| Hotline: 0983.970.780

Chuyên gia Mỹ nói 'sẽ có vacxin coronavirus vào đầu năm tới'

Thứ Bảy 01/08/2020 , 15:20 (GMT+7)

Chuyên gia hàng đầu về các bệnh truyền nhiễm của Mỹ, tiến sĩ Anthony Fauci lạc quan cho rằng, vacxin coronavirus sẽ có vào đầu năm 2021.

Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ. Ảnh: RT/Getty

Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ. Ảnh: RT/Getty

Ông Fauci hiện là chuyên gia số một giúp chính phủ Mỹ đưa ra những hướng dẫn phản ứng đối phó đại dịch Covid-19. Phát biểu tại cuộc họp với một tiểu ban của Hạ viện Mỹ chiều qua, ông Fauci đã "lạc quan một cách thận trọng rằng sẽ có vacxin coronavirus vào cuối năm nay và sẽ được sản xuất hàng loạt vào đầu năm 2021".

Theo ông Anthony Fauci, loại vacxin coronavirus an toàn và hiệu quả có thể sẵn sàng để phân phối vào năm 2021, tuy nhiên không nên tiêm ngừa đại trà trên quy mô toàn quốc ngay lập tức. Vị chuyên gia này cho biết, sẽ có một danh sách ưu tiên dựa trên các khuyến nghị từ đội ngũ cố vấn khoa học.

Được biết, hiện Viện Y tế Quốc gia Mỹ và Tập đoàn dược phẩm Moderna đang phối hợp phát triển một loại vacxin đặc trị coronavirus và đã bước vào thử nghiệm giai đoạn cuối trên người vào hôm thứ Hai.

Ngoài ra, một loại vacxin tiềm năng khác cũng đang trong giai đoạn phát triển cuối cùng do Anh và Trung Quốc kết hợp nghiên cứu. Trong khi đó, liên minh châu Âu hôm 31/7 đã chính thức đồng ý để nhà sản xuất dược phẩm Sanofi của Pháp sẽ cung cấp cho khối này 300 triệu liều vacxin coronavirus để cung cấp cho toàn bộ công dân 27 quốc gia trong khối.

Trước đó, Pháp, Đức, Hà Lan và Italia cũng đã hình thành riêng rẽ các tổ chức hợp tác nghiên cứu và sản xuất vacxin. Có nguồn tin cho rằng, công ty dược phẩm AstraZeneca của Anh đã trúng gói thầu cung cấp tới 400 triệu liều vacxin cho các nước EU với giá gốc.

Theo trang Worldometers, tính ngày 1/8/2020 thế giới đã có xấp xỉ 18 triệu người mắc Covid-19, trong đó 681.936 người đã chết và 11.142.804 người đã khỏi bệnh. Ba quốc gia dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm và tử vong đến nay là Mỹ, Brazil và Ấn Độ.

Tính đến cuối tháng 7/2020, tại khu vực châu Âu đã có trên 1,7 triệu ca nhiễm coronavirus. Điều đáng báo động là có nhiều dấu hiệu cho thấy, số ca nhiễm virus đã bắt đầu tăng trở lại ở một số quốc gia, gây ra những lo ngại về một làn sóng lây nhiễm thứ hai.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, đại dịch Covid-19 là một cuộc khủng hoảng y tế một trăm năm nay mới xảy ra một lần và những tác động của nó sẽ còn kéo dài trong nhiều thập kỷ nữa.

Trước đó, ông Fauci cũng bày tỏ những lo ngại về độ an toàn của vacxin coronavirus do các công ty Trung Quốc và Nga nghiên cứu sản xuất khi một số đơn vị của họ đang thuộc nhóm dẫn đầu cuộc đua vacxin coronavirus, trong đó Nga tuyên bố sẽ trở thành nước đầu tiên sản xuất được vacxin trong tháng 9 tới.

Tại cuộc họp điều trần trước Hạ viện hôm qua, ông Fauci cũng thẳng thắn bày tỏ hy vọng Trung Quốc và Nga sẽ "thực sự tiến hành thử nghiệm vacxin trước khi họ dùng nó cho bất cứ ai".

Vị chuyên gia hàng đầu về các bệnh truyền nhiễm cũng tin rằng, nước Mỹ sẽ không phải lệ thuộc vào các nước khác trong vấn đề này.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.