| Hotline: 0983.970.780

Chuẩn hội nhập giúp hệ thống vận hành tốt hơn

Thứ Sáu 16/12/2022 , 06:05 (GMT+7)

DAPHACO đạt chứng nhận Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập năm 2019 và được thẩm định, gia hạn đều đặn qua các năm.

ảnh theo bài hội nhập

DAPHACO đạt chứng nhận Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập. Ảnh: ảnh: Minh Quân.

Thành lập từ năm 1999, hơn 20 năm nỗ lực không ngừng để trở thành một trong những nhà sản xuất chuyên nghiệp về dây cáp điện dân dụng, với thương hiệu DAPHACO và LION, Công ty Cổ Phần Dây cáp điện DAPHACO có bề dày hoạt động sản xuất, đáp ứng đầy đủ điều kiện sản xuất dây cáp điện phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước lẫn xuất khẩu,nhà xưởng rộng 12.800m2, số lao động chính thức 318 người, mạng lưới phân phối trên 200 đại lý rải đều trên cả nước…

Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập đối với sản phẩm dây cáp điện, sản lượng đạt 264 tấn/tháng. Dòng sản phẩm gồm có dây đơn, dây đôi, dây CXV, CVV, dây pha. Quy trình sản xuất các dòng sản phẩm gồm kéo dây - xoắn - bọc nhựa - đóng gói. Quy trình sản xuất được tự động hóa, áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất như robot và máy bọc tự động tốc độ cao, máy xoắn.

Bộ tiêu chí Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập giúp DAPHACO, không chỉ đầu tư đầu tư máy móc, thiết bị tương thích, công nghệ sản xuất hiện đại với công suất lên đến 30.000 tấn/năm mà còn chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong một hệ thống tự động hóa.

“Bộ tiêu chí rất cần thiết và có ý nghĩa cho một doanh nghiệp phát triển”, ông Nguyễn Trung Tuyến, Phó Chủ tịch Công ty DAPHACO tâm đắc với kết quả vận hành thực tế, trong đó cải thiện kết quả hoạt động ở các khâu, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo chất lượng.

Còn ông Nguyễn Văn Bạn, Giám đốc Sản xuất DAPHACO, cho rằng nhờ áp dụng đầy đủ 12 tiêu chí Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập trong quản lý, điều hành sản xuất và kinh doanh sản phẩm dây cáp điện mà doanh nghiệp duy trì được hoạt động trong thời điểm khó khăn từ 2020 - 2021. “DAPHACO đã duy trì 100% nhân viên trong tình huống khó khăn nhất, bảo đảm sản lượng cung ứng ổn định và chủ động kế hoạch phát triển hơn nữa trong tương lai”.

Ông Bùi Phước Hòa, chuyên gia Ban dự án Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập đánh giá, DAPHACO đầu tư phát triển công nghệ sản xuất hiện đại, máy móc nhập khẩu, đạt chuẩn châu Âu. Nhà máy phân chia việc kiểm tra sản phẩm theo từng thời điểm, từng công đoạn. Các sản phẩm của DAPHACO đều được test từ phòng thử nghiệm sản phẩm với đầy đủ thiết bị đo, máy đo điện trở, thử cách điện, cách nhiệt, điện áp đánh thủng...

Doanh nghiệp áp dụng các công cụ cải tiến 5S, Kaizen trong sản xuất. DAPHACO xây dựng bếp ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe công nhân… Ban dự án xem xét đánh giá thực tế tại nhà máy theo từng năm đối với các doanh nghiệp gia hạn. Việc đánh giá mức độ áp dụng ở từng doanh nghiệp là cơ sở để đưa ra giải pháp khắc phục vấn đề có tính thực tế, quán xuyến cả hệ thống, nhằm mang lại giá trị thiết thực nhất cho doanh nghiệp.

Từ việc kiểm soát chất lượng, giám sát mối nguy, bảo vệ môi trường, an toàn và sức khỏe người lao động, nghĩa vụ thuế, bảo hiểm xã hội, trách nhiệm xã hội, tính minh bạch, đạo đức kinh doanh… được kiểm tra thực tế vừa là cách tái xác nhận của doanh nghiệp vừa là cách phát hiện vấn đề và đưa ra những  điểm mấu chốt cần cải tiến, hoàn thiện, vận hành hiệu quả hơn; cuối cùng là giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững hơn.

Ảnh 2

Robot làm việc trong nhà máy DAPHACO. Ảnh: TL.

Bộ tiêu chí Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập ngành phi thực phẩm được Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao xây dựng trên cơ sở hợp tác với các cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng trong và ngoài nước; Tổng cục Đo lường chất lượng, Quacert 3, Amcham, Eurocham... chọn ra những tiêu chí phổ quát nhất của Việt Nam, các tiêu chuẩn bắt buộc mà các thị trường nhập khẩu lớn trên thế giới đang yêu cầu và tích hợp từ các bộ tiêu chuẩn được thế giới công nhận ở các nước như Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Singapore… Đến nay, đã có có 197 doanh nghiệp và HTX được Hội Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập trao chứng nhận"Hàng Việt Nam chất lượng cao - chuẩn hội nhập", trong đó có 135 đơn vị ngành thực phẩm và 62 đơn vị ngành phi thực phẩm.

EU cấm các sản phẩm nông nghiệp có liên quan đến phá rừng

Liên minh châu Âu (EU) đã tán thành một luật mới hôm 6/12, các công ty cà phê, cao su, đậu nành, gỗ, thịt bò, dầu cọ… phải chứng minh chuỗi cung ứng của doanh nghiệp không góp phần vào việc phá rừng trước khi bán các sản phẩm nói trên vào EU, chỉ ra thời gian và địa điểm các hàng hóa này được sản xuất và thông tin “có thể kiểm chứng” rằng sản phẩm không được trồng trên khu đất hình thành từ việc phá rừng sau năm 2020. Nếu không tuân thủ quy định này, doanh nghiệp có thể bị phạt tới 4% doanh thu kiếm được từ một nước thành viên EU.

Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo

Quyết định dỡ bỏ lệnh cấm được đưa ra sau khi những lo ngại về nguy cơ thiếu gạo giảm bớt, theo Cục Ngoại thương (DGFT) thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, ngày 29/11. Trong một nỗ lực tăng nguồn cung trong nước, Chính phủ liên bang Ấn Độ đã áp đặt thuế xuất khẩu 20% đối với các loại gạo không phải basmati, ngoại trừ gạo đồ.

Nhiều nhà mua hàng quốc tế tìm nguồn cung tại Việt Nam

Triển lãm "Nguồn cung ứng quốc tế" đầu tiên tại Việt Nam sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) từ 26 đến 28/4/2023. Theo ông Hu Wei, CEO Global Sources, , những nhà mua hàng B2B quốc tế bắt đầu tìm kiếm nguồn hàng từ Việt Nam. Việc tổ chức triển lãm chính là cầu nối giao thương trực tiếp cho người mua và nhà cung cấp. Sự kiện dự kiến thu hút hơn 500 gian hàng với hơn 5.000 sản phẩm được trưng bày và hơn 6.000 người mua đến từ Mỹ, châu Âu, châu Á...

HSBC cảnh báo về thời kỳ "ngủ đông" của ngành xuất khẩu

Theo HSBC, trong hai năm vừa qua, các nhà xuất khẩu châu Á đã hưởng lợi nhiều nhờ nhu cầu đối với một số sản phẩm tăng lên. Trong bối cảnh gián đoạn chuỗi cung ứng nhiều lần xảy ra, nhìn chung, Việt Nam vẫn tỏ ra vượt trội, tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu kể từ khi xảy ra căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Đà tăng trưởng này kéo dài tới 6 tháng đầu năm 2022, tuy nhiên, các dấu hiệu giờ đây cho thấy đã đến lúc ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam cần chuẩn bị cho một đoạn đường không mấy bằng phẳng sắp tới.

Cảnh báo Lazy Cakes bánh ngọt tẩm cần sa

Bánh Lazy Cakes thường gọi là “bánh lười”, thực chất được chế dưới dạng bánh ngọt tẩm cần sa mới du nhập vào Việt Nam. Nguyên liệu để làm bánh là cần sa, chiết xuất thành dung dịch rồi trộn hỗn hợp này với bột mì, trái cây khô, sôcôla… nướng, hấp thành bánh và đóng gói bán. Giá bán khoảng 200.000 - 300.000 đồng/bánh. Loại bánh ngọt "độc hại " này nhắm vào giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Tại địa phương, Công an tỉnh Thanh Hóa đã phát đi thông tin cảnh báo ngày 4/12/2022.

Nam Nguyên (Nguồn BSAS)

Xem thêm
Sản phẩm từ mật hoa dừa xuất khẩu chính ngạch sang thị trường thứ 5

Các sản phẩm từ mật hoa dừa do Công ty Sokfarm chế biến đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ và mới đây là Australia.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.