| Hotline: 0983.970.780

Chưa mưa lũ, dân đã nơm nớp lo ngập lụt

Thứ Hai 15/03/2021 , 10:15 (GMT+7)

Mới tháng 3, chưa đến mùa mưa lũ nhưng người dân ở Quang Kim (huyện Bát Xát, Lào Cai) đã lo lắng lặp lại trận lụt lịch sử 2016, vì sao?

Một điểm bị đổ đất thải trên suối Ngòi San. Ảnh: H.Đ

Một điểm bị đổ đất thải trên suối Ngòi San. Ảnh: H.Đ

Lo lũ lịch sử lặp lại

Ông Trần Quang Phấn là người có uy tín ở thôn Làng Quang (xã Quang Kim) cho biết, khu vực Cửa khẩu Kim Thành là nơi cửa suối Ngòi San của Quang Kim chảy ra sông Hồng. Có rất nhiều xe ô tô của thành phố Lào Cai đổ đất, lấn chiếm vào dòng chảy của con suối này. Đây là vấn đề rất nguy hiểm bởi cửa ngòi vốn đã hẹp, còn bị đổ đất thải khiến dòng chảy bị thắt cổ chai.

Khi mưa lũ xảy ra, người dân Quang Kim sẽ phải hứng chịu. Thực tế là những năm qua, các trận lũ lụt đều gây ảnh hưởng rất lớn đến người dân Quang Kim, ngập nhà, ngập đồng ruộng hàng trăm hộ thiệt hại.

“Chúng tôi đã tổng hợp ý kiến và phản ảnh lên xã rồi Chủ tịch UBND xã nói cũng đã phản ánh về huyện, nhưng chưa thấy can thiệp. Chúng tôi tiếp tục đề nghị UBND huyện Bát Xát trao đổi với thành phố Lào Cai ngăn chặn kịp thời việc đổ đất bừa bãi xuống cửa suối Ngòi San để nhân dân yên tâm”, ông Phấn nói.

Tại Quang Kim với trên 200 hộ dân sinh sống và là xã vùng thấp nên nơi hứng chịu nhiều trận lũ. Mỗi lần mưa lũ, toàn bộ nước thượng nguồn từ Bản Qua, Phìn Ngan, Quang Kim đều đổ dồn về suối Ngòi San rồi chảy ra sông Hồng. Khi suối bị thu hẹp, nước không thoát kịp gây ngập úng toàn bộ đồng ruộng, nhà ở của người dân đặc biệt 2 bên suối ở Ngòi San.

Ông Dương Minh Tiến - Trưởng thôn Làng Quang (xã Quang Kim) cho biết, từ trước đến nay có nhiều trận lũ nhưng kỷ lục nhất là năm 2016 nước lên nhanh, ngập cục bộ cả khu Làng Quang và cánh đồng.

Riêng nhà tôi ngập năm 2016 ngập cao đến 2,7-2,8m. Còn năm 2020, nhà tôi cũng ngập hơn 1m nước. Vì vậy, lúc nào trong nhà cũng chuẩn bị thuyền để phòng trường hợp có lũ còn chạy được đồ đạc”, ông Tiến vừa nói và chỉ tay vào chiếc thuyền ở góc sân nhà.

Tại Quang Kim, tới thời điểm này, những dấu vết của những trận mưa lũ vẫn còn in hằn lên tường nhà hộ dân. Chắt chiu bao năm, họ mới tích cóp được số tiền ít ỏi mua sắm đồ đạc, vật dụng trong nhà, thế nhưng mỗi trận lũ qua lại lấy đi tất cả. Vì vậy, khi dòng suối Ngòi San, nơi thoát nước chính cho Quang Kim bị nắn dòng, bị thắt dòng chảy khiến người dân hết sức lo lắng lặp lại trận lũ lịch sử.

Dấu tích của trận lũ lịch sử năm 2016 tại xã Quang Kim (huyện Bát Xát, Lào Cai). Ảnh: H.Đ

Dấu tích của trận lũ lịch sử năm 2016 tại xã Quang Kim (huyện Bát Xát, Lào Cai). Ảnh: H.Đ

“Cha chung không ai khóc”?

Theo Nghị quyết số 896/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Lào Cai, điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên, thì vào tháng 2/2020 thôn Kim Thành 1, Kim Thành 2 xã Quang Kim (huyện Bát Xát) được sáp nhập về thành phố Lào Cai quản lý. Phân chia địa giới giữa huyện Bát Xát và thành phố Lào Cai chính là hai bên bờ suối Ngòi San.

Ông Tiến cho biết, từ trước thôn Làng Quang có ngập lụt nhưng khoảng cách các năm thưa, 5-6 năm mới bị một lượt. Tuy nhiên, từ ngày làm đường cao tốc phải nắn suối Ngòi San, rồi người ta đổ đất bừa bãi thành ra lòng suối trước rộng mấy chục mét thì nay rất hẹp, còn bị thắt cổ chai.

Ghi nhận tại khu vực cầu Vòm ngược lên, đến cửa suối Ngòi San có nhiều điểm đổ đất mới. Theo người dân, việc đổ trộm đất vào suối diễn ra trong thời gian dài nhưng chính quyền địa phương không có biện pháp triệt để ngăn chặn tình trạng này. Có lẽ nguyên nhân chính do suối là địa bàn giáp ranh giữa thành phố Lào Cai và huyện Bát Xát nên mới có chuyện… mặc kệ, buông lỏng quản lý.

2 bên bờ suối bị đổ trộm đất thải rất nhiều trong đó có cả doanh nghiệp. Cứ động mưa nhỏ đã lũ rồi. Lượng nước không nhiều nhưng bị ép 2 bên dòng thành ra ngập liên tục. Chúng tôi đề nghị các cấp lãnh đạo làm sao can thiệp vào việc đổ đất, lấn suối nhưng tới nay việc đổ đất vẫn diễn ra, vị trưởng thôn nói.

Liên quan vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Tâm - Chủ tịch UBND xã Quang Kim cho rằng, với tác động của môi trường như hiện nay, với những trận mưa gây thiệt hại lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp đối với người dân trên địa bàn xã Quang Kim.

Tại nút thắt cổ chai nơi suối Ngòi San đổ ra sông Hồng, hiện tượng san gạt đất, giữ bờ kè có tác động không nhỏ tới dòng chảy khi mùa mưa lũ đến. Đặc biệt, năm 2021 xác định là năm có tiềm ẩn nhiều nguy cơ về thời tiết. Do vậy, đối với chính quyền địa phương khi phát hiện đã phản ánh ngay và có ý kiến đối với các cơ quan liên quan làm sao phối hợp xử lý việc san lấp, ảnh hưởng dòng chảy.

Xã kiến nghị huyện, tỉnh có biện pháp khơi thông, mở rộng dòng chảy để thoát lũ từ khu vực bên trong ra sông Hồng.

Xem thêm
Bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Thừa Thiên - Huế

THỪA THIÊN - HUẾ Ông Hoàng Đăng Khoa, Phó Tổng Biên tập phụ trách được Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập báo Thừa Thiên - Huế, kể từ ngày 1/11.

Ngăn chặn tàu cá có dấu hiệu vi phạm ngay từ trong bờ

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' của EC trong năm 2024, Sóc Trăng không chỉ kiểm soát tốt đội tàu cá, mà còn tăng cường các biện pháp truy xuất nguồn gốc, giám sát hành trình.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Khóa dược đầu tiên của Đại học Cửu Long nhận bằng tốt nghiệp

Vĩnh Long Ngày 1/11, Trường Đại học Cửu Long tổ chức lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho 141 sinh viên ngành dược hệ đại học chính quy, khóa 21.

Bình luận mới nhất