Báo Nông Nghiệp

Thứ Ba, 8/4/2025 9:52 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Chuyên gia kinh tế: Công thức tính thuế mới của Mỹ còn quá sơ sài

Thứ Sáu 04/04/2025 , 11:09 (GMT+7)

Theo các chuyên gia kinh tế Mỹ, cuộc tái cấu trúc thương mại của Tổng thống Trump có mục tiêu vô lý và sẽ không thể đưa thâm hụt thương mại về 0.

Công thức chưa phản ánh đúng thực tế thâm hụt thương mại

Nhiều nhà kinh tế nhận định, công thức tính thuế quan đối ứng mà Nhà Trắng đang sử dụng quá sơ sài, không đủ hiệu quả đạt được mục tiêu loại bỏ thâm hụt thương mại của Mỹ. Thậm chí, bản thân mục tiêu này cũng bị xem là vô lý.

Dù vậy, chính quyền Tổng thống Trump vẫn kiên quyết bảo vệ lập trường, cho rằng đây là bước đi cần thiết để “phá vỡ” một hệ thống thương mại quốc tế bị cho là đang gây bất lợi cho người lao động và các nhà sản xuất Hoa Kỳ.

Theo kế hoạch vừa được công bố ngày 3/4, Mỹ sẽ áp mức thuế cơ bản 10% đối với gần như tất cả các  hàng nhập khẩu, cộng thêm một mức thuế bổ sung riêng biệt cho khoảng 60 quốc gia, dựa trên tình trạng thâm hụt thương mại song phương.

Chính cách tính toán để đưa ra các mức thuế này là điều mà các chuyên gia đang chỉ trích gay gắt.

Các nhà kinh tế chỉ trích công thức này vì mặc định rằng thâm hụt thương mại là hệ quả của các hành vi thương mại không công bằng từ phía đối tác. Họ chỉ ra rằng, phép tính về thâm hụt thương mại dường như đã loại bỏ lĩnh vực dịch vụ, vốn chiếm phần lớn GDP và kim ngạch kinh tế Mỹ, khiến cho cán cân thương mại bị bóp méo, phản ánh không đúng bản chất giao thương giữa các nước. Họ cũng cho rằng không có gì gọi là “đối ứng”, khi các mức thuế phạt không phản ánh rào cản thương mại thực tế mà các nước đang áp đặt lên hàng hóa Mỹ.

Ông Douglas Holtz-Eakin, Chủ tịch Diễn đàn Hành động Mỹ, chuyên gia kinh tế Đảng Cộng hòa. Ảnh: Channelnomics. 

Ông Douglas Holtz-Eakin, Chủ tịch Diễn đàn Hành động Mỹ, chuyên gia kinh tế Đảng Cộng hòa. Ảnh: Channelnomics

“Đây là một chính sách sai lầm được xây dựng trên một nền tảng thiếu cơ sở,” ông Douglas Holtz-Eakin, Chủ tịch Diễn đàn Hành động Mỹ, chuyên gia kinh tế Đảng Cộng hòa, nhận xét.

Chính quyền Mỹ thì cho rằng cách tiếp cận của họ đã tính tới cả thuế quan lẫn các rào cản phi thuế quan như quy định pháp lý khắt khe hay thao túng tiền tệ. Nhưng các nhà kinh tế lập luận rằng, thâm hụt thương mại không chỉ do những yếu tố đó gây ra. Ví dụ, chuối hay cà phê không thể trồng được đại trà ở Mỹ, nên nước này bắt buộc phải nhập khẩu - và do đó sẽ có thâm hụt với những quốc gia xuất khẩu các mặt hàng đó.

Một ví dụ khác là Canada - nơi Mỹ đang có thâm hụt thương mại, nhưng không phải vì các rào cản thương mại, mà một phần do Canada xuất khẩu sang Mỹ một loại dầu nặng mà các nhà máy lọc dầu Mỹ rất phù hợp để xử lý.

“Các quy tắc của thế giới hiện nay nghiêng hẳn về phía bất lợi cho chúng ta”, ông nói thêm.

Cần đi tìm gốc rễ cho bài toán thâm hụt thương mại 

Bên cạnh việc đặt nghi vấn về phương pháp của chính quyền, các chuyên gia thương mại quốc tế còn cho rằng việc áp thuế phạt đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ không đạt được mục tiêu mà chính quyền đã đề ra - đưa thâm hụt thương mại của Mỹ về con số 0.

Công thức nói trên tạo ra sự chênh lệch rõ rệt giữa các quốc gia, đặc biệt là những nước có thặng dư thương mại lớn với Mỹ. Ví dụ, Việt Nam và Campuchia bị áp mức thuế phạt rất cao - lần lượt 46% và 49% - do thâm hụt thương mại tăng mạnh trong thời gian gần đây.

Trong khi đó, Liên minh châu Âu có mức thâm hụt thấp hơn chỉ bị áp thêm 20%. Những nước không có thâm hụt thương mại với Mỹ - ví dụ như Anh, Brazil hay Singapore - chỉ phải chịu mức thuế cơ bản 10%.

Ông Maury Obstfeld, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson. Ảnh: Viện Peterson. 

Ông Maury Obstfeld, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson. Ảnh: Viện Peterson. 

Ông Maury Obstfeld, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, cho biết, hệ thống mới này chỉ đơn giản là tái phân bổ các mối quan hệ thương mại của Mỹ. Những quốc gia bị áp mức thuế quá cao có thể chuyển hướng xuất khẩu của họ sang các quốc gia khác có mức thuế thấp hơn, dù hàng hóa đi đường vòng đó vẫn phải chịu mức thuế 10%. Ông cũng cho biết, người tiêu dùng có thể sẽ chuyển sang mua các sản phẩm tương tự từ các quốc gia bị áp mức thuế thấp hơn.

“Tất cả những gì chúng ta đang làm ở đây chỉ là tái cơ cấu các mối quan hệ thương mại theo cách gây tổn hại, khi đánh mạnh vào những lĩnh vực có giá trị kinh tế cao nhất với nước Mỹ, mà lại không giải quyết được gốc rễ của vấn đề thâm hụt thương mại của đất nước với phần còn lại của thế giới”, ông nói.

Ông Holtz-Eakin cho rằng, các mức thuế phạt này là tùy tiện, “Tổng thống Trump có thể thích như vậy, vì mọi thứ cuối cùng sẽ phụ thuộc vào việc đàm phán với từng quốc gia”, ông nói. “Điều đó hấp dẫn với ông ấy, nhưng lại là một chính sách tệ hại đối với hệ thống thương mại toàn cầu”.

Xem thêm
Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.

Bình luận mới nhất