạo dung dịch vi sinh vật: Trộn đều các thành phần trên vào thùng chứa, trộn theo thứ tự cho rỉ đường vào nước, khuấy đều, sau đó cho chế phẩm vi sinh vào trộn đều.

Bước thứ ba là phối trộn nguyên liệu và dung dịch vi sinh vật: Phân chuồng và phụ phẩm nông nghiệp được trải thành lớp có độ dày 10 - 15 cm, sau rắc đều vôi, supe lân lên. Sau đó, sử dụng bình tưới để tưới đều dịch vi sinh vật lên bề mặt nguyên liệu. Cuối cùng, tưới đều dịch vi sinh vật rồi bổ sung một lớp cơ chất lên trên và tiến hành rắc vôi, supe lân và dịch vi sinh vật.

Sử dụng chế phẩm vi sinh nói chung, chế phẩm vi sinh BIOADB nói riêng có thể giúp nhà nông tự chủ được nguồn phân hữu cơ tại chỗ phục vụ tái sản xuất cho trồng trọt. Ảnh: Đình Tường.

Sử dụng chế phẩm vi sinh nói chung, chế phẩm vi sinh BIOADB nói riêng có thể giúp nhà nông tự chủ được nguồn phân hữu cơ tại chỗ phục vụ tái sản xuất cho trồng trọt. Ảnh: Đình Tường.

Bước thứ tư là ủ nguyên liệu: Nguyên liệu được đánh thành đống có chiều cao từ 1 - 1,2 mét. Sau khi đánh đống xong, sử dụng lượng dịch vi sinh vật còn lại tưới đều lên bề mặt đống ủ và dùng bạt, ni lông hoặc các vật liệu che phủ khác che phủ kín bề mặt đống ủ. Thời gian ủ kéo dài khoảng 15 - 20 ngày.

Trên cơ sở đối chứng với phân chuồng và 100% NPK tại xã Bắc Sơn, xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, nguyên liệu sau xử lý bằng chế phẩm vi sinh kết hợp phụ phẩm như rơm rạ, thân lá ngô, đậu sẵn có của người dân và 75% NP; 100% K cho kết quả tốt.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu sản phẩm sau xử lý 20 ngày tại các hộ nông dân tham gia mô hình xử lý phế thải chăn nuôi để phân tích một số chỉ tiêu hóa, lý học. Kết quả, trung bình mỗi hộ tạo được khoảng 1,6 tấn phân sau 20 ngày xử lý, đồng thời đạt tiêu chuẩn làm phân bón hữu cơ sinh học (theo Thông tư số 36/2010/TT-BNN).

Nghiên cứu các chủng vi sinh vật phục vụ sản xuất các chế phẩm vi sinh tại Viện Môi trường Nông nghiệp. Ảnh: Bảo Thắng.

Nghiên cứu các chủng vi sinh vật phục vụ sản xuất các chế phẩm vi sinh tại Viện Môi trường Nông nghiệp. Ảnh: Bảo Thắng.

Để đánh giá ảnh hưởng của sản phẩm sau xử lý đến cây trồng, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm trên cây dưa leo tại xã Tam Hợp, với giống dưa leo nhập nội F1 hybrid của Thái Lan. Tổng diện tích của các hộ tham gia là 1 ha.

Thí nghiệm được bố trí như sau: Công thức đối chứng: 11 tấn PC + NPK (170 kg urê, 120 kg supe lân, 150 kg KCl); Công thức thí nghiệm: 11 tấn phân hữu cơ sinh học +75% NP (127,5 kg ure, 90 kg supe lân, 150 kg KCl).

Năng suất dưa leo thu được ở công thức thí nghiệm đạt 1,56 tấn/sào Trung bộ (500 m2), không sai khác so với công thức đối chứng ở độ tin cậy 95%. Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng phân hữu cơ chế biến từ phế thải chăn nuôi có thể thay thế phân chuồng và giảm được 25% lượng phân khoáng so với yêu cầu và không ảnh hưởng đến năng suất của cây dưa leo.

Bên cạnh đó, các hộ nông dân xử lý phế thải chăn nuôi còn thu lợi ích kinh tế từ sản phẩm. Chi phí để xử lý 1 tấn phế thải chăn nuôi làm phân hữu cơ là 697.500 đồng. Với giá bán sản phẩm là 1.500 đồng/kg, khi xử lý 1 tấn phế thải chăn nuôi, người dân thu được lợi nhuận là 802.500 đồng. Mức lợi nhuận là hơn 100.000 đồng.

Các thiết bị phục vụ nghiên cứu, sản xuất chế phẩm vi sinh của Viện Môi trường Nông nghiệp. Ảnh: Đình Tường.

Các thiết bị phục vụ nghiên cứu, sản xuất chế phẩm vi sinh của Viện Môi trường Nông nghiệp. Ảnh: Đình Tường.

TS. Lương Hữu Thành, Trưởng Bộ môn Sinh học Môi trường (Viện Môi trường Nông nghiệp) cho rằng, phân bón hữu cơ do các nhà máy sản xuất trên thị trường hiện phải gánh nhiều chi phí trung gian, trong đó chi phí thương mại chiếm tới 60 - 70%. Để cùng cung cấp đảm bảo dinh dưỡng cho cây trồng phát triển, cho năng suất cao, việc sử dụng phân bón hữu cơ tốn chi phí hơn 10 triệu đồng/ha/vụ. Con số này quá đắt đỏ so với việc sử dụng phân bón hóa học.

"Nếu có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn phân bón hữu cơ đảm bảo chất lượng, giá rẻ, nông dân sẽ tìm tòi và sử dụng một cách rộng rãi. Qua đó, ngành nông nghiệp sẽ cải tạo được chất lượng đất một cách bền vững", ông Thành nói.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, lượng sử dụng phân bón hữu cơ công nghiệp tăng từ 0,8 - 1 triệu tấn/năm (2017) lên 2,6 triệu tấn/năm. Ngoài ra, phân hữu cơ truyền thống cũng đạt trên 16 triệu tấn, tăng 2,6 lần. 

Cục Bảo vệ thực vật cam kết, đồng hành và xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng phân bón hữu cơ. Đây là văn bản quan trọng, thước đo đánh giá, công bố chuẩn xác về mặt chất lượng phân bón nói chung, trong đó có cả phân bón hữu cơ.

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Dư địa lớn để Sơn La sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Với trên 210 nghìn ha trồng trọt, tỉnh Sơn La mới chỉ có hơn 51ha trồng rau trong nhà màng công nghệ cao, chiếm 0,02% tổng diện tích.