Tại cuộc họp, bà Sylvia Lopez-Ekra, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối Hệ thống Lương thực của Liên hợp quốc cho biết: một trong những kết quả đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về Hệ thống Lương thực thực phẩm đó là thiết lập được một liên minh hành động. Liên minh này đã đưa ra được những vấn đề bao trùm với sự tham gia của 6 quốc gia.
Ngoài ra, còn có các liên minh quốc gia ở châu Âu và châu Phi với sự tham gia của nhiều thành phố, đô thị.
Thế mạnh của Liên minh hành động là chỉ ra các thách thức từ đó xem xét hỗ trợ các quốc gia trong thực hiện hành động của họ. Lợi thế của việc phối hợp mang lại, đó là các quốc gia được làm việc cùng nhau, có cơ hội trình bày, giới thiệu về mình, ngoài ra cung cấp các tài liệu, công cụ số… để các liên minh tiếp tục sàng lọc từ đó đưa ra các giải pháp hỗ trợ cho các nước tham gia trong liên minh.
UNFSS kỳ vọng sự lớn mạnh hơn nữa trong tương lai của các liên minh để các nước có cơ hội, có thêm nhiều thành viên của các quốc gia để đóng góp vào sự phát triển hệ thống LTTP.
Chuyên gia của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) - người điều hành phiên số 6 của Hội nghị, ông James Lomax cho biết, tại LHQ năm 2015 - 2016 đã đưa ra những miêu tả về hệ thống LTTP, xác định các hành động về chuyên môn, như làm thế nào để có thể trồng, gieo hạt, nuôi dưỡng cũng như đóng gói các sản phẩm…; làm thế nào để có các hành xử phù hợp để đạt được các kết quả chúng ta mong muốn.
Trong hệ thống LTTP có những nhân tố có thể là tích cực để thúc đẩy hành động của chúng ta nhưng cũng có những nhân tố không tích cực. Các nhân tố này mang tính chu kỳ chứ không phải mang tính tuyến tính. Đặt trong câu chuyện chuỗi cung ứng để cố gắng tiếp cận với hệ thống LTTP.
Năm 1990, tại một cuộc họp về LTTP tại châu Phi đã đề cập đến câu chuyện thành lập một trung tâm để tập hợp các thông tin, kiến thức về LTTP. Nhiều quốc gia, các đại diện đã chấp nhận tiếp cận khái niệm hệ thống LTTP thông qua trung tâm chia sẻ kiến thức này.
Bà Nancy Aburto (đại diện của Liên minh hành động vì chế độ ăn lành mạnh - Healthy Diets) chia sẻ về vai trò, mục tiêu của Liên minh hành động về dinh dưỡng.
Theo bà Nancy, “liên minh về chế độ ăn uống hạnh phúc” có thể thúc đẩy hệ thống LTTP để đảm bảo mọi người cùng được nhận chế độ ăn uống lành mạnh từ hệ thống LTTP bền vững. Liên minh dựa trên nhu cầu của các bên bao gồm việc cùng sáng tạo với các quốc gia.
Liên minh này có mục tiêu hỗ trợ các quốc gia huy động, điều phối các chuyên gia trong nước của mình để thống nhất các về chính sách và hành động trong suốt hệ thống LTTP để có thể đảm bảo ở góc độ quốc gia.
Bà Nancy cũng chia sẻ, không phải dễ dàng để tập hợp các lực lượng để giúp đỡ một quốc gia nào đó. Với một liên minh không chính thức như thế, làm thế nào để chúng ta cảm thấy thoải mái nhất khi hợp tác cùng với nhau có vai trò của yếu tố truyền thông.
Bà Elise Golan, Trưởng ban Phát triển bền vững, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) chia sẻ thông tin về Liên minh tăng trưởng năng suất bền vững (Liên minh SPG).
“Mục tiêu của liên minh là thúc đẩy tăng trưởng năng suất lao động một cách bền vững để đáp ứng các yêu cầu, thách thức của hệ thống LTTP trên thế giới”.
“Tăng trưởng năng suất” là khái niệm ám chỉ việc tăng hiệu suất đầu vào để đạt đầu ra tốt hơn. Theo bà Elise Golan, để đạt được mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) - Không còn nạn đói, nông nghiệp bình quân trên thế giới cần tăng thêm 28% trong thập kỉ tới.
Liên minh SPG đã đưa ra cách tiếp cận “Tăng trưởng năng suất bền vững” nhằm tối đa hóa tăng tưởng năng suất nông nghiệp, đồng thời giảm thiểu các tác động tới môi trường. Hiện tại Liên minh SPG bao gồm 111 thành viên, tham gia 13 tổ chức học thuật, 53 doanh nghiệp và tập đoàn tư nhân, 19 quỹ và tổ chức.
Liên minh áp dụng cách tiếp cận toàn diện đối với tăng trưởng năng suất, xem xét các tác động và biện pháp đánh đổi nhằm đạt được các mục tiêu về an ninh lương thực, dinh dưỡng, thu nhập người lao động tham gia hoạt động nông nghiệp, bảo tồn các nguồn lực, đảm bảo đa dạng sinh học.