| Hotline: 0983.970.780

Cơ hội mới cho ngành hàng rau quả Việt Nam

Thứ Sáu 28/04/2023 , 15:34 (GMT+7)

Bên lề Hội nghị Lương thực thực phẩm toàn cầu, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm việc với Grow Asia về triển vọng hợp tác giữa Bộ NN-PTNT và tổ chức này thời gian tới.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến trao đổi với đại diện Grow Asia về một số định hướng phát triển hệ thống, bên lề Hội nghị toàn cầu lần thứ 4. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến trao đổi với đại diện Grow Asia về một số định hướng phát triển hệ thống, bên lề Hội nghị toàn cầu lần thứ 4. Ảnh: Phạm Hiếu.

Mở đầu phiên làm việc, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh tầm quan trọng của khoa học công nghệ với công cuộc phát triển ngành nông nghiệp. Theo Thứ trưởng, khoa học công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp và 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Từng làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội 2 khóa, Thứ trưởng nhấn mạnh, khoa học công nghệ góp phần nâng cao năng suất chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa nông sản trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần đưa Việt Nam vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu trên thế giới.

Hiện một số nhóm ngành hàng như hồ tiêu, cao su, điều, gạo, thủy sản... Việt Nam thuộc tốp đầu thế giới.

Khoa học công nghệ không những góp phần tăng giá trị sản xuất cho ngành nông nghiệp mà còn là chìa khóa để ngành ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi hệ thống LTTP, theo Thứ trưởng. Việt Nam hiện là nhà cung ứng lương thực lớn của thế giới, và Thứ trưởng cam kết toàn ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào an ninh lương thực toàn cầu.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tặng quà cho bà Erin Sweeney. Ảnh: Bảo Thắng.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tặng quà cho bà Erin Sweeney. Ảnh: Bảo Thắng.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới được lãnh đạo Bộ NN-PTNT đặt ra là xúc tiến thành lập Trung tâm kết nối đổi mới sáng tạo LTTP, gắn liền với phát triển nông nghiệp xanh, phát thải thấp. Đây là trung tâm đầu tiên tại Đông Nam Á nghiên cứu về lĩnh vực này.

"Khi hoàn thành, Trung tâm sẽ thúc đẩy các sản phẩm phát triển theo chuỗi, góp phần đưa Việt Nam trở thành cường quốc về các sản phẩm nông nghiệp với giá trị gia tăng bền vững", Thứ trưởng bày tỏ.

Tán thành ý tưởng của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, bà Erin Sweeney, Giám đốc chương trình của Tổ chức Sáng kiến Tăng trưởng Châu Á (Grow Asia) đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong Hợp tác Nam – Nam. Đồng thời, những kinh nghiệm của Việt Nam khi xây dựng Trung tâm kết nối đổi mới sáng tạo LTTP sẽ được nhân rộng tại các quốc gia ở châu Phi, Mỹ Latinh.

Grow Asia đã phát triển các cơ chế hợp tác công tư trong nông nghiệp. Với ý tưởng của Việt Nam, tổ chức cho biết đã hình thành một quỹ đa phương, gồm nhiều nhà tài trợ, với ngân sách hiện khoảng 3 triệu USD. Nguồn đầu tư này sẽ được dành riêng cho các sáng kiến đổi mới sáng tạo về LTTP.

"Cùng nhau chúng ta sẽ chuyển đổi hệ thống LTTP theo hướng lành mạnh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hy vọng đối tác Bộ NN-PTNT sẽ phối hợp hỗ trợ với Grow Asia để ban hành những hoạt động đi vào thực chất", bà Sweeney bày tỏ.

Người nông dân thu hoạch khoai tây tại ruộng. Ảnh: Phạm Hiếu.

Người nông dân thu hoạch khoai tây tại ruộng. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo Giám đốc Grow Asia, cà phê là ví dụ thành công nhất về hợp tác công tư tại Việt Nam. Qua buổi gặp với đại diện Bộ NN-PTNT, bà Sweeney mong muốn đối tác gợi ý một số danh mục tiềm năng để tiến hành nghiên cứu đầu tư thời gian tới, bên cạnh lúa gạo và chăn nuôi.

Với mong muốn nâng tầm giá trị nông sản Việt, Bộ NN-PTNT đề xuất nhóm ngành hàng rau quả, với giá trị xuất khẩu năm 2022 là 3,34 tỉ USD. Trong số này, xoài, sầu riêng và khoai tây được lãnh đạo Bộ NN-PTNT nhấn mạnh, như là những mũi nhọn phát triển.

Trước đó, vào đầu tháng 3/2023, Bộ NN-PTNT phối hợp Grow Asia thành lập nhóm công tác đối tác công tư của ngành hàng lúa gạo, do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Công ty TNHH Bayer Việt Nam đồng chủ trì.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhóm là nghiên cứu, đề xuất chiến lược phát triển ngành hàng lúa gạo. Đặc biệt, nhóm sẽ tham gia Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL.

Từ tháng 8/2020, Grow Asia chính thức được công nhận là một tổ chức thuộc ASEAN. Đây cũng là mạng lưới đối tác đầu tiên do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) khởi xướng được ASEAN công nhận. Việc này cho phép Grow Asia được đệ trình các tuyên bố, khuyến nghị và quan điểm về các vấn đề chính sách hoặc các vấn đề khu vực lên Ban Thư ký ASEAN.

Grow Asia đặt mục tiêu kết nối nông dân, đại diện các cơ quan chính phủ, khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và các bên liên quan khác tại Đông Nam Á để nâng cao năng suất, lợi nhuận và tính bền vững về môi trường của ngành nông nghiệp trong khu vực.

Tổ chức này hiện hợp tác với hơn 500 đối tác được tổ chức thành 46 nhóm đối tác công tư (PPP), thuộc 18 nhóm ngành hàng và 8 vấn đề liên ngành tại 6 quốc gia đối tác ở Campuchia, Indonesia, Myanmar, Philippines, Papua New Guinea và Việt Nam, hỗ trợ gần 1,8 triệu nông dân sản xuất nhỏ.

Đối tác Phát triển Nông nghiệp Bền vững tại Việt Nam (PSAV) hiện là một trong 6 mạng lưới đối tác quốc gia được Grow Asia hỗ trợ trong khuôn khổ Sáng kiến Tầm nhìn trong Nông nghiệp của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ùn tắc bến phà ra đảo Cát Bà dịp 30/4 và 1/5

HẢI PHÒNG Ngày 28/4, hàng nghìn người đã ùn ùn đổ về bến phà Đồng Bài để ra đảo Cát Bà khiến giao thông tắc nghẽn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm