| Hotline: 0983.970.780

Chi hội chăn nuôi khởi sắc

Thứ Năm 02/10/2014 , 10:20 (GMT+7)

Sau gần 8 năm đi vào hoạt động, hơn 30 chi hội chăn nuôi bò sữa, bò thịt, lợn và gia cầm có đóng góp rất lớn cho sự thành công của chăn nuôi Thủ đô.

Năm 2006, ngành nông nghiệp Hà Nội, trực tiếp là Trung tâm Phát triển chăn nuôi (Sở NN-PTNT) khởi xướng việc thành lập Chi hội chăn nuôi với xuất phát điểm từ các câu lạc bộ chăn nuôi.

Sau gần 8 năm đi vào hoạt động, hơn 30 chi hội chăn nuôi bò sữa, bò thịt, lợn và gia cầm có đóng góp rất lớn cho sự thành công của chăn nuôi Thủ đô.

Theo số liệu của Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, hiện trên địa bàn thành phố có 7 chi hội chăn nuôi bò sữa với 501 hội viên (nuôi 2.500 con); 11 chi hội chăn nuôi bò thịt với 453 hội viên (nuôi 1.600 con, chủ yếu là bò chất lượng cao); 7 chi hội chăn nuôi gia cầm với 320 hội viên (nuôi 800.000 con); 4 chi hội chăn nuôi vịt với 110 hội viên (nuôi 185.000 con) và 1 chi hội chăn nuôi lợn với 39 hội viên (nuôi 4.400 con).

Hiện có một số chi hội chăn nuôi điển hình hoạt động rất hiệu quả. Điển hình là Chi hội chăn nuôi bò sữa xã Tản Lĩnh (Ba Vì) thành lập năm 2007, ban đầu chỉ 40 hội viên nuôi 137 con bò sữa, đến nay đã lên tới 216 hội viên nuôi 1.104 bò sữa.

Chi hội chăn nuôi bò thịt xã Lệ Chi (Gia Lâm) thành lập năm 2011 với 33 hội viên nuôi 118 con bò thịt, đến nay có 47 hội viên nuôi 168 con. Chi hội chăn nuôi gà xã Ba Trại (Ba Vì) có 36 hội viên nhưng số gà lên tới 180.000 con. Chi hội Nam Sơn (Sóc Sơn) 62 hội viên nuôi trên 12.000 con...

Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, PGĐ Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, điểm nhấn trong hoạt động của chi hội chăn nuôi là tổ chức liên kết chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, cùng giải quyết những khó khăn vướng mắc.

Hơn nữa là sự phối hợp với các cơ quan chuyên môn từ Trung ương đến các địa phương, các DN để triển khai tốt các hoạt động chuyên môn như tập huấn kỹ thuật, xử lý môi trường, phòng dịch, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

Riêng chăn nuôi lợn, từ chi hội đã hình thành nhiều HTX chăn nuôi như HTX Cổ Đông (Sơn Tây), HTX Hòa Mỹ (Ứng Hòa), HTX Vân Hà, HTX Mỹ Hà (Mỹ Đức) HTX chăn nuôi dịch vụ tổng hợp Hùng Cường... Các HTX đang hoạt động rất hiệu quả.

Hằng năm đã có hàng vạn hội viên được tiếp thu kỹ thuật được tham quan học tập mô hình điển hình tiên tiến. Đặc biệt, chi hội có vai trò rất lớn trong việc triển khai các chính sách của Trung ương cũng như của thành phố đến với người chăn nuôi.

“Cụ thể, về chính sách hỗ trợ giống cho người chăn nuôi, đến nay 100% các thành viên trong các chi hội được hỗ trợ 100% tinh và vật tư thụ tinh nhân tạo kèm theo, công phối giống trong công tác lai tạo, SX giống bò thịt, bò sữa. Hỗ trợ mua bò cái sữa sinh sản từ HFF2 và nuôi bê cái HFF1 nhằm phát triển đàn ổn định, bền vững.

Hỗ trợ giống lợn, gà, vịt cho các hội viên chi hội để xây dựng mô hình chuỗi liên kết tại các vùng chăn nuôi trọng điểm. Nhờ vậy mà trong công tác lai tạo giống, hội viên chi hội đã tăng tỷ lệ thụ tinh nhân tạo cho bò và lợn, cải thiện đáng kể năng suất và chất lượng con giống”, ông Sơn chia sẻ.

17-08-50_p1160452

Chi hội chăn nuôi tại Hà Nội là tổ chức xã hội hoạt động theo phương thức các hội viên tự nguyện tham gia, đã gắn kết được các hộ chăn nuôi hỗ trợ lẫn nhau từ con giống, thức ăn đến tiêu thụ sản phẩm. Họ cùng nhau trao đổi, tiếp thu, ứng dụng tiến bộ KHKT vào chăn nuôi để nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi. Đây chính là những tiền đề cho sự hình thành và phát triển của một tổ chức cao hơn là HTX chăn nuôi.

Không chỉ dừng lại ở đó, các chi hội chăn nuôi có vai trò rất lớn trong việc tham mưu, đề xuất với chính quyền địa phương. Phối hợp với các đơn vị chuyên môn, cơ quan liên quan như hội phụ nữ, hội nông dân các cấp để thu hút sự quan tâm giúp đỡ về nhiều mặt cho các hội viên phát triển chăn nuôi.

Các Chi hội đã gắn kết được các thành viên trong chi hội, tổ chức phối hợp với các doanh nghiệp trong việc cùng mua sản phẩm đầu vào như con giống, thuốc thú y, vắc xin, TĂCN và tiêu thụ sản phẩm đầu ra thông qua việc lập kế hoạch chăn nuôi từ đó nâng cao năng suất chăn nuôi.

Tham gia chi hội chăn nuôi, các hội viên đều khẳng định cái được khi kỹ năng chăn nuôi đặc biệt kỹ năng quản lý, phát triển trang trại và quy trình chăn nuôi nên đảm bảo đầu ra có lợi nhuận cao hơn so với trước khi chưa vào chi hội. Vì vậy mà đến nay các chi hội đều được tăng cả về số lượng hội viên, số đầu gia súc gia cầm, từ đó các hội viên yên tâm đầu tư phát triển SX.

Theo Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, trên cơ sở thành công của mô hình, định hướng hoạt động của các chi hội chăn nuôi trên địa bàn Thủ đô trong thời gian tới là đưa các chi hội về sinh hoạt với Hội Chăn nuôi thành phố.

Đổi mới phương thức sinh hoạt và tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm liên kết thực hiện việc mua chung, bán chung nhằm giảm giá thành SX, kiểm soát được chất lượng và chất lượng sản phẩm. Tiếp đến là xây dựng chuỗi liên kết từ chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm sẽ chuyển đổi thành Hội Chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh kết quả đạt được cũng bộc lộ một số tồn tại hạn chế. Đó là ở một số nơi cấp ủy Đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm nên chi hội không có điều kiện phát triển. Có hội viên sau khi gia nhập không phát huy được vai trò trong chi hội nên tự rút.

Ở một số chi hội hoạt động mua chung, bán chung chưa được các hội viên quan tâm chú trọng nên chưa tìm được tiếng nói chung nên hiệu quả hoạt động không cao. Đặc biệt, việc liên kết, chia sẻ kinh nghiệm trong tiêu thụ sản phẩm, việc thu hút nguồn vốn cho các hội viên hoạt động ở một số chi hội còn hạn chế.

 

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất