| Hotline: 0983.970.780

Tỉnh Hậu Giang mở rộng phạm vi thí điểm uống sữa học đường

Thứ Tư 04/11/2020 , 20:10 (GMT+7)

Năm 2020-2021, Hậu Giang sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi thí điểm chương trình sữa học đường nhằm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, nâng cao thể lực, trí tuệ cho trẻ em.

Ông Trần Trung Dũng, Chi cục phó Chi cục Dân số Kế hoạch hóa Gia đình tỉnh Hậu Giang phát biểu tại buổi tập huấn cho hơn 200 giáo viên và học sinh tại trường Hòa Mỹ. Ảnh: Dũng Thanh.

Ông Trần Trung Dũng, Chi cục phó Chi cục Dân số Kế hoạch hóa Gia đình tỉnh Hậu Giang phát biểu tại buổi tập huấn cho hơn 200 giáo viên và học sinh tại trường Hòa Mỹ. Ảnh: Dũng Thanh.

Trong năm học trước, tỉnh Hậu Giang đã thí điểm chương trình sữa học đường (SHĐ) tại trường Tiểu học Hòa Mỹ 1, xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, nơi có 420 học sinh theo học. Thông qua chương trình, ngân sách tỉnh và Vinamilk hỗ trợ 100% kinh phí uống sữa cho các em thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo với số lượng là 163 em.

Kinh phí uống sữa của các học sinh thuộc các diện còn lại do UBND huyện Phụng Hiệp, Vinamik và phụ huynh cùng chi trả. Từ tháng 12/2019 đến tháng 5/2020, các em học sinh đăng ký tham gia chương trình đều được uống một hộp sữa tươi với dung tích 180ml, theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Trong năm học 2020-2021 này, tỉnh sẽ mở rộng phạm vi triển khai Sữa học đường tại 4 trường tiểu học tại 4 huyện của tỉnh gồm: Hòa Mỹ 1 (huyện Phụng Hiệp), Ngô Hữu Hạnh 1 (huyện Châu Thành), Lương Nghĩa 3 (huyện Long Mỹ), và Vĩnh Trung 4 (huyện Vị Thủy).

Để chuẩn bị cho công tác triển khai SHĐ, theo kế hoạch, Chi cục Dân số Kế hoạch hóa Gia đình tỉnh và Vinamilk sẽ tổ chức các buổi tập huấn cho cả giáo viên và phụ huynh của 04 trường tiểu học, đảm bảo 100% Ban Giám hiệu và giáo viên tại các trường được bồi dưỡng kiến thức liên quan đến chương trình; đồng thời, tuyên truyền về ý nghĩa nhân văn của Sữa học đường, tạo cơ hội cho trẻ được uống sữa mỗi ngày đi học.

Các khách mời, thầy cô giáo và phụ huynh trường Tiểu học Ngô Hữu Hạnh 1 tham dự buổi tập huấn. Ảnh: Dũng Thanh.

Các khách mời, thầy cô giáo và phụ huynh trường Tiểu học Ngô Hữu Hạnh 1 tham dự buổi tập huấn. Ảnh: Dũng Thanh.

Ông Trần Trung Dũng, Chi cục phó Chi cục Dân số Kế hoạch hóa Gia đình tỉnh Hậu Giang cho biết, “Qua một năm triển khai tại trường Hòa Mỹ 1, chúng tôi nhận được sự ủng hộ, quan tâm chỉ đạo từ phía Chính quyền địa phương cũng như sự hưởng ứng nhiệt tình từ tất cả các phụ huynh học sinh.

Khi tham gia chương trình Sữa học đường, các em được cung cấp đều đặn mỗi ngày 1 hộp sữa khi đến trường trong suốt năm học, bổ sung dưỡng chất giúp phát triển trí não và thể lực.”

Tại các buổi tập huấn, các bác sĩ dinh dưỡng đến từ Vinamilk trao đổi với Ban Giám hiệu, thầy cô và phụ huynh về kiến thức dinh dưỡng, hướng dẫn bảo quản sữa, và giải đáp các thắc mắc xoay quanh chương trình.

Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Vĩnh Hoàng Oanh, Trung tâm Tư vấn Dinh dưỡng Vinamilk tập huấn kiến thức chuyên môn về dinh dưỡng cho trẻ. Ảnh: Dũng Thanh.

Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Vĩnh Hoàng Oanh, Trung tâm Tư vấn Dinh dưỡng Vinamilk tập huấn kiến thức chuyên môn về dinh dưỡng cho trẻ. Ảnh: Dũng Thanh.

Ông Phạm Công Danh, Phó Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Châu Thành chia sẻ: “Hôm nay, được nghe phần trình bày của bác sĩ đến từ Trung tâm Tư vấn Dinh dưỡng Vinamilk, tôi mong rằng ngoài việc áp dụng hiệu quả vào chương trình tại các trường thì quý phụ huynh, giáo viên còn có thể vận dụng phần nào các kiến thức dinh dưỡng vào trong khẩu phần ăn uống của con em mình khi ở nhà, giúp các cháu phòng chống các bệnh về suy dinh dưỡng và phòng chống bệnh tật.”

Thận trọng và bài bản trong công tác triển khai chương trình sữa học đường để đảm bảo an toàn và hiệu quả, tỉnh Hậu Giang đã cho thấy sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh trong việc đầu tư chăm sóc dinh dưỡng, cải thiện tầm vóc cho học sinh tại địa bàn tỉnh.

Đặc biệt, trong giai đoạn khó khăn do Covid-19, chương trình này đã giúp san sẻ phần nào chi phí với phụ huynh, chỉ cần một khoản nhỏ hàng tháng nhưng vẫn có thể yên tâm con em mình được bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết góp phần nâng cao sức khỏe và đề kháng khi đến lớp.

Nhờ những ý nghĩa thiết thực như vậy, chương trình Sữa học đường tỉnh Hậu Giang đang nhận được sự ủng hộ tích cực, đặc biệt là phụ huynh học sinh với mong đợi chương trình sớm được nhân rộng.

Chương trình sữa học đường đang phát huy những lợi ích tích cực trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho học sinh mầm non và tiểu học tại nhiều tỉnh thành. Ảnh: Dũng Thanh.

Chương trình sữa học đường đang phát huy những lợi ích tích cực trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho học sinh mầm non và tiểu học tại nhiều tỉnh thành. Ảnh: Dũng Thanh.

Hậu Giang là địa phương thứ 3 thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long triển khai Sữa học đường. Chương trình được tỉnh tổ chức theo hình thức đấu thầu công khai, minh bạch với công ty được chọn cung cấp sữa và triển khai chương trình là Vinamilk, đơn vị có kinh nghiệm triển khai tại 23 tỉnh thành trên cả nước.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm