| Hotline: 0983.970.780

Cỏ chỉ hỗ trợ chữa bệnh trĩ

Thứ Ba 01/07/2014 , 08:20 (GMT+7)

Đông y cho rằng, rễ cỏ gà có vị ngọt, hơi đắng, tính mát; tác dụng lợi tiểu, giải độc, lọc máu, giải nhiệt, giải khát, tiêu đờm, giảm ho.

Cỏ chỉ có tên thường gọi là cỏ gà, hay nhiều tên khác như cỏ ống, cỏ Bermuda (Mỹ), cỏ giường (green couch- Australia), cỏ "dhoub" (Bangladesh), cỏ Bahama (Nam Phi), hierba-fina (Cuba), hay Peru gọi là gramilla blanca..., danh pháp khoa học là Cynodon dactylon (L. Pers.), là một loài thực vật lưu niên thuộc họ Hòa thảo (lúa) Poaceae...

Tên thuốc Rhizoma cynodoni là thân rễ phơi hay sấy khô của cây cỏ chỉ. Là loại cỏ sống dai và mọc hoang ở những vùng đất ẩm thấp ven bờ sông, sườn đê, bãi cỏ, ưa nóng nên thích hợp ở vùng có khí hậu ấm và phát triển kém vào mùa đông. Được cho là có nguồn gốc từ châu Phi hoặc châu Á và thấy mọc nhiều nơi trên thế giới.

Thân có nhiều cành, cứng, bò, thỉnh thoảng lại phát ra những thân đứng, bất thụ. Lá phẳng, ngắn, hẹp, nhọn dài 3 – 4cm. Cụm hoa gồm 2 – 5 bông, hình ngón tay, gầy, dài từ 2,5 – 5cm, màu xanh hay tím, tỏa trên đỉnh một cuống gầy. Quả đỉnh, hình thoi thường dẹt, không có rãnh, tự do trong các mày nhỏ.

Thành phần hoá học chủ yếu của thân rễ cỏ gà chứa một chất kết tinh (cynodin) có thể là asparagin, còn có tinh bột, đường, các muối kali. Trong lá có vitamin C (64mg/100g lá tươi).

Đông y cho rằng, rễ cỏ gà có vị ngọt, hơi đắng, tính mát; tác dụng lợi tiểu, giải độc, lọc máu, giải nhiệt, giải khát, tiêu đờm, giảm ho, dùng dưới hình thức thuốc sắc hoặc cao lỏng hay kết hợp với những vị thuốc khác trong trị liệu được chỉ định trong các bệnh nhiễm trùng và sốt rét; các trường hợp rối loạn tiết niệu, viêm thận và bàng quang, vàng da, sỏi thận, sỏi gan, sỏi mật; thấp khớp, thống phong; phụ nữ kinh nguyệt không đều; trẻ em sốt cao, tiểu ít hay bí đái; viêm mô tế bào hay rắn cắn.

Cụ thể cách bào chế thuốc và cách dùng là dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm. Có khi dùng toàn cây hay thân rễ sắc uống; lấy 20g cho vào 1 lít nước sắc kỹ, ngày uống 2 chén, liên tục trong 3 – 4 ngày.

Nếu hãm uống, dùng 20g rễ hãm 1 phút trong 1 lít nước đun sôi, loại bỏ nước này, bóc vỏ thân rễ đi rồi lại cho vào 1 lít nước khác đun sôi trong 10 phút, có thể thêm 1 nắm cam thảo, 1 nắm bạc hà, 1 quả chanh, mỗi ngày uống 2 chén. Có thể dùng dịch tươi. Ðể trị rắn cắn, dùng thân rễ nhai nuốt nước, lấy bã đắp vào chỗ bị cắn.

Dưới đây xin giới thiệu cách trị liệu thường được sử dụng để làm thuốc lợi tiểu tiện cụ thể là:

* Thuốc lợi tiểu: Cỏ chỉ 20g, sắc trong 1.000ml chia nước này uống nhiều lần trong ngày. Có thể nấu thành dạng cao lỏng pha trong nước với tỷ lệ 20%0 (tức 20g trong 1.000ml nước).

* Hỗ trợ chữa bệnh trĩ: Hàng ngày lấy cỏ chỉ rửa sạch ép lấy nước cốt uống, ngày 2 lần, mỗi lần 12ml.

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.