| Hotline: 0983.970.780

Chị Nhung bản Khằm

Thứ Năm 02/07/2015 , 13:22 (GMT+7)

Người ta gọi chị Phạm Thị Nhung (SN 1976) ở bản Khằm, xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) là người phụ nữ “độc nhất vô nhị”.

Bởi ở tít miền “khỉ ho cò gáy” này, chị không chỉ biết làm giàu cho gia đình mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động.

Dám nghĩ, dám làm

Năm 1995, chị Nhung kết hôn với anh Phạm Văn Thuyền, người cùng xã. Cuộc sống ngày mới lập gia đình cũng chẳng khấm khá hơn. Chị đi làm thuê đủ mọi công việc kết hợp chăn nuôi lợn, gà, làm nương rẫy để trang trải qua ngày.

“Xem trên ti vi thấy đồng bào dân tộc ở nơi khác làm giàu rất giỏi, trong khi đó vợ chồng mình quần quật làm việc mà cũng chỉ đủ ăn ngày ba bữa. Còn tiền nuôi con ăn học cứ phải vay chỗ này đập chỗ kia nên mình quyết tâm vay vốn phát triển kinh tế. Kiên trì cố gắng, cuối cùng ông trời cũng không phụ công người, cho vợ chồng mình cơ ngơi này”, chị chia sẻ.

Bản Khằm là một bản đặc biệt khó khăn của xã Hồi Xuân nên được Nhà nước quan tâm hỗ trợ vốn để phát triển chăn nuôi, trồng trọt. Năm 2009 sau khi được Chi hội phụ nữ bản xét cho vay 15 triệu đồng từ tiền tiết kiệm của Chi hội, chị Nhung bàn bạc với chồng mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng, chuyên cung cấp xi măng, gạch nung, gạch men, sắt, thép…

“Khi ấy tôi đưa ra ý kiến chồng bảo tôi: “Em nói cho vui à. Ở nơi khỉ ho cò gáy này làm còn không đủ ăn có ai có tiền xây nhà, xây cửa mà mua vật liệu”. Nhưng thuyết phục mãi cũng cùng chồng cũng ủng hộ tôi. Một vài tháng bán trong bản, trong xã, dần dần nhiều người biết đến thương hiệu vật liệu xây dựng của gia đình tôi”, chị Nhung nói.

Khả năng nhạy bén của người kinh doanh được phát huy, chị nhìn thấy tiềm năng phát triển thị trường gạch không nung tại địa phương rất lớn chị quyết định vay ngân hàng 50 triệu đồng, cùng với vốn tích lũy của gia đình mở rộng quy mô SX.

Cty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Đức Tài ra đời từ đó, với tổng số vốn điều lệ hơn 1,3 tỷ đồng, đầu tư SX gạch không nung công suất khoảng 20.000 viên/năm; chị mua thêm xe ô tô tải, máy xúc, xuồng máy và một số máy móc công cụ khác để phục vụ SXKD và thi công các công trình xây dựng.

Không chỉ giỏi kinh doanh, người phụ nữ xấp xỉ tuổi 40 còn tiên phong trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Theo đó, chị đầu tư, cải tạo 4 ha đất vườn rừng trồng luồng, xoan, đậu xen canh cây khoai mán. Hiện toàn bộ diện tích cây trồng trên sinh trưởng, phát triển tốt, sau 5 năm nữa hứa hẹn sẽ mang lại cho gia đình hàng trăm triệu đồng.

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Công việc kinh doanh phát triển thuận lợi, chị nghĩ bụng: “Phải giúp người nghèo trong bản, trong xã mình thoát nghèo mới được”. Rồi chị tuyển dụng gần 40 lao động trên địa bàn vào làm cho DN của mình, giúp họ có thu nhập ổn định với mức lương bình quân 4 triệu đồng/người/tháng.

Anh Hà Văn Cường, một công nhân nói: “Ngày xưa tôi đi rẫy trồng ngô, trồng sắn bán được ít tiền lắm. Nhưng từ ngày vào làm ở DN Đức Tài lương của tôi nuôi sống được cả gia đình 4 miệng ăn và tích góp được một chút tiền phòng thân, khi trong nhà có người đau ốm còn có mà chạy chữa”.

Không chỉ có tài, chị Phạm Thị Nhung còn là người phụ nữ hướng ngoại, thường xuyên vận động chị em trong bản hưởng ứng tích cực phong trào chung sức xây dựng NTM. Hỗ trợ 6 bản của xã Hồi Xuân và 4 xã trong huyện 50 tấn xi măng để làm đường giao thông liên thôn, liên gia.

Chị bảo: “Ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây” chứ, ngày xưa nhờ sự quan tâm của Chi hội phụ nữ, ngân hàng mà tôi có vốn làm ăn. Nay tôi có đóng góp chút công, chút của góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp thì cũng là việc nên làm”.

Nói về kinh nghiệm làm giàu, chị Nhung chia sẻ: “Một người phụ nữ muốn thành công cần phải có sự động viên, giúp đỡ của gia đình, các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương. Đồng thời, phải quyết tâm, nỗ lực, thậm chí chấp nhận hi sinh nhiều thứ mới có thể vượt qua được khó khăn, thử thách ban đầu”.

Được biết, mỗi năm doanh thu từ hoạt động SXKD của vợ chồng chị Nhung ước đạt trên 1 tỷ đồng. Hiện anh chị đang dành tâm sức nuôi dạy đứa con lớn đang theo học tại ĐH Kinh tế quốc dân và một cháu học THCS, nhiều năm liền đều đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi của trường.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm