| Hotline: 0983.970.780

Chuyên gia quốc tế đánh giá cao tiềm năng điện gió Việt Nam

Thứ Tư 10/06/2020 , 14:46 (GMT+7)

Việt Nam có thể trở thành nhà sản xuất điện gió ngoài khơi số 1 thế giới nếu khơi dậy tiềm năng to lớn dọc theo bờ biển dài 3.000 km.

Điện gió ngoài khơi của Việt Nam sẽ là mảng đầu tư hấp dẫn. Ảnh: AFP 

Điện gió ngoài khơi của Việt Nam sẽ là mảng đầu tư hấp dẫn. Ảnh: AFP 

Nghiên cứu dựa trên phân tích nền và lập bản đồ tài nguyên do Cơ quan Năng lượng Đan Mạch (DEA) khẳng định, nếu được khai thác triệt để Việt Nam có thể tạo ra công suất lên tới 160GW năng lượng tái tạo, thay thế điện than truyền thống.

Hiện công suất phát điện của Việt Nam ở vào khoảng 54GW và chính phủ đang xây dựng kế hoạch tăng gấp đôi sản lượng, lên 130GW trong vòng thập kỷ tới. Theo đánh giá của các chuyên gia Đan Mạch, công nghệ điện gió ngoài khơi có thể chứng minh là một phương án hấp dẫn và khả thi để thực hiện bước nhảy vọt đó.

Ông Erik Kjær, cố vấn cao cấp của DEA nói, Việt Nam may mắn có đường bờ biển rất dài và tốc độ gió tốt. Do vậy nếu đề ra các mục tiêu và khung chính sách phù hợp thì tiềm năng là rất lớn, khi công nghệ có thể đóng góp rất lớn vào việc cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường từ nguồn cung cấp điện hiện nay.

Điện gió và điện mặt trời sẽ là lời giải cho cơn khát thiế đện của Việt Nam trong tương lai. Ảnh: AFP

Điện gió và điện mặt trời sẽ là lời giải cho cơn khát thiế đện của Việt Nam trong tương lai. Ảnh: AFP

“Mặc dù có thể sẽ không cần tới nhiều nguồn năng lượng như vậy trong một hệ thống năng lượng quốc gia đa dạng, nhưng quy mô khổng lồ sẽ khiến chính phủ và các nhà đầu tư Việt Nam có lý do để thúc đẩy công nghệ”, giám đốc Ủy ban Năng lượng gió toàn cầu khu vực châu Á Liming Qiao nhận xét.

Theo bà Qiao, lợi thế tuyệt đối này có thể đưa Việt Nam trở thành vị trí thủ lĩnh trong khu vực Đông Nam Á khi đầu tư vươn xa hơn, thay vì tập trung vào ven bờ lẻ tẻ như hiện nay.

Theo báo cáo hồi tháng 3 của nhóm tác giả chuyên gia năng lượng tái tạo thì hiện Việt Nam đang có khoảng 14,7GW công suất năng lượng gió, bao gồm cả trên bờ và gần bờ. Dự đoán đến năm 2030, Việt Nam có thể sở hữu từ 10GW đến 12GW năng lượng gió ngoài khơi trực tiếp, chiếm khoảng một phần ba công suất điện gió ngoài khơi thế giới.

Hiện tại công nghệ điện gió ngoài khơi thế giới vẫn còn đang trong giai đoạn thích ứng sớm, với công suất lắp đặt khiêm tốn ở mức 29GW, phần lớn nằm ở Bắc Âu. Tại Đan Mạch, dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên được đưa vào tái khởi động vào năm 1991 và phải mất hàng thập kỷ để công nghệ tiên tiến này trở nên khả thi, sinh lời.

 “Các nút thắt lớn vẫn tồn tại trong hệ thống lưới điện quốc gia của Việt Nam, vốn đã bị căng thẳng và không linh hoạt. Nó sẽ làm cho vấn đề trở nên khó khăn hơn khi muốn hối thúc tăng trưởng nguồn năng lượng tái tạo, gồm điện mặt trời và điện gió, mặc dù tiềm năng của chúng là rất rõ ràng”, chuyên gia Liming Qiao.

Theo các chuyên gia, thuận lợi hiện nay là giá thành xây dựng và vận hành các tuabin gió khổng lồ ở ngoài đại dương đang giảm mạnh khi có thêm nhiều dự án lớn chứng minh được hiệu quả và sự trưởng thành của ngành này được kỳ vọng sẽ giúp giảm chi phí hơn nữa.

Trả lời những thắc mắc về tác động của bão đối với hoạt động điện gió ngoài khơi, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra các bằng chứng cho thấy gió ngoài khơi thường ổn định hơn so với trên bờ và mang lại độ tin cậy quanh năm.

“Điện gió và các nguồn năng lượng tái tạo khác hiện là công nghệ hứa hẹn nhất trong việc thực hiện bù lấp các lỗ hổng của Thỏa thuận khí hậu Paris do chi phí năng lượng tái tạo đang giảm đáng kể và đây được coi là thời điểm tốt nhất để năng lượng tái tạo đóng vai trò lớn hơn trên thị trường”, bà Qiao cho biết.

Điện gió có thể giúp chấm dứt sự phụ thuộc của người Việt vào nhiên liệu hóa thạch, vốn vẫn là một rào cản lớn để nước này đạt được các mục tiêu biến đổi khí hậu. “Tôi nghĩ rằng, xét về góc độ kinh tế thì điện gió ngoài khơi sẽ cạnh tranh với than hoặc khí  đốt trong vòng 5 năm tới ở Việt Nam”, một chuyên gia của công ty nghiên cứu phát triển năng lượng sạch và bền vững tại Hà Nội nói.

Trang trại tuabin điện gió ngoài khơi Middelgrunden ở Copenhagen, Đan Mạch Ảnh: Reuters

Trang trại tuabin điện gió ngoài khơi Middelgrunden ở Copenhagen, Đan Mạch Ảnh: Reuters

Theo hãng Fitch Solutions, mặc dù điện than vẫn đang là lựa chọn thiết thực và hợp lý đối với Việt Nam hiện nay, tuy nhiên nó lại đi ngược xu thế khi không đóng góp trong công cuộc chống biến đổi khí hậu.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm