Cơ ngơi bạc tỷ của chàng trai người Dao xuống bản người Tày làm giàu
Thứ Năm 25/05/2023 , 09:10 (GMT+7)Xã Nam Mẫu nằm ở cuối hồ Ba Bể, thôn Cốc Tộc thì ở cuối xã, vốn toàn người Tày, nhưng ở đây có một farmstay khang trang của chàng trai Dao Đặng Văn Hùng.
Hồ Ba Bể, nằm trong Vườn Quốc gia Ba Bể thuộc địa phận của xã Nam Mẫu, cả xã có 3 thôn vùng thấp, sát mặt hồ phát triển du lịch là Pắc Ngòi, Bó Lù và Cốc Tộc. Trong đó, nếu tính từ đông sang tây thì Cốc Tộc có thể xem là vùng cực tây của hồ Ba Bể, đây là khu vực chủ yếu của người Tày sinh sống, lịch sử được cho là đã có đến cả ngàn năm.
Mặc dù vẫn được xem là bản của người Tày, nhưng ở phía cuối thôn có một cơ ngơi khang trang, đẹp đẽ của chàng trai người Dao Đặng Văn Hùng. Là địa phương làm du lịch, Nam Mẫu nói chung và Cốc Tộc nói riêng có nhiều nhà nghỉ, homestay nhưng farmstay của anh Hùng là nơi hiếm thấy đạt được sự chỉn chu, quy củ từ phương thức hoạt động cho đến cơ sở vật chất.
Hiện nay, farmstay này có 12 phòng với 10 phòng riêng và 2 phòng cộng đồng, có sức chứa tối đa lên khoảng 75 người. Những đối tượng khách của farmstay này thường là khách nước ngoài hoặc người Việt nhưng có đam mê trải nghiệm cuộc sống nông nghiệp, nông thôn chứ không đơn thuần là nghỉ dưỡng, ngắm cảnh.
Sinh năm 1984, làm du lịch từ khi chưa đến 30 tuổi, với hơn 10 năm kinh nghiệm, Đặng Văn Hùng tự xây dựng lên cho mình những quy tắc ứng xử chung dành cho khách hàng đến farmstay. Theo đó, anh rất chào đón những người yêu quý thiên nhiên, đam mê khám phá và trải nghiệm cuộc sống nông thôn ở quê hương Bắc Kạn.
Ngược lại, chàng trai người Dao được nhiều người nhận xét là "khái tính" này sẵn sàng từ chối những đoàn khách ồn ào, thiếu ý thức, dễ làm ảnh hưởng đến cộng đồng. Hùng nói: "So với mặt bằng ở Ba Bể, phòng của tôi không rẻ, nhưng tôi vẫn có khách, có lẽ là do những quy tắc mà mình đã đặt ra".
Khởi nghiệp từ năm 2012 tại nơi sinh ra là thôn Nà Nghè cũng thuộc huyện Ba Bể, khi đó Đặng Văn Hùng bắt đầu với vai trò dẫn tour, trở thành hướng dẫn viên địa phương và giúp các đoàn khách quốc tế khám phá nhiều cung đường nguyên sơ của núi rừng Bắc Kạn. Khác với Cốc Tộc, Nà Nghè thuộc khu vực cao, cách xa hồ Ba Bể và là nơi sinh sống của cộng đồng người Dao.
Sau khi quen dẫn tour, Hùng bắt đầu tự mày mò học tiếng Anh để có thể giao tiếp với người nước ngoài, giảm phụ thuộc vào hướng dẫn viên của các công ty lữ hành. Từ đó, anh bắt đầu đầu tư vào kinh doanh homestay tại căn nhà truyền thống người Dao của cha mẹ ở thôn Nà Nghè. Hiện nay, homestay này có 1 phòng cộng đồng, sức chứa tối đa khoảng 25 khách còn trong ảnh vẫn là các phòng nghỉ riêng tư tại farmstay ở thôn Cốc Tộc.
Có một điều mà Đặng Văn Hùng rất tự hào đó là những cơ sở của anh không chỉ chỉn chu, quy củ trong hoạt động mà cơ sở vật chất cũng rất được đầu tư, từ bàn ghế cho đến giường ngủ, đệm, chăn, ga, gối... đều là hàng cao cấp. Được biết, các phòng nghỉ tại farmstay Ba Bể của Hùng hiện nay có mức giá cao nhất lên đến 1,2 triệu đồng/đêm, cao hơn hẳn nhiều nơi trong khu vực.
Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão
Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.
Cô giáo già miệt mài bám bản 'gieo chữ'
Dù đã ở tuổi xế chiều nhưng 'bà giáo Liên' vẫn kiên định gieo chữ cho những 'mầm non' tại nơi vùng sâu, vùng xa còn nghèo khó.
Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!
Mặc dù có thể giảm thiểu nhưng việc loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm song song với phát triển kinh tế tại các làng nghề hiện vẫn là thách thức lớn.
Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 2]: Đất, nước đều ô nhiễm
'Hồi chưa làm nhựa thì còn thấy đồng lúa thẳng cánh cò bay, nước kênh còn trong. Bây giờ nước đen ngòm ruộng đồng không trồng trọt gì nữa…', người dân Xà Cầu chia sẻ.
Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 1]: Khi rác nhựa là nguồn sống
Gần nửa thập kỷ qua, nghề phân loại, tái chế rác nhựa đã biến phân nửa làng nghề hương tăm truyền thống ở Xà Cầu thành 'thủ phủ' phế liệu lớn nhất thủ đô.
Gặp lại người thầy giáo từng dạy học trong nhà tù Hỏa Lò
‘Cuộc đời tôi chỉ có 2 nghề là nghề cầm súng và nghề cầm bút…’. Đó là những lời tâm sự của Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Tiến Hà.