| Hotline: 0983.970.780

Chuông lạ ở Phú Yên

Thứ Sáu 29/06/2012 , 10:45 (GMT+7)

Chuông nặng khoảng 0,3 kg, có chiều cao hơn 15cm, đường kính lòng chuông khoảng 10cm, làm bằng đồng, có màu nâu đỏ.

Những ngày qua nhiều người xôn xao bàn tán về chiếc chuông được cho là lạ của ông Nguyễn Bông (48 tuổi) ngụ xã Hòa Tân Đông, huyện Đông Hòa (Phú Yên).

Theo ông Bông, chuông này được một công nhân lao động tại công trình Thủy điện Sơn La nhặt được cách đây 7 năm, sau đó bán lại cho ông Bông.

Chuông nặng khoảng 0,3 kg, có chiều cao hơn 15cm, đường kính lòng chuông khoảng 10cm, làm bằng đồng, có màu nâu đỏ. Trên chóp chiếc chuông có hình nổi một con rồng, bên thân chuông có hình 3 vị phật, giữa các vị phật là những dòng chữ tượng hình. Ông Bông cho biết cách đây không lâu đã có vài người sưu tầm đồ cổ ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội trả giá khá cao nhưng ông chưa bán vì chưa hiểu hết giá trị của chiếc chuông này.

Nhiều năm nay, ông Bông đã đem chiếc chuông này đi khắp nơi nhờ các nhà sư giải mã những ký tự trên chuông, cũng như thẩm định giá trị của cổ vật này. “Nhưng các nhà sư chỉ biết đây là “chuông rung thiên long tam cõi”, là vật dùng để thờ phụng nhưng chưa một lần nhìn thấy chuông loại này. Các nhà sư cũng không thể dịch hết những ký tự trên thân chiếc chuông để xác định niên đại cũng như giá trị của nó”, ông Bông nói.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm