| Hotline: 0983.970.780

Chi phí thông quan nông sản sang Trung Quốc tăng 13 lần

Thứ Bảy 20/08/2022 , 16:22 (GMT+7)

Tại sao chi phí để xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc quá đắt (từ 26-30 triệu đồng/chuyến xe) trong khi trước đây chỉ từ 1,6 - 2,2 triệu đồng?

Câu hỏi được ông Trần Kim Phúc - Giám đốc Công ty TNHH Thu mua thanh long Khánh Trâm (xã Hàm Cường, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) nêu tại Diễn đàn “Xuất khẩu trái cây tươi trong bối cảnh Trung Quốc thực thi Lệnh 248, 249 và tăng cường kiểm soát nhập khẩu thực phẩm chuỗi cung ứng lạnh” do Văn phòng SPS Việt Nam và Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức tại Bình Thuận vào sáng 19/8.

Diễn đàn 'Xuất khẩu trái cây tươi trong bối cảnh Trung Quốc thực thi Lệnh 248, 249 và tăng cường kiểm soát nhập khẩu thực phẩm chuỗi cung ứng lạnh' do Văn phòng SPS Việt Nam và Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức tại Bình Thuận vào sáng 19/8. Ảnh: Minh Phúc.

Diễn đàn “Xuất khẩu trái cây tươi trong bối cảnh Trung Quốc thực thi Lệnh 248, 249 và tăng cường kiểm soát nhập khẩu thực phẩm chuỗi cung ứng lạnh” do Văn phòng SPS Việt Nam và Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức tại Bình Thuận vào sáng 19/8. Ảnh: Minh Phúc.

Theo ông Phúc, Lạng Sơn rất quan tâm và tạo điều kiện cho bà con trong vấn đề xuất khẩu trái cây tươi. Nhưng chi phí vận chuyển và các chi phí thông quan quá đắt (từ 26 - 30 triệu đồng/chuyến xe), trong khi trước đây chi phí chỉ mất 1,6 - 2,2 triệu đồng. Nếu cộng cả chi tiền thuê tài xế, tiền xăng dầu, phí cầu đường thì chủ xe không còn gì nữa hết. Ông đề nghị cần làm sao để chi phí thông quan hàng hóa phù hợp hơn.

Bên cạnh đó, khi giao nhận sản phẩm từ container xuống thì không có ai chịu trách nhiệm bảo quản hàng hóa, đặc biệt là các công ty vận tải, dẫn đến trái cây bị va chạm, hư hại rất nhiều; tốn chi phí lưu hàng tại bến bãi, bởi vậy, cần làm sao để bà con thuận tiện hơn trong công tác vận chuyển.

Trả lời về vấn đề phí dịch vụ xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu biên giới Việt - Trung tại Lạng Sơn tăng từ 1,6 triệu đồng lên 26 triệu đồng/xe, ông Hoàng Khánh Duy - Phó trưởng Ban quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, cho biết: Hiện nay Trung Quốc vẫn đang theo đuổi chính sách “Zelo Covid” và thường xuyên thay đổi phương thức giao nhận hàng hóa, dẫn đến thời gian qua, chi phí thông quan tăng.

Ông Duy khẳng định, tỉnh Lạng Sơn rất quan tâm và chỉ đạo Ban Quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát toàn bộ các khoản thu phí bên phía Việt Nam.

Ông Hoàng Khánh Duy - Phó trưởng Ban quản lý  Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn. Ảnh: Minh Phúc.

Ông Hoàng Khánh Duy - Phó trưởng Ban quản lý  Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn. Ảnh: Minh Phúc.

Qua kết quả rà soát, hầu như các chi phí bên phía Việt Nam được thực hiện theo đúng quy định, không tăng (bao gồm: chi phí thuê lái xe chuyên trách, chi phí thuê đầu kéo, chi phí hạ tầng, bến bãi và chi phí khác). Toàn bộ chi phí này đều theo quy định, Sở Tài chính cũng đã thẩm định giá, niêm yết công khai và khi thu các khoản chi phí này thì đều phát hành hóa đơn cho tất cả các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, qua phản ảnh của một số lái xe, thương nhân thì chúng tôi thấy rằng mức thu phí bên phía Bằng Tường (Trung Quốc) tăng rất cao (chi phí bến bãi, chi phí bốc xếp, vận chuyển, chạy lạnh, qua đêm…).

Qua tất cả các buổi trao đổi, hội đàm, thư công tác và gần đây nhất, tỉnh Lạng Sơn có công hàm gửi Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh và chính quyền, nhân dân khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây, Trung Quốc), thị trấn Bằng Tường... rà soát, giảm mức phí để giảm chi phí cho doanh nghiệp.

“Thị trấn Bằng Tường cũng đã có công văn trao đổi lại với chúng tôi rằng, do phải phục vụ phòng, chống dịch bệnh nên tất cả chi phí này thị trấn Bằng Tường thu theo đúng quy định hiện hành”, ông Duy nói.

Thanh long Bình Thuận được xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh: Minh Phúc.

Thanh long Bình Thuận được xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh: Minh Phúc.

Liên quan đến những bất cập trong việc giao nhận hàng hóa tại cửa khẩu Tân Thanh, khiến tỷ lệ hàng hóa bị hư hỏng nhiều, ông Hoàng Khánh Duy chia sẻ: Chúng ta có rất nhiều bất lợi khi chủ yếu xuất khẩu sản phẩm theo đường tiểu ngạch. Nếu chúng ta xuất khẩu chính ngạch qua cửa khẩu Hữu Nghị thì toàn bộ hàng hóa đã được giao dịch từ trước rồi, khi xe qua cửa khẩu sang Trung Quốc là có chủ hàng nhận luôn, không có hiện tượng hàng bị tồn lưu, xuống cấp, hư hỏng hoặc xảy ra tranh chấp.

Tuy nhiên, ở cửa khẩu Tân Thanh, nhiều lô hàng khi qua Trung Quốc mới bắt đầu giao dịch mua bán, do vậy xảy ra hiện tượng hàng hóa xuống phẩm cấp, hiện tượng phối hợp giao nhận hàng không chặt chẽ, hiện tượng duy trì bảo quản lạnh… có vấn đề.

Thậm chí, trong thời gian qua, nhiều lô hàng không tìm được người nhận, bị xuống cấp, chủ hàng phải bán giảm giá vì bị thương nhân ép giá, gây thiệt hại.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xuân về trên vùng biên cương

Quảng Bình Bà con dân tộc trên vùng miền núi huyện Bố Trạch đã có thêm cái tết ấm áp khi chương trình 'Xuân Biên phòng - Ấm lòng dân bản' đến với bà con.