| Hotline: 0983.970.780

'Chỗ dựa' của bà con xóm Cây Hồng

Thứ Hai 18/10/2021 , 07:30 (GMT+7)

Ông Nông Văn Huấn, dân tộc Tày, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng xóm Cây Hồng, xã Yên Lãng, Đại Từ, Thái Nguyên sản xuất giỏi, được bà con tín nhiệm coi là chỗ dựa.

Mạnh dạn đầu tư

Xóm Cây Hồng nằm dưới chân núi Hồng, giáp ranh giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang. Xóm có 136 hộ gia đình với 520 nhân khẩu của đồng bào 4 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan.

Nhằm khai thác hiệu quả đất rừng của xóm, ông Nông Văn Huấn đã mạnh dạn vay vốn đầu tư mở xưởng chế biến gỗ, tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều người dân địa phương.

Các sản phẩm tại xưởng sản xuất gỗ của ông Huấn luôn đảm bảo đúng tiêu chuẩn, đúng yêu cầu kỹ thuật để giữ uy tín với bạn hàng gần xa. Ảnh: Huy Bình.

Các sản phẩm tại xưởng sản xuất gỗ của ông Huấn luôn đảm bảo đúng tiêu chuẩn, đúng yêu cầu kỹ thuật để giữ uy tín với bạn hàng gần xa. Ảnh: Huy Bình.

Là người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số  tỉnh Thái Nguyên, ông Nông Văn Huấn (58 tuổi), dân tộc Tày cũng đồng thời là gương nông dân sản xuất kinh doanh tiêu biểu của huyện Đại Từ.

Lý do từ nông dân chuyên cấy lúa trồng rừng trở thành ông chủ cơ sở chế biến gỗ có quy mô khá lớn tại địa phương được ông Huấn chia sẻ, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, gia đình tôi đã tự nguyện bàn giao đất canh tác để phục vụ cho việc khai thác tài nguyên của công ty than Núi Hồng.

Từ những trăn trở và khó khăn bước đầu về tư liệu sản xuất nên gia đình tôi đã mạnh dạn khảo sát thị trường, học hỏi kinh nghiệm huy động vốn để đầu tư vào sản xuất chế biến gỗ lâm sản kết hợp với dịch vụ kinh doanh vận tải hàng hóa. Lúc ban đầu gặp không ít khó khăn như thiếu vốn, thị trường bao tiêu sản phẩm chưa ổn định, kinh nghiệm quản lý kinh doanh còn thiếu.

Từ năm 2014, bằng những việc làm thực tế bản thân tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm thực tế, công việc dần ổn định, đồng vốn ngày càng được nâng lên. Một lần nữa gia đình tôi lại mạnh dạn vay thêm vốn ngân hàng, đầu tư thêm 02 xưởng chế biến gỗ, một xưởng chuyên sản xuất nan, 01 xưởng gỗ băm và 03 xe ôtô vận chuyển hàng hóa, 01 máy xúc. Tổng vốn đầu tư cho các thiết bị, nhà xưởng phục vụ sản xuất hiện nay là trên 4 tỷ đồng chưa kể vốn tái sản xuất.

Thời gian đầu mới bắt tay vào làm, vừa thiếu kinh nghiệm trong quản lý thêm vào đó là tay nghề nhân công chưa vững, ông Huấn đã gặp không ít khó khăn, thậm chí thua lỗ hàng chục triệu đồng do sản phẩm không đạt chuẩn, đối tác từ chối thu mua.

Với bản tính cẩn thận, luôn đề cao chữ tín, ông Huấn đều cẩn thận chọn lọc kỹ chất lượng gỗ đầu vào và hướng dẫn tỉ mỉ cho công nhân bóc, xẻ đúng tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật. Nhờ vậy, đầu ra của sản phẩm dần ổn định hơn, xây dựng được uy tín với bạn hàng. Với nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, cơ sở của ông Huấn hiện sản xuất, bán ra thị trường các sản phẩm từ nguyên liệu gỗ keo, gồm: gỗ thanh, ván dăm và ván ép.

Từ cây gỗ tròn ban đầu, ông Huấn chế thành nhiều sản phẩm, tránh lãng phí và tận thu được hết các thành phẩn, kể cả phế liệu từ gỗ, góp phần tạo ra việc làm, tăng thu nhập ổn định cho gia đình. Ảnh: Huy Bình.

Từ cây gỗ tròn ban đầu, ông Huấn chế thành nhiều sản phẩm, tránh lãng phí và tận thu được hết các thành phẩn, kể cả phế liệu từ gỗ, góp phần tạo ra việc làm, tăng thu nhập ổn định cho gia đình. Ảnh: Huy Bình.

Gỗ thu mua về được phân loại, tuyển chọn và cắt khúc theo đúng kích thước. Với sản phẩm ván ép, phải đưa vào máy để bóc vỏ, sau đó mới đưa vào máy bóc gỗ để tạo ra ván lạng và đem đi phơi. Yêu cầu tiêu chuẩn về độ ẩm của ván ép rất khắt khe, phải đạt đúng tiêu chuẩn thì khách hàng mới chấp nhận, nếu không hàng sẽ bị trả lại.

Trao đổi với chúng tôi, ông Huấn cho rằng nhờ được thu mua dễ dàng, bà con nhận thấy giá trị của rừng trồng rất cao nên những năm gần đây rất chịu khó đầu tư vào trồng rừng. Giá thu mua hiện tại, 1ha keo từ 5-7 năm tuổi vào khoảng từ 100 -150 triệu đồng, là nguồn thu rất lớn với đồng bào miền núi. Hầu hết các diện tích đều được trồng và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật nên chất lượng cây khá đồng đều.

Cơ sở sản xuất của ông Huấn giải quyết việc làm cho hàng chục lao động với thu nhập bình quân 7 - 8 triệu đồng/tháng. Ảnh: Huy Bình.

Cơ sở sản xuất của ông Huấn giải quyết việc làm cho hàng chục lao động với thu nhập bình quân 7 - 8 triệu đồng/tháng. Ảnh: Huy Bình.

Hỗ trợ đồng bào

Năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, sản phẩm tiêu thụ chậm song cả 3 xưởng của ông Huấn vẫn đang sản xuất khá đều đặn, dự kiến doanh thu khoảng 7 tỷ đồng, lợi nhuận trên 1 tỷ đồng.

Ông Hoàng Công Toàn, Phó Chủ tịch UNBD xã Yên Lãng đánh giá, với vai trò là cán bộ cơ sở, ông Nông Văn Huấn đồng thời là tấm gương tiêu biểu trong phong trào làm kinh tế giỏi nên rất có uy tín với đồng bào các dân tộc tại địa phương. Không chỉ riêng ông Huấn mà các thành viên trong gia đình cũng rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội như: ủng hộ các hoạt động từ thiện, giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn… Cơ sở sản xuất, chế biến gỗ của gia đình ông Nông Văn Huấn đã tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng từ 35 đến 40 lao động với mức thu nhập từ 170 nghìn đến 300 nghìn đồng/ngày tuỳ vị trí công việc.

Ông Toàn cho biết thêm, triển khai kế hoạch trồng rừng năm 2021, xã đạt 170,5% kế hoạch năm với tổng diện tích 34,1ha. Trong đó, trồng theo dự án là 26,1 ha, nhân dân tự bỏ vốn ra trồng 8ha. Dự kiến trồng rừng thay thế là 20 ha.

Từ đầu năm đến giờ, trên địa bàn xã khai thác gần 2.000 m3 gỗ. Tổng diện tích rừng sản xuất của bà con vào khoảng 1.200 ha rừng sản xuất. Xã hiện có 03 cơ sở sản xuất, chế biến gỗ nhưng cơ sở của ông Huấn có quy mô lớn nhất và hoạt động hiệu quả nhất, có thể tiêu thụ 30% lượng gỗ khai thác hàng năm của địa phương. Đây là chỗ dựa rất chắc chắn để bà con trong xóm Cây Hồng và cả các xóm khác trong và ngoài xã Yên Lãng yên tâm đầu tư phát triển rừng sản xuất.

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.