| Hotline: 0983.970.780

Chiềng Yên “ganh” đua làm giầu

Thứ Sáu 19/03/2010 , 10:13 (GMT+7)

Trong những ngày làm việc tại tỉnh Sơn La về công tác di dân, tái định cư thuỷ điện Sơn La, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hồ Xuân Hùng đã đến bản TĐC Chiềng Yên, xã Chiềng Cọ tìm hiểu đời sống bà con sau 5 năm dọn về nơi ở mới.

Trong những ngày làm việc tại tỉnh Sơn La về công tác di dân, tái định cư thuỷ điện Sơn La, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hồ Xuân Hùng đã đến bản TĐC Chiềng Yên, xã Chiềng Cọ tìm hiểu đời sống bà con sau 5 năm dọn về nơi ở mới.

Khi bản Chiềng Yên ở Quỳnh Nhai mới được di dời ra xã Chiềng Cọ, TX Sơn La, do thay đổi hoàn toàn môi trường sống, quỹ đất hạn hẹp nên đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Để giúp dân bản Chiềng Yên sớm ổn định cuộc sống tại nơi ở mới, Bộ NN- PTNT đã triển khai giới thiệu nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp, hướng dẫn người dân nâng cao hiệu quả đầu tư trong điều kiện ít đất SX bằng cách chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi. 

Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng thăm vườn Xoài của ông Nguyễn Văn Tùng, bản Chiềng Yên 2

Sau 5 năm chuyển về nơi ở mới, nhờ sự hỗ trợ của Chính phủ, người dân đã dần từ bỏ thói quen SX cũ, hình thành tư duy SXNN theo hướng hàng hoá, nhờ vậy đời sống bà con đã trở nên khấm khá hơn. Nhớ lại những ngày đầu nhận đất SX, mỗi hộ chỉ có chừng 0,5ha, so với diện tích hàng chục ha nương rẫy ở Quỳnh Nhai, mọi người không tránh khỏi băn khoăn, không biết làm gì để sống. Hồi ấy, Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Hồ Xuân Hùng đã trực tiếp chỉ đạo các ngành chức năng tập trung tháo gỡ khó khăn cho nhân dân Chiềng Yên, định hướng người dân SXNN theo hướng trồng cây ăn quả đặc sản.

Lần đầu tiên, người Thái ở Chiềng Yên học được cách tận dụng từng mét vuông đất bờ rào, cầu ao…để trồng cây ăn quả. Làm quen với phương thức SX kết hợp giữa chăn nuôi với trồng trọt. Có thể nhận thấy sự đổi thay trong tư duy SX thông qua giống gấc mà Bộ NN- PTNT đã tặng cho Chiềng Yên. Mấy năm qua chỉ tận dụng một góc rào trong vườn, 1/3 số hộ dân trong bản vẫn có thêm nguồn thu ổn định từ 200-300 ngàn đồng mỗi vụ. Tuy số tiền không lớn nhưng việc trồng gấc đã trang bị cho người Thái ở Chiềng Yên ý thức tận dụng triệt để giá trị đất đai. Từng bước dò dẫm, thích nghi tập với tư duy SX mới, làm đến đâu hiệu quả kinh tế theo đến đó nên cả bản đều hào hứng, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. 

Bản chỉ có 60 hộ dân nhưng tổng đàn nhím đạt trên 200 con, đàn lợn đạt 342 con, 30 ha cà phê. Chia trung bình mỗi hộ trong bản có 2 cặp nhím, 6 con lợn và 0,5 ha cà phê. Trong bản đã xuất hiện nhiều mô hình làm giàu như gia đình ông Nguyễn Văn Tùng, bản Chiềng Yên 2 luôn đi trước các hộ dân trong bản, chỉ cần nghe tin ở đâu có giống cây trồng mới, có hiệu quả, ông Tùng lập tức tìm đến để học hỏi và mang về trồng thử nghiệm. Hai năm trước, nghe tin giống đào Mĩ ra quả sớm vụ, giá bán có thể đạt từ 15-20 ngàn/kg, ông là người đầu tiên mang giống đào này về trồng và phổ biến cho bà con trong bản cùng trồng thử nghiệm. Chỉ trong thời gian ngắn diện tích đào của bản Chiềng Yên đã lên tới 5,9 ha.

Ghi nhận ý kiến của bà con, Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng cho rằng điểm đáng mừng nhất khi quay trở lại Chiềng Yên là thấy không khí hăng say lao động SX tại địa phương, thấy cách nghĩ, cách làm tích cực và đời sống được nâng cao. Trong thời gian tới sẽ giao Trung tâm KNKN quốc gia giới thiệu mô hình và hướng dẫn dân bản kĩ thuật chăn nuôi gia cầm. Nhìn chung, chỉ cần bà con cố gắng, Bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất về giống cây trồng, vật nuôi phù hợp, có năng suất cao để dân bản phát triển SX.

Rồi khi Trung tâm Giống cây trồng tỉnh giới thiệu cây xoài, năng suất cao ông lại mạnh dạn đầu tư trồng hàng trăm gốc. Tâm đắc với vườn cây ăn trái của mình ông Tùng cho biết: “Có cây xoài mới sang năm thứ 2 nhưng đã cho quả nặng tới 1,2 kg. Nếu sang năm cả hai vườn xoài và đào Mĩ sẽ cho thu hoạch tốt, tôi sẽ tiếp tục mở rộng diện tích”.

 Nghe tin có đoàn công tác của Bộ NN- PTNT, cả bản sẵn sàng gác lại công việc, tập trung đông đủ tại hội trường UBND xã. Đại diện cho dân bản Chiềng Yên, chị Đinh Thị Yến bộc bạch: “Hiện chúng tôi muốn chăn nuôi gia súc, gia cầm nhưng chưa có giống cho năng suất cao. Mong Bộ NN- PTNT đưa về thật nhiều giống tốt để bà con chăn nuôi”. Niềm mong mỏi của chị Yến cũng là tâm tư của người dân trong bản. Xuất phát từ thực tiễn SX tại địa phương (không thể có điều kiện đất đai như Cò Nòi để biến ngô, sắn trở thành hàng hoá) tổng cộng cả 60 hộ trong bản chỉ được vẻn vẹn 6 ha sắn, 15 ha ngô. Vì vậy, để tăng giá trị nông sản làm ra người dân Chiềng Yên chỉ có cách thúc đẩy chăn nuôi phát triển.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm