| Hotline: 0983.970.780

Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Việc làm (sửa đổi)

Thứ Hai 06/03/2023 , 18:59 (GMT+7)

Chính phủ trình Quốc hội đề nghị cho ý kiến về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) vào Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Ngày 28/2, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long vừa ký tờ trình đề nghị của Chính phủ về Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chính phủ họp phiên chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1/2023. Ảnh: Báo điện tử Đảng cộng sản.

Chính phủ họp phiên chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1/2023. Ảnh: Báo điện tử Đảng cộng sản.

Tại tờ trình này, Chính phủ đề nghị bổ sung thêm 10 dự án luật vào chương trình năm 2023.

Chính phủ vừa có Tờ trình Quốc hội đề nghị cho ý kiến về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) vào Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (tháng 10/2024). Trình Quốc hội thông qua vào Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV (tháng 5/2025). Thời gian Luật có hiệu lực từ 01/01/2026.

Trong đó, tại kỳ họp 5 (tháng 5/2023), Chính phủ đề nghị trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua theo quy trình 1 kỳ họp Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân. Đây là dự án đã được Chính phủ đề nghị bổ sung vào Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.

Cũng tại kỳ họp 5, Chính phủ đề nghị trình Quốc hội cho ý kiến 5 dự án luật gồm: Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Đường bộ; Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Đây là các dự án Luật đã được xác định theo Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 ngày 15/11/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023), Chính phủ đề nghị trình Quốc hội thông qua 5 dự án luật đang đề nghị bổ sung vào chương trình cho ý kiến tại kỳ họp 5.

Cũng tại kỳ họp 6 này, Chính phủ đề nghị trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua theo quy trình 1 kỳ họp Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ.

Năm 2024, Chính phủ đề nghị chương trình gồm 14 dự án luật. Cụ thể, tại kỳ họp 7, trình Quốc hội thông qua 5 dự án luật đã được cho ý kiến tại kỳ họp 6.

Đồng thời, cho ý kiến 7 dự án luật gồm: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Địa chất và Khoáng sản; Luật Phòng không nhân dân.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long.

Tại kỳ họp thứ 8, trình Quốc hội thông qua 7 dự án, là các dự án được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và trình Quốc hội cho ý kiến 2 dự án gồm: Luật Dân số (sửa đổi) và Luật Việc làm (sửa đổi).

Với Dự án Luật Việc làm (sủa đổi) nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, phù hợp của hệ thống pháp luật có sự quản lý, điều tiết cúa nhà nước; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; phù hợp với cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, góp phần thúc đẩy phát triển thị trường lao động, hướng tới đảm bảo việc làm bề vững cho tất cả lao động. Chính phủ đề nghị xây dựng Luật với 4 nhóm chính sách:

Nhóm chính sách quản trị thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, bền vững và hội nhập.

Nội dung chính gồm: phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động đồng bộ, thống nhất; nâng cao năng lực thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động. Nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm (công và tư). Quản lý nguồn lao động, xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động đồng bộ, thống nhất, tập trung, chia sẻ và kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia.

Nhóm chính sách hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp là công cụ quản trị thị trường lao động.

Mục tiêu của nhóm chính sách này nhằm mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp, bảo đảm việc làm cho người lao động, phát huy đầy đủ các chức năng của bảo hiểm thất nghiệp, bảo đảm bảo hiểm thất nghiệp là công cụ quản trị thị trường lao động.

Nội dung chính sách, gồm: mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Hỗ trợ người sử dụng lao động để duy trì việc làm cho người lao động, phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp. Quy định nhằm tăng cường tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề cho người thất nghiệp, khắc phục tình trạng người lao động chỉ nhận trợ cấp thất nghiệp. Quy định các vấn đề về BHTN phù hợp định hướng sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội và chủ trương bỏ mức lương cơ sở theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Công nhân công ty TNHH PouYeun Việt Nam sau giờ tan ca. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Công nhân công ty TNHH PouYeun Việt Nam sau giờ tan ca. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Nhóm chính sách phát triển kỹ năng nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Chính sách này nhằm mục tiêu: Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; tạo thuận lợi cho người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp gắn với đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Các nội dung chính sách, gồm: Quy định đảm bảo đồng bộ, thống nhất khung trình độ quốc gia với khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia; tăng cường sự tham gia của các bên (Nhà nước, người lao động, người sử dụng lao động, cơ sở đào tạo) trong phát triển kỹ năng nghề và đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia. Quy định tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ nghề quốc gia, tăng tính mở và linh hoạt trong việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động. Quy định nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển kỹ năng nghề.

Nhóm chính sách thúc đẩy tạo việc làm theo hướng bền vững.

Mục tiêu của nhóm chính sách nhằm thúc đẩy tạo việc làm theo hướng chủ động, bền vững, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, nhất là cho các nhóm lao động phi chính thức, lao động yếu thế.

Nội dung chính sách, gồm: Quy định chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm theo hướng tạo cơ hội tiếp cận cho mọi lao động có nhu cầu. Quy định chính sách hỗ trợ việc làm theo hướng chủ động, bao phủ cả nhóm lao động phi chính thức, lao động không có giao kết hợp đồng lao động. Quy định các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho một số nhóm lao động yếu thế, đặc thù.

Xem thêm
Vùng nuôi ngao 500ha ven biển huyện Nghĩa Hưng đạt chuẩn quốc tế ASC

Nam Định Vùng nuôi ngao 500ha tại các xã ven biển của huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) được chứng nhận áp dụng nuôi ngao bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế ASC.

Trung Quốc tiêu thụ 4 tỷ quả dừa mỗi năm và cơ hội cho dừa Việt

BẾN TRE Đại diện Vina T&T Group chia sẻ những thuận lợi, thách thức ngành hàng dừa Việt Nam đối mặt khi chinh phục thị trường tỷ dân Trung Quốc.

Tháp đôi Prime Thái Nguyên mừng tân gia, chào đón giáng sinh và năm mới 2025

Năm 2025 sắp gõ cửa, mang theo những hy vọng và ước mơ mới. Năm 2024, Tháp đôi Prime vui mừng chào đón những cư dân đầu tiên về sinh sống tại toà nhà.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.