| Hotline: 0983.970.780

Chương trình tái chế học đường tiếp tục triển khai trên diện rộng sau dịch Covid-19

Thứ Sáu 26/06/2020 , 09:11 (GMT+7)

Sau thời gian giãn cách xã hội do dịch Covid-19, các em học sinh trong cả nước đã quay trở lại trường học được gần hai tháng.

Tích cực phối hợp với các đối tác nhằm mở rộng mạng lưới thu gom vỏ hộp sữa công cộng.

Tích cực phối hợp với các đối tác nhằm mở rộng mạng lưới thu gom vỏ hộp sữa công cộng.

Chương trình phân loại, thu gom và tái chế vỏ hộp sữa do Tetra Pak phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài nguyên và Môi trường tại Hà Nội và TP. HCM cùng các đối tác tiếp tục được triển khai với nhiều kết quả tích cực, đánh dấu thành công trong năm đầu tiên triển khai chương trình trên diện rộng.

Cụ thể, trên 1.400 trường tiểu học và mầm non tại Hà Nội và TP. HCM đã tham gia chương trình. Trong đó, tất cả các trường tham gia chương trình đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn các em học sinh phân loại vỏ hộp sữa sau khi uống, từ đó đảm bảo chất lượng vỏ hộp thu gom đạt tiêu chuẩn để tái chế.

Tham gia chương trình, các em học sinh đã được hướng dẫn cách xử lý vỏ hộp sữa sau khi uống như cho ống hút vào trong hộp, làm dẹp, dán sticker lên miệng hộp và bỏ vào đúng nơi quy định.

Vỏ hộp sữa sau đó được đối tác của Tetra Pak thực hiện thu gom định kỳ hai tuần một lần và chuyển về nhà máy Giấy Đồng Tiến Bình Dương để tái chế thành các sản phẩm hữu ích như giấy công nghiệp và tấm lợp, tấm phẳng sinh thái...

Ông Tạ Bảo Long, Giám đốc Truyền thông, Tetra Pak Việt Nam cho biết: “Tầm nhìn của chúng tôi là tái chế toàn bộ vỏ hộp sữa mà Tetra Pak cung cấp cho thị trường Việt Nam và chương trình thu gom, phân loại, tái chế vỏ hộp sữa tại các trường học là một trong những hành động thực tiễn giúp chúng tôi biến tầm nhìn này trở thành hiện thực.

Thông qua chương trình, chúng tôi hướng đến mục tiêu giúp các em học sinh hình thành thói quen phân loại và thu gom vỏ hộp sữa sau khi uống không chỉ tại trường mà còn tại gia đình và lan tỏa ra toàn xã hội”.

“Đây là năm đầu tiên chúng tôi triển khai chương trình trên diện rộng sau khi đã thí điểm thành công tại TP.HCM trong năm học 2018-2019. Chúng tôi rất vui mừng trước các kết quả chương trình đã đạt được và đây sẽ là mô hình cơ sở để các địa phương có thể học tập và áp dụng,” ông Tạ Bảo Long cho biết thêm.

Ngoài việc thu gom và phân loại vỏ hộp sữa tại trường học, Tetra Pak cũng đang tích cực phối hợp với các đối tác nhằm mở rộng mạng lưới thu gom vỏ hộp sữa công cộng để người tiêu dùng có thể mang vỏ hộp sữa đã được xử lý đến và đem đi tái chế. Hiện nay, Tetra Pak đã có trên 30 điểm thu gom vỏ hộp sữa công cộng tại nhiều tỉnh, thành phố.

Một số hình ảnh về hoạt động của chương trình phân loại, thu gom và tái chế vỏ hộp 

Vỏ hộp được tái chế thành các sản phẩm hữu ích như giấy công nghiệp và tấm lợp, tấm phẳng sinh thái....

Vỏ hộp được tái chế thành các sản phẩm hữu ích như giấy công nghiệp và tấm lợp, tấm phẳng sinh thái....

Các em nhỏ hình thành thói quen tự gấp vỏ hộp sữa sau khi uống và để vào nơi thu gom mà không cần sự giám sát của các cô.

Các em nhỏ hình thành thói quen tự gấp vỏ hộp sữa sau khi uống và để vào nơi thu gom mà không cần sự giám sát của các cô.

Tất cả các trường tham gia chương trình đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn các em học sinh thu gom, phân loại vỏ hộp sữa đúng cách.

Tất cả các trường tham gia chương trình đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn các em học sinh thu gom, phân loại vỏ hộp sữa đúng cách.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất