| Hotline: 0983.970.780

Chuyện ông Nguyễn Bá Thanh: Thời 3 năm làm chủ nhiệm HTX

Thứ Bảy 14/02/2015 , 14:45 (GMT+7)

Mấy chục năm trải qua nhiều vị trí lãnh đạo, ông Nguyễn Bá Thanh, có nhiều việc làm đưa Đà Nẵng trở thành “thành phố đáng sống”.

Ông qua đời để lại niềm thương tiếc vô cùng của nhiều người. Hồi ức về ông được NNVN ghi lại qua những lời kể của một số người sát cánh cùng ông trong thời gian dài.

Ông Bùi Ngọc Cang kể: “Anh Thanh lạ lắm, khi chơi cờ tướng, anh chẳng chịu thua ai. Ai mà đánh với anh, thì khi nào anh thắng mới buông tha. Đánh cờ tướng cũng như công việc, đã làm là phải hoàn thành, chứ không được bỏ dở. Đấy là đức tính của anh”.

“Làm lính của anh Thanh sướng chứ không khổ, bởi anh chỉ dạy tận tình, bày vẽ từng chút một. Nhờ sự điều hành, chỉ đạo của anh Thanh mà đời sống xã viên được nâng cao. Lúa gạo, nhu yếu phẩm được chia đầy đủ, công bằng... Cũng vì rứa mà nhiều HTX khác ghen tị!”. Ông Bùi Ngọc Cang, Chủ nhiệm HTX Hòa Nhơn 3, xã Hòa Nhơn (Hòa Vang, TP Đà Nẵng), người gắn bó với ông Thanh trong khoảng thời gian 3 năm, chia sẻ. Ông Thanh làm chủ nhiệm HTX Hòa Nhơn từ năm 1980  1983.


Ông Bùi Ngọc Cang, Chủ nhiệm HTX Hòa Nhơn 3 ngậm ngùi khi ông Thanh qua đời.

Giải quyết dứt điểm

Gần 35 năm đã trôi qua nhưng những việc ông Nguyễn Bá Thanh làm chủ nhiệm HTX Hòa Nhơn 3 đối với ông Cang không quên chi tiết nào.

Ông Cang có quá nhiều kỷ niệm với ông Thanh. Kể về lãnh đạo của mình năm xưa, người anh quý mến vừa qua đời, ông Cang không cầm được nước mắt.

Sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, năm 1980 ông Thanh được UBND huyện Hòa Vang điều về giữ chức vụ chủ nhiệm HTX Hòa Nhơn 3. Đấy là khoảng thời gian, ông Cang sát cánh cùng ông Thanh với chức vụ Trưởng phụ trách kỹ thuật trồng trọt HTX.

Ông Lê Sang (77 tuổi) một đội trưởng HTX Hòa Nhơn 3, là một người anh, một người cộng sự của ông Thanh tâm sự: “Chưa thấy ai như chú Thanh, sau này làm lãnh đạo rồi, nhưng không quên anh em ở HTX. Mặc dù bận rộn với công việc, nhưng một năm chú Thanh cũng dành ít nhất một cuộc gặp với tôi. Đến nhà chú Thanh thì rất bình dị, chú rót nước, mời tôi uống. Có những lúc rảnh rỗi anh em lại ngồi với nhau làm ván cờ. Năm nay, đến nhà chú thì không được gặp nữa. Chú đã ra đi rồi”.

Chỉ tròng vòng 3 năm làm chủ nhiệm HTX nông nghiệp Hòa Nhơn 3, ông Thanh đã xây dựng một ngôi trường tiểu học, hồ thủy lợi Trước Đông, cầu Tất Thắng và hệ thống đường, kênh mương thủy lợi... Đặc biệt đời sống xã viên được nâng lên, con em học hành đầy đủ.

Ông Cang bùi ngùi: Thời bao cấp, người giữ chức vụ chủ nhiệm HTX thường bị người dân mắng chửi nhiều lắm! Ông chủ nhiệm làm không được việc thì đời sống xã viên khốn khổ; công việc vất vả, chuyện gì cũng đến tai ông chủ nhiệm. Rứa mà anh Thanh đang còn trẻ, giữ chức chủ nhiệm.

Trong công việc, anh nói một là một, làm cái gì cũng phải thành công. Nếu ai sai thì xử lý, ai đến kiến nghị thì giải quyết dứt điểm, không kéo sang ngày sau. Từ cách sống đến làm việc đều như vậy hết. Anh Thanh có tính nói thẳng, nói thật, nhưng điều anh nói trúng và đúng lắm. Cách làm của anh đơn giản nhưng hiệu quả.

Trong HTX có nhiều cánh đồng sản xuất (SX), riêng cây lúa SX nhiều loại giống. Để “gom” các xã viên lại, anh chọn từng cánh đồng và họp các đội SX nhiều lần. Họp từ ban lãnh đạo HTX, sau đó đến đội. Anh lắng nghe ý kiến của bà con để triển khai làm, khi mọi người thống nhất thì ai cũng đồng ý và tham gia.

Do đó, cánh đồng SX giống của HTX lúc nào cũng thắng lợi. Hoặc như đất màu, có người trồng rau, có người trồng mía. Ông họp người dân rồi quy hoạch từng khu vực trồng cây gì để đem lại năng suất cao.

Thời bao cấp, có nhiều người làm dối, làm ẩu. Anh Thanh dựa vào thang chấm điểm, anh chấm cho từng người. Cuối vụ, dựa vào điểm chia đều, ai chăm làm thì được nhiều, ai không cần cù thì được ít.

Với anh Thanh, không thể để bà con đói, khổ. Có nhiều xã viên thiếu gạo đến gặp anh xin gạo về nấu ăn, anh đứng ra ký giấy giải quyết ngay hôm đó.

Chỉ 3 năm làm chủ nhiệm HTX, nhưng anh làm được nhiều việc lớn cho bà con xã viên HTX Hòa Nhơn 3.

Đã hơn 35 năm trôi qua, nhưng có một công trình đi vào lịch sử của xã Hòa Nhơn nay vẫn con đó. Ngày mới về nhận việc, anh chứng kiến cảnh hạn hán, đồng ruộng khô cháy. Từng đêm, anh trắng đêm và tự tay thiết kế xây hồ thủy lợi. Anh gặp tư vấn thiết kế và lên kế hoạch xây dựng hồ thủy lợi Trước Đông, có dung tích 2,5 triệu m3, cung cấp nước cho 150 ha. Tiền không có, anh gom tiền đóng cổ phần của các xã viên, người ít 100 đồng, ai có nhiều thì đóng nhiều.

Công việc đắp đập, ngăn giữ nước, anh dựa vào 15 ngày công ích của xã viên/năm để làm.

Nhìn thấy hơn 500 xã viên, làm bằng thủ công không đủ. Anh chạy về TP Đà Nẵng, tìm vào Quân khu 5, nhờ máy móc giúp đỡ. Bằng tài ăn nói, anh nhờ được máy húc, máy ủi để đắp đập. Trong thời gian 1 năm, công trình hoàn thành sớm hơn dự kiến.

Hoặc chuyện về xây cầu, ngày đó, con đường độc đạo vào HTX Hòa Nhơn 3 có một cây cầu Tất Thắng bắc qua bằng một thanh sắt, trâu bò không đi lại được, xe cộ chở phân bón vào HTX cũng không. Anh Thanh tự xuống xưởng cơ khí của Quân Khu 5 xin, sau đó họ làm cho một cái cầu sắt bà con đi lại, xe chở hàng hóa vào tận HTX.

Hay thấy bọn trẻ và cô giáo học trong ngôi trường tạm bợ, anh xây một ngôi trường, chăm lo học hành con em xã viên.

Ở anh, làm lãnh đạo nhưng xắn tay làm cùng xã viên, có đợt mưa lũ, anh cùng người dân ra đồng gặt lúa, lội nước đưa lúa lên bờ. Thậm chí, những đợt máy bơm nước hư hỏng, anh lặn xuống kéo đầu bơm lên sửa.

Đến năm 1983, anh Thanh được chuyển về giữ chức vụ Phó Chủ tịch huyện Hòa Vang.

Có thưởng có phạt

Trong cách làm việc của mình, anh giải quyết công việc thấu đáo. Ai sai anh ấy phạt, ai làm tốt anh khen kịp thời. Những xã viên SX tốt, anh Thanh khen thưởng kịp thời. Phần thưởng chỉ vài kg lúa, bao phân bón hoặc nhu yếu phẩm.

Nhưng ai sai, anh thẳng tay phạt nặng. Như trường hợp bà Lê Thị Lư, một đảng viên nhưng bị anh đề nghị xã khai trừ Đảng.

Trong vụ mùa năm 1982, HTX thống nhất trồng lúa giống mía F34, nhưng bà Lự dựa vào con gia đình cách mạng, chống đối không trồng mía mà trồng hoa màu. Anh Thanh đến nhà khuyên bảo, nhưng bà Lự không tuân thủ. Nói không nghe, thuyết phục bà Lự cũng không chịu. Anh kiến nghị sang Đảng ủy xã, khai trừ ra khỏi đảng vì không chấp hành chủ trương.

Thời bao cấp có những xã viên cày, bừa dối, cây lúa không đúng, trồng mía sai quy chuẩn, anh cầm sổ đến trừ điểm. Bởi cuối vụ chia cho bà dựa vào điểm thi đua mà quy ra thóc để phân phát. Cách làm đó ai cũng sợ, nên không dám làm dối.

Đặc biệt ở anh nhất là chưa to tiếng với đồng nghiệp, xã viên. Một lần tôi làm chậm thì anh Thanh kêu sang phòng rồi chỉ ra cái sai, anh nói rất nhẹ nhàng. Tôi phụ trách kỹ thuật trồng trọt, nên đảm nhận công việc đỏ đèn bắt sâu bọ. Có một hôm, tôi xuống phát dầu hỏa cho xã viên xã đỏ đèn tại ruộng muộn. Hằng ngày, thường 7 giờ tối đèn đã đỏ nhưng tôi phát dầu cho bà đến chậm nên 8 giờ mới đỏ đèn.

Làm không đúng quy trình, anh Thanh gọi tôi sang phòng làm việc, rồi nói rằng: Đỏ đèn sớm thì bắt được sâu nhiều, sao lại đồng chí lại làm chậm rứa? Chuyện bảo vệ thực vật là của đồng chí, để sâu bệnh phá hại lúa thì trách nhiệm thuộc việc người đứng đầu. Sau khi được “giáo huấn” tôi biết mình sai và rút kinh nghiệm.

Để thuận lợi cho công việc, ông ở lại HTX, mặc dù về nhà ở Hòa Tiến cũng gần. Ban ngày ra đồng, ban đêm anh thức làm việc đến khuya. Tại cơ quan, anh có một phòng tiếp người dân, và một phòng làm việc. Khi suy nghĩ làm một cái gì, anh chăm chú làm và chẳng để ý đến một việc gì khác. Ai đến tìm gặp thì anh ra phòng uống nước và trao đổi.

Để gắn chặt tình đoàn kết của xã viên, sau những mùa thu hoạch, anh đứng ra tổ chức các hội văn nghệ, đấu võ, thể thao... Những lần như rứa bà con xã viên được gần gũi, anh cũng tham gia vào các tiết mục.

Sau nay, anh làm chức to mà dễ gần lắm, chứ không phải như có một số ông chủ tịch, đến gặp mà chẳng muốn tiếp, xin giấy tờ gì hạch dịch lắm. Cũng vì những việc làm của anh Thanh và tính cách đó mà người dân quý mến.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm