| Hotline: 0983.970.780

Cơ hội phát triển nghề sản xuất giống và nuôi ốc nhảy thương phẩm

Thứ Năm 28/11/2019 , 10:28 (GMT+7)

Nhóm nghiên cứu Trường Đại học Nha Trang (Khánh Hòa) vừa sản xuất thành công giống ốc nhảy nhân tạo, mở cơ hội phát triển nghề nuôi thương phẩm đối tượng này tại địa phương.  

Đây là đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo ốc nhảy Strombus canarium (Linnaeus, 1758) tại Khánh Hòa” do Thạc sĩ Vũ Trọng Đại, giảng viên của Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang làm chủ nhiệm. 

Đã làm chủ công nghệ sản xuất ốc nhảy da vàng

Đó là khẳng định của Thạc sĩ Vũ Trọng Đại với Báo NNVN và cho biết, đề tài vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa nghiệm thu, đánh giá cao.

Nhóm nghiên cứu Trường Đại học Nha Trang đã làm chủ công nghệ sản xuất ốc nhảy da vàng.

Cụ thể, sau 2 năm, nhóm nghiên cứu đã xây dựng thành công quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo ốc nhảy da vàng, với tỷ lệ thành thục của ốc bố mẹ hơn 85%; tỷ lệ thụ tisanrcuar trứng hơn 97% và tỷ lệ nở hơn 93%.

Theo Sở Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa, ốc nhảy là đối tượng có giá trị kinh tế cao, phát triển tốt trong điều kiện tự nhiên của Khánh Hòa. Hơn nữa, chi phí nuôi ốc nhảy thương phẩm thấp vì chúng sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên. Do đó, việc phát triển nghề sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy sẽ giúp người nuôi tăng nguồn thu nhập, hướng tới phát triển kinh tế bền vững.

Bên cạnh đó, tỷ lệ sống tới giai đoạn ấu trùng veliger hơn 70%; tỷ lệ sống tới giai đoạn ấu trùng spat hơn 20%; tỷ lệ sống tới giai đoạn ốc giống cấp 1 (cỡ 2 - 3mm) hơn 11% và tỷ lệ sống tới giai đoạn ốc giống cấp 2 cỡ (8 - 12mm) từ 6 - 7%.

Theo Thạc sĩ Vũ Trọng Đại, về quy trình sản xuất ốc nhảy có các bước cụ thể, rõ ràng, dễ áp dụng và thể hiện tính ổn định cao. Theo đó, ốc nhảy bố mẹ có nguồn gốc từ tự nhiên, sau khi được tuyển chọn đảm bảo các chỉ tiêu: kích thước chiều cao vỏ lớn hơn 6cm, độ dày mép vỏ lớn hơn 4mm, ốc khỏe mạnh, vận động linh hoạt. Ốc được nuôi vỗ và cho ăn tảo bám trước khi kích thích sinh sản.

Với quy trình sản xuất trên, qua 3 đợt sản xuất giống, nhóm nghiên cứu đều thành công.

Kết quả đã thu được 640.000 con giống ốc cấp 1 và 63.203 con giống ốc cấp 2. Hơn nữa, tỷ lệ sống của ốc giống 3 đợt sản xuất đều cao và tương đương nhau.

Do đó, sau khi làm chủ công nghệ sản xuất giống ốc nhảy, nhóm nghiên cứu đã chuyển giao cho 3 trang trại sản xuất giống động vật thân mềm tại xã Vĩnh Lương (TP Nha Trang).

Nhóm nghiên cứu đã chuyển giao công nghệ sản xuất cho 3 trại sản xuất ở Nha Trang.

“Sau khi chuyển giao công nghệ theo hình thức “cầm tay chỉ việc”, các hộ này đều đã tự sản xuất được ốc nhảy giống với tổng số ốc giống cấp 2 thu được hơn 22.000 con”, Thạc sỹ Vũ Trọng Đại chia sẻ.

Về vấn trên, ông Lê Quang Tú, một trong những hộ được chuyển giao công nghệ sản xuất ốc nhảy ở thôn Cát Lợi, xã Vĩnh Lương xác nhận, cơ sở ông hiện đã sản xuất thành công giống ốc nhảy nhân tạo, với kícgioongscon giống từ 8-12 mm. Vì vậy, nếu người nuôi có nhu cầu, cơ sở sẽ cung cấp con giống đảm bảo chất lượng cho nuôi thương phẩm. 

Mở ra cơ hội phát triển nghề nuôi thương phẩm

Việc sản xuất thành công giống ốc nhảy nhân tạo, được xem là cơ hội để phát triển nghề nuôi thương phẩm trong tương lai. Bởi hiện nay ốc nhảy da vàng thương phẩm có giá trị kinh tế cao, khoảng 400 ngàn đ/kg, lại được thị trường ưa chuộng. Chính vì vậy, ốc này được các ngư dân “săn” bắt quá mức, dẫn đến nguồn cung ngày càng cạn kiệt.

Ốc nhảy thương phẩm có giá cao khoảng 400 ngàn đ/kg.

“Do đó, dự kiến thời gian tới tỉnh Khánh Hòa sẽ tiếp tục giao cho Trường Đại học Nha Trang thực hiện tiếp pha 2 của đề tài là nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm ốc nhảy tại Khánh Hòa.

Khi đó, sẽ giúp đa dạng hóa đối tượng nuôi tại địa phương, tăng thu nhập cho người nuôi, đồng thời giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động nuôi thủy sản khác như hiện nay…Bởi nuôi ốc nhảy này người nuôi không cần phải cho ăn. Chúng chỉ ăn tảo đáy, mùn bã hữu cơ dưới đáy ao”, Thạc sỹ Vũ Trọng Đại nói.

Thả ốc nhảy nuôi thử nghiệm trong lồng tại huyện Cam Lâm.

Được biết, đối với số lượng ốc nhảy giống đã được đề tài bàn giao cho Trạm Khuyến công - nông - lâm - ngư của huyện Cam Lâm chuyển giao cho người dân thử nghiệm ương và nuôi thương phẩm đều cho kết quả tốt.

Trong đó, đối với hình thức nuôi trong ao đất với diện tích 3.000 m2, ốc nhảy được người dân thả nuôi ghép với ao nuôi tôm thẻ chân trắng và nuôi ốc hương thương phẩm.

Theo người nuôi, ban đầu ốc được ương trong giai lưới đặt ở góc ao, sau 2 tháng ốc đạt cỡ 1,5 – 2 cm thì thả ra ngoài ao.  Còn đối với hình thức nuôi ốc nhảy thương phẩm bằng lồng ngoài biển, ốc nhảy được nuôi trong các lồng khung sắt, đáy lồng có bỏ lớp cát mịn cho ốc bò và vùi mình. Lồng nuôi được treo trên các bè nuôi cá, ở độ sâu cách mặt nước 1,2m. Kết quả, sau 6 tháng nuôi tỷ lệ sống của ốc đạt từ 45- 61,5%, kích cỡ từ 50 – 60 con/kg.

Xem thêm
Liên kết sản xuất để khai thác thế mạnh ngành tôm

NGHỆ AN Ngành tôm Việt Nam đạt được bước tiến dài trên trường quốc tế nhưng chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có, đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa các chuỗi liên kết.

Chấn chỉnh khai thác thủy sản hồ Sơn La

SƠN LA Từ đầu năm 2024 đến nay, UBND các xã của huyện Quỳnh Nhai đã tổ chức gần 70 đợt kiểm tra, chấn chỉnh việc khai thác thủy sản trái phép.

Nữ giám đốc hợp tác xã đưa nước mắm xuất sang Úc

HÀ TĨNH Sau hơn 3 năm chuyển sang hoạt động theo mô hình hợp tác xã, nữ giám đốc 9x ở Hà Tĩnh đã đưa thương hiệu nước mắm Phú Sáng vươn thị trường quốc tế.

Hỗ trợ trực tiếp cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

Cà Mau Ngày 20/10, Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh phối hợp Chi cục Kiểm ngư Cà Mau, các nhà tài trợ, tổ chức chương trình 'Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển'.