| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc kiểm tra cơ sở đóng gói, vùng trồng sầu riêng rất nghiêm ngặt

Thứ Năm 18/08/2022 , 20:45 (GMT+7)

Từ ngày 12/8, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) cử 25 cán bộ kiểm tra trực tuyến 29 cơ sở đóng gói và 104 vùng trồng sầu riêng tại 17 tỉnh của Việt Nam.

H

Bà Nguyễn Thị Thu Hương - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Minh Phúc.

Nhằm triển khai các nội dung của Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng từ Việt Nam sang Trung Quốc đã được ký kết bởi Bộ trưởng Bộ NN-PTNT và Tổng cục Trưởng tổng Cục Hải quan Trung Quốc, từ ngày 12/8, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã cử 25 cán bộ, chia làm 3 nhóm để kiểm tra trực tuyến 29 cơ sở đóng gói và 104 vùng trồng sầu riêng tại 17 tỉnh của Việt Nam.

Nhằm chuẩn bị tốt cho đợt kiểm tra này, Cục Bảo vệ thực vật đã bố trí 22 chuyên gia cùng đội ngũ phiên dịch để hỗ trợ ngôn ngữ cho các cơ sở đóng gói và vùng trồng trong suốt quá trình kiểm tra.

Dự kiến, cuộc kiểm tra sẽ kéo dài trong 3 tuần. Tuy nhiên, thời gian kiểm tra có thể sẽ được thay đổi, phụ thuộc vào tình hình thực tế.

Cán bộ Hải quan Trung Quốc hỏi rất kỹ cơ sở đóng gói, vùng trồng sầu riêng

Trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam, bà Nguyễn Thị Thu Hương - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, cho biết: Ngày 11/7/2022,  GACC và Bộ NN-PTNT (Việt Nam) đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.

Trong đó, Điều 7 quy định rõ: “Trong năm đầu tiên thực hiện Nghị định thư, GACC sẽ kiểm tra thực tế hoặc trực tuyến tại vùng trồng sầu riêng của Việt Nam để xác nhận hệ thống quản lý sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc phù hợp với các yêu cầu của Nghị định thư này hay không”.

Bởi vậy, trong đợt này, GACC cử 25 cán bộ kiểm tra, chia làm 3 nhóm. Dự kiến, mỗi ngày 1 nhóm sẽ kiểm tra 4 đơn vị (vùng trồng hoặc cơ sở đóng gói). Lịch kiểm tra sẽ do phía Trung Quốc sắp xếp.

Sau 5 ngày làm việc, đến hết ngày 17/8, GACC đã kiểm tra được 55 cơ sở đóng gói, vùng trồng sầu riêng tại Việt Nam.

“GACC kiểm tra rất nghiêm ngặt, từ cách bà con điều tra sinh vật gây hại, phân biệt sinh vật gây hại, kiểm soát sinh vật gây hại, ghi chép nhật ký, sử dụng các hoạt chất phòng trừ dịch hại, khử khuẩn; quy trình canh tác; vệ sinh nhà xưởng, đồng ruộng; quy trình chăm sóc, thu hoạch sản phẩm và vận chuyển đến cơ sở đóng gói; quy trình phòng, chống covid-19…”, bà Hương nhấn mạnh.

Empty

Cán bộ Cục Bảo vệ thực vật phối hợp cùng đoàn kiểm tra của GACC kiểm tra trực tuyến các cơ sở đóng gói, vườn trồng sầu riêng vào chiều 17/8. Ảnh: Minh Phúc.

Tại nhiều cơ sở, cán bộ của GACC đặt câu hỏi cho người sản xuất, cán bộ kỹ thuật phụ trách vùng trồng, cơ sở đóng gói rất tỉ mỉ và chi tiết, thời gian kiểm tra kéo dài từ 90 – 120 phút/cơ sở. Bởi quan điểm của GACC là khi đã cấp phép mã số cơ sở đóng gói và vùng trồng được xuất khẩu sang Trung Quốc thì việc tổ chức và triển khai thực hiện phải rất chuyên nghiệp, tuân thủ đúng quy định của Nghị định thư.

Yêu cầu mới từ Hải quan Trung Quốc về xuất khẩu sầu riêng

“Trước đó, chúng tôi đã yêu cầu các Chi cục và cơ sở đóng gói, vùng trồng phải nghiên cứu rất kỹ các quy định trong Nghị định thư. Bởi, xuất khẩu chính ngạch sầu riêng có những quy định mới hẳn so với các sản phẩm khác”, bà Hương nói.

Thứ nhất, GACC yêu cầu cơ sở đóng gói và vùng trồng phải có ít nhất 1 cán bộ kỹ thuật được tập huấn, đào tạo. Đây là vấn đề mới hoàn toàn so với phương thức sản xuất trước đây. Do đó, Cục Bảo vệ thực vật đã phối hợp với các địa phương để mở lớp đào tạo để cấp chứng nhận đào tạo cho các đối tượng này.

DSC02636

Xuất khẩu chính ngạch sầu riêng có những quy định mới hẳn so với các sản phẩm khác. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Thứ hai, để tạo thuận lợi trong quá trình kiểm tra, các địa phương đã cử cán bộ chuyên trách có mặt tại các cơ sở đóng gói, vùng trồng để phối hợp với người dân giải đáp các vấn đề thuộc thẩm quyền mà GACC quan tâm.

Thứ ba, các địa phương giao Sở Y tế để có hướng dẫn phòng chống dịch bệnh Covid-19. Sở Y tế cập nhật các quy định của WTO và các quy định liên quan cũng như quy định của Trung Quốc để người dân nắm bắt được và thực hiện.

Đặc biệt, trong đợt kiểm tra lần này, GACC thương xuyên lưu ý phải đảm bảo đường truyền kết nối internet ổn định trong quá trình kiểm tra, gồm cả việc chuẩn bị đường truyền chính và đường truyền dự phòng.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hương, từ cuối năm 2021 (8 tháng trước), để chuẩn bị đàm phán ký kết Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang Trung Quốc, Cục Bảo vệ thực vật đã gửi các văn bản hướng dẫn các đơn vị để kiểm tra, đánh giá, lựa chọn đưa vào danh sách các cơ sở đóng gói, vùng trồng đủ điều kiện.

Đặc biệt, Cục Bảo vệ thực vật đã tổ chức 2 lớp tập huấn trực tiếp cho gần 300 cán bộ kỹ thuật phụ trách tại cơ sở đóng gói và vùng trồng tại Đăk Lăk và Tiền Giang, đồng thời phát trực tuyến để những người quan tâm có thể theo dõi.

Bên cạnh đó, Cục cũng có văn bản gửi Sở NN-PTNT và Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật các tỉnh phổ biến quy định của Trung Quốc liên quan đến việc xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, yêu cầu các đơn vị rà soát tất cả các cơ sở nằm trong đợt kiểm tra lần này của GACC.

Cục cũng đã xây dựng các clip để phổ biến toàn bộ nội dung liên quan đến Nghị định thư một cách trực quan, sinh động, giúp người dân tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng. Bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về vùng trồng và sơ sở đóng gói cũng đã được tập hợp thành cuốn sách; đưa lên website của Cục rồi, người dân chỉ cần truy cập vào là có thể đọc được.

Thực tế quá trình kiểm tra, chính quyền nhiều địa phương, cơ sở đóng gói và vùng trồng đã chuẩn bị và phối hợp rất tốt. Điển hình như tỉnh Đăk Lăk có văn bản gửi tất cả các huyện/thị trên địa bàn, đồng thời yêu cầu các địa phương bố trí nhân sự và nguồn lực.

Có địa phương còn ơ hờ

Tuy nhiên, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Nguyễn Thị Thu Hương cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế. Đó là, chính quyền một số địa phương có dấu hiệu ơ hờ, chưa quan tâm đúng mức trong công tác chuẩn bị so với tính chất quan trọng của cuộc kiểm tra của GACC.

Empty

Cục Bảo vệ thực vật đã bố trí 22 chuyên gia cùng đội ngũ phiên dịch để hỗ trợ ngôn ngữ cho các cơ sở đóng gói và vùng trồng trong suốt quá trình kiểm tra. Ảnh: Minh Phúc.

Ví dụ như tỉnh Bình Phước, có hơn chục cơ sở đóng gói, vùng trồng nằm trong danh sách kiểm tra đợt này liên hệ với Cục Bảo vệ thực vật xin hoãn, dừng kiểm tra với nhiều lý do khác nhau. Được biết, hiện nay Bình Phước không còn Chi cục Bảo vệ thực vật mà chỉ có Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh.

Trách nhiệm này thuộc về các cơ sở đóng gói, vùng trồng và nhất là chính quyền địa phương. Bởi, theo hướng dẫn của Bộ NN-PTNT, Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật hoặc cơ quan đầu mối về bảo vệ thực vật các địa phương có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra cơ sở đóng gói, vùng trồng, lập biên bản và đề nghị Cục Bảo vệ thực vật đăng ký danh sách để GACC kiểm tra và đưa vào danh sách được xuất khẩu sầu riêng chính ngạch. Còn Cục Bảo vệ thực vật là đơn vị đầu mối liên hệ với phía Trung Quốc để cập nhật thông tin về tình trạng mã số, thực hiện chương trình giám sát định kỳ hàng năm của Cục đối với các địa phương trong quá trình triển khai.

Bà Hương cho rằng, tỉnh Bình Phước có hàng chục đơn vị xin hoãn, dừng kiểm tra đợt này là có vấn đề. Thứ nhất là lãng phí nguồn lực. Bởi, để hoàn thiện hồ sơ, thủ tục và được GACC đưa vào danh sách kiểm tra, xem xét cấp phép xuất khẩu chính ngạch mất rất nhiều thời gian. Thứ hai là lãng phí cơ hội của các cơ sở đóng gói, vùng trồng khác.

“Qua đợt kiểm tra của GACC lần này, tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng ta phải chuẩn bị rất nghiêm túc. Bởi không chỉ sầu riêng, chúng ta đang đàm phán để ký Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch 8 loại quả sang thị trường Trung Quốc. Nếu các địa phương, doanh nghiệp và người nông dân không ý thức đầy đủ tầm quan trọng; không nghiên cứu rõ các quy định của Trung Quốc thì rất khó khăn”, bà Hương chia sẻ.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cần Thơ đề xuất dự án chống ngập, sạt lở bảo vệ gần 2.800ha nội ô

TP Cần Thơ vừa đề xuất Chính phủ đầu tư Dự án chống ngập, chống sạt lở, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ gần 2.800ha.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tặng quà, nước uống cho người dân xã Cẩm Sơn

Bến Tre Sáng 12/5, tại UBND xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam, Hội Nông dân tỉnh Bến Tre phối hợp với các mạnh thường quân tặng quà, nước uống cho bà con địa phương.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm