| Hotline: 0983.970.780

Nắm bắt thông tin để chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm hiệu quả

Thứ Tư 26/04/2023 , 18:59 (GMT+7)

Quá trình chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu về hệ thống LTTP các quốc gia có thể là khung chương trình để ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc thực phẩm toàn cầu.

Các đại biểu tại phiên thảo luận thứ 7 với chủ đề Đo lường sự chuyển đổi tại Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững. Ảnh: Phạm Hiếu.

Các đại biểu tại phiên thảo luận thứ 7 với chủ đề Đo lường sự chuyển đổi tại Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững. Ảnh: Phạm Hiếu.

Chia sẻ thông tin tại phiên thảo luận thứ 7 với chủ đề Đo lường sự chuyển đổi tại Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống lương thực thực phẩm (LTTP) bền vững chiều 26/4, bà Sylvia Ekra, Phó Giám đốc Trung tâm điều phối Hệ thống LTTP, đã giới thiệu về sự kiện quan trọng nhất trong năm về chủ đề này sẽ diễn ra vào tháng 7 năm nay tại Rome.

Theo đó, sự kiện “Khoảnh khắc kiểm kê Hệ thống LTTP Liên hợp quốc” diễn ra lần đầu tiên với mục tiêu tổng hợp các hoạt động liên quan đến hệ thống LTTP.

“Hội nghị Thượng đỉnh không phải là điểm cuối cùng của thành công. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào chúng ta có thể đóng góp vào Mục tiêu Chương trình Nghị sự 2030”, bà Sylvia Ekra chia sẻ.

Sự kiện “Khoảnh khắc kiểm kê Hệ thống LTTP Liên hợp quốc” lần thứ nhất đã xác định vai trò của hệ thống LTTP bền vững, công bằng, đảm bảo sức khỏe, đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững, không bỏ ai lại phía sau.

Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh, diễn đàn sẽ tạo ra không gian để các quốc gia rà soát tiến độ thực hiện các cam kết, từ đó xác định các cột mốc đã đạt được, các hạn chế còn tồn tại và những ưu tiên trong tương lai, duy trì động lực thúc đẩy các hành động mang tính sáng tạo.

Phát biểu tại phiên thảo luận, bà Kate Blaszak, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu và Phát triển Chuyển đổi Protein Châu Á, cho biết, Chương trình hướng đến mục tiêu xem xét những vấn đề liên quan và xác định những hạng mục thông tin trong vấn đề tìm kiếm những nguồn protein thay thế, qua đó thu hút sự tham gia từ các bên liên quan.

“Mục tiêu mà chúng tôi hướng đến là cung cấp những thông tin về protein tới người tiêu dùng để vượt qua những thách thức trong công cuộc bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu. Thực tế cho thấy, để có thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững cần có sự trao đổi thông tin giữa các nhà quản lý và doanh nghiệp”, bà Kate Blaszak cho hay.

Cơ sở dữ liệu về hệ thống lương thực thực phẩm các quốc gia có thể là khung chương trình để ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc thực phẩm toàn cầu. Ảnh: Phạm Hiếu.

Cơ sở dữ liệu về hệ thống lương thực thực phẩm các quốc gia có thể là khung chương trình để ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc thực phẩm toàn cầu. Ảnh: Phạm Hiếu.

Còn theo ông Jamie Morrison, Cố vấn cao cấp Liên minh Toàn cầu về Cải thiện Dinh dưỡng, hiện nay, quá trình chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu về hệ thống LTTP các quốc gia có thể là khung chương trình để ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc thực phẩm toàn cầu. Từ đó có thể cung cấp thông tin về hệ thống LTTP như nhu cầu của người tiêu dùng, mức chi tiêu của xã hội cho LTTP, chỉ số môi trường của từng quốc gia.

“Mục tiêu quan trọng hơn là cung cấp thông tin tới các nhà hoạch định chính sách tại các quốc gia, từ đó cung cấp những giải pháp cụ thể để giải quyết những vấn đề mà các nước đang gặp phải. Cần phải khẳng định việc đo lường sự chuyển đổi rất quan trọng để đạt được mục tiêu phát triển hệ thống LTTP bền vững”, ông Jamie Morrison nhấn mạnh.

Đại diện doanh nghiệp phát biểu tại phiên thảo luận, bà Wissal Ben Moussa, Đồng sáng lập và Giám đốc Nông nghiệp Công ty From sand to green, cho biết, thời gian qua, sa mạc hóa là thách thức lớn trong nhiều năm qua đe dọa tới hệ thống LTTP toàn cầu, từ đó càng thấy được sự quan trọng của những phương pháp chuyển đổi thích ứng biến đổi khí hậu.

Bà Wissal Ben Moussa thông tin thêm, Công ty From sand to green hiện đang ứng dụng hệ thống phần mềm nông lâm kết hợp với từng vùng, sử dụng năng lượng mặt trời tạo ra những vùng canh tác vốn khô cằn thành những nơi có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn.

“Trong tương lai, doanh nghiệp cam kết sẽ nhân rộng, chia sẻ mô hình để lan tỏa hiệu quả tới các quốc gia khác trên toàn thế giới. Trong bối cảnh đó, phương hướng hoạt động mà các cơ quan, nhà hoạch định chính sách đưa ra cần xuyên suốt động lực, tinh thần ‘thuận thiên’ để đảm bảo an toàn cho hệ sinh thái tự nhiên”, bà Wissal Ben Moussa bày tỏ quan điểm.

Đại diện doanh nghiệp cũng cho rằng các quốc gia cần lấy thiên nhiên là thước đo tính hiệu quả của cơ chế. Những doanh nghiệp non trẻ cần đảm bảo những tiêu chuẩn cụ thể trong đánh giá hiệu quả, kiểm toán, bảo tồn đa dạng sinh học để thúc đẩy sự cải thiện môi trường.

Đồng thời, công tác nghiên cứu cần hướng đến sự phát triển, cải tiến những mã gen của giống trong nông nghiệp để giúp nông dân cũng như doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

Theo TS Sanjo Faniran, Đầu mối quốc gia Nigeri, đo lường sự chuyển đổi hệ thống LTTP là nhiệm vụ quan trọng đối với Nigeria. Chính vì vậy, các chỉ số đo lường được Nigeria quan tâm, phân cấp trách nhiệm cụ thể tới từng ban ngành.

Đồng tình với TS Sanjo Faniran, các đại biểu tại phiên thảo luận đều thống nhất rằng, trong số các chỉ số đo lường chuyển đổi hệ thống LTTP cần ưu tiên những chỉ số quan trọng do hiện nay trên thế giới, vẫn còn nhiều quốc gia chưa thể đáp ứng được những chỉ số cốt lõi của hệ thống LTTP bền vững.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cảnh báo tình trạng xả nước thải ao tôm ra môi trường

Bạc Liêu cảnh báo tình trạng xả nước thải liên tục từ các ao nuôi tôm ra môi trường, nhất là các hộ nuôi tôm siêu thâm canh.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tặng quà, nước uống cho người dân xã Cẩm Sơn

Bến Tre Sáng 12/5, tại UBND xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam, Hội Nông dân tỉnh Bến Tre phối hợp với các mạnh thường quân tặng quà, nước uống cho bà con địa phương.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm