| Hotline: 0983.970.780

Chống suy thoái đạo đức thế nào?

Thứ Ba 13/12/2016 , 08:21 (GMT+7)

Trong thời gian vừa qua, vấn đề suy thoái đạo đức, sự lệch lạc về văn hóa đã được đặt ra như một thách thức trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Để làm rõ hơn tác động qua lại giữa những vấn đề mới đặt ra trong văn hóa và đạo đức xã hội, cũng như việc triển khai chính sách pháp luật về văn hóa, xã hội vào cuộc sống, bà Từ Thị Loan (ảnh), Quyền Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam đã bày tỏ một số ý kiến.

18-04-28_lon
 

Có ý kiến cho rằng, hiện nay, tình trạng xuống cấp về đạo đức, văn hóa của một bộ phận trong xã hội là có nguyên nhân từ các chính sách về văn hóa còn bất cập. Từ góc độ nghiên cứu xã hội, bà nhìn nhận về vấn đề này như thế nào?

Tình trạng xuống cấp đạo đức, văn hóa trong xã hội là một vấn đề phức tạp, có nguyên nhân sâu xa và trực tiếp, trong đó có những nguyên nhân về nền tảng kinh tế, xã hội, pháp luật, giáo dục...

Tất nhiên trong đó cũng có nguyên nhân từ các chính sách về văn hóa, nhưng không phải là nguyên nhân căn bản. Ngành văn hóa đang nỗ lực phối hợp cùng các bộ, ngành tiến hành các biện pháp tích cực để ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức, suy thoái về lối sống.

Tuy nhiên, công việc này cần sự tham gia, phối hợp của cả hệ thống chính trị, của các bộ, ban, ngành, đoàn thể, của các nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Một mình ngành văn hóa khó có thể giải quyết được triển để.

Về phía ngành văn hóa, căn cứ trên chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, chúng tôi đang tích cực thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề xuống cấp đạo đức.

Trước mắt, ngành đã có những giải pháp kiên quyết nhằm chấn chỉnh những biểu hiện tiêu cực về đạo đức trong hoạt động thể dục thể thao, trong hoạt động du lịch, trong gia đình, trong hoạt động kinh doanh, trong văn hóa công sở...

Tiếp theo, chúng tôi sẽ phối hợp với các bộ, ngành khác triển khai những hoạt động thiết thực nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức và góp phần xây dựng văn hóa, con người Việt Nam trong tình hình mới.

Theo bà, vai trò của văn hóa nghệ thuật trong việc chống xuống cấp, suy thoái đạo đức hiện nay như thế nào?

Sứ mệnh của văn hóa nghệ thuật là hướng con người đến những giá trị CHÂN- THIỆN- MỸ, đặc biệt là những giá trị đạo đức. Những người làm văn hóa nghệ thuật luôn thấm nhuần sứ mệnh này và cố gắng chuyển tải đến công chúng sao cho hiệu quả nhất.

Về nội dung, các tác phẩm văn hóa nghệ thuật đều cố gắng phản ánh nhiều chiều, đa dạng cuộc sống muôn màu, muôn vẻ với những chủ đề phong phú.

Các văn nghệ sỹ tập trung ca ngợi, đề cao những giá trị tốt đẹp của con người, biểu dương những tấm gương cao cả, vị tha, trung thực trong cuộc sống và phê phán, lên án những cái ác, cái xấu trong xã hội bằng những tác phẩm đi sâu vào mọi ngóc ngách của cuộc sống, đặc biệt gần đây những vấn đề nổi cộm như xâm hại môi trường, thực phẩm bẩn, đạo đức kinh doanh, tham nhũng hối lộ... đều được đưa ra ánh sáng.

Hình thức thể hiện, các văn nghệ sỹ luôn cố gắng chuyển tải những giá trị đạo đức trong các tác phẩm và hoạt động của mình bằng những phương thức nghệ thuật hữu hiệu nhất. Các vấn đề đạo đức được truyền đạt một cách sinh động, nhẹ nhàng, tự nhiên, nhưng hiệu quả không kém phần sâu sắc.

Các tiểu phẩm, các chương trình ca nhạc, các tác phẩm văn học nghệ thuật luôn lồng ghép chức năng giáo dục với các chức năng như giải trí, nhận thức, thẩm mỹ... nên không cứng nhắc, khô khan, rất dễ đi vào lòng người, dễ dàng cảm hóa, thu phục nhân tâm.

Để phát triển đời sống văn hóa nghệ thuật, phục vụ tích cực cho sự nghiệp đổi mới, hội nhập, theo bà, đâu là những yếu tố quyết định?

Trước hết, bản thân các tác phẩm văn hóa nghệ thuật phải là những tác phẩm có giá trị văn hóa và nghệ thuật cao. Mà để có những kiệt tác văn hóa, văn học nghệ thuật, những tác phẩm đỉnh cao rất cần các văn nghệ sỹ phải vừa có tài, vừa có tâm, có tầm.

Thứ hai, cần tạo môi trường thuận lợi cho sáng tạo văn hóa nghệ thuật, tôn trọng quyền tự do sáng tác, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận của văn nghệ sỹ, phát huy tinh thần dân chủ trong sáng tạo, kích thích tự do sáng tác của văn nghệ sĩ.

Thứ ba, cần quan tâm đãi ngộ thỏa đáng cho các văn nghệ sĩ, tôn vinh ghi nhận cống hiến của họ, có chế độ chính sách phù hợp để họ có thể toàn tâm, toàn ý hiến dâng cuộc đời cho văn chương, nghệ thuật. Trao giải thưởng xứng đáng.

Thứ tư, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động, sinh hoạt văn hóa, làm phong phú đời sống văn hóa, làm lành mạnh môi trường văn hóa. Một khi xã hội có một đời sống văn hóa đầy đủ, đa dạng, một môi trường văn hóa trong lành thì khó có thể có các tệ nạn xã hội, con người mới phát triển được toàn diện.

Thứ năm, cần tăng cường hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu cho văn hóa dân tộc, nâng cao nội lực cho văn hóa Việt Nam, hòa nhập vào dòng chảy chung của văn hóa thế giới.

Xem thêm
Công tử Bạc Liêu trên màn ảnh mờ nhạt cá tính

Công tử Bạc Liêu là nhân vật để lại nhiều giai thoại trong đời sống cộng đồng, nhưng khi được tái hiện thành một tác phẩm điện ảnh lại không mấy ấn tượng.

Messi và Ronaldo vắng tên trong đội hình hay nhất năm của thế giới

2 ngôi sao nổi tiếng không có tên trong danh sách đội hình hay nhất năm 2024 của bóng đá thế giới.

Đại kiện tướng Lê Quang Liêm xếp thứ nhì giải cờ vua quốc tế KPNest

Kỳ thủ cờ vua số 1 Việt Nam từ Mỹ trở về TPHCM thi đấu giải cờ vua quốc tế và kết thúc ở hạng nhì trong bảng mở của nam.

Hàng trăm thú cưng đọ tài sắc tại Vietnam Pet Festival 2024

TP.HCM Ngày 29/6, hàng trăm chó mèo được chủ nhân đưa đến Vietnam Pet Festival 2024 tổ chức tại quận 12 để tham gia các cuộc thi sắc đẹp, thi thời trang.