| Hotline: 0983.970.780

Cơ quan quản lý phải phối hợp Hiệp hội, doanh nghiệp gỡ khó cho ngành gỗ

Thứ Năm 08/12/2022 , 19:08 (GMT+7)

Cơ quan quản lý phải phối hợp với các doanh nghiệp, hiệp hội của ngành gỗ để tháo gỡ hàng loạt khó khăn cuối năm 2022 và đầu năm 2023.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị làm việc với Tổng cục Lâm nghiệp và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam chiều 8/12. Ảnh: Tùng Đinh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị làm việc với Tổng cục Lâm nghiệp và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam chiều 8/12. Ảnh: Tùng Đinh.

Chiều 8/12, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị có buổi làm việc với Tổng cục Lâm nghiệp và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành này nhằm duy trì được đà xuất khẩu.

Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sáng 11 tháng năm 2022 ước đạt 15,57 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, các thị trường chủ yếu là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu và Hàn Quốc, chiếm trên 90% tổng kim ngạch.

Tuy nhiên, phân tích cụ thể cho thấy tăng trưởng xuất khẩu lâm sản sang Hoa Kỳ và châu Âu thấp hơn so với các năm là do tỷ lệ lạm phát cao, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu cho các mặt hàng không cần thiết.

Mặc dù có những tăng trưởng so với năm 2021 nhưng Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã đưa ra hàng loạt khó khăn thời gian vừa qua và có thể kéo dài sang những quý đầu năm 2023.

Cụ thể như việc Hoa kỳ điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với ván dán; Chính sách hoàn thuế VAT còn nhiều bất cập; Khó khăn trong quy định cấp giấy chứng nhận xuất xứ sản phẩm từ gỗ rừng trồng trong nước; Đảm bảo nguồn cung cho chế biến gỗ trong nước.

Ngoài ra, còn có một số vấn đề như tăng trưởng nóng trong ngành sản xuất viên nén, thiếu đơn hàng trong 2 tháng 11, 12 của năm 2022 và dự kiến có thể kéo dài đến hét quý I/2023.

Bộ NN-PTNT cũng tái khẳng định đã và sẽ có nhiều giải pháp để cùng với các doanh nghiệp, hiệp hội tháo gỡ các khó khăn đã được dự tính, dự báo. Ảnh: Tùng Đinh.

Bộ NN-PTNT cũng tái khẳng định đã và sẽ có nhiều giải pháp để cùng với các doanh nghiệp, hiệp hội tháo gỡ các khó khăn đã được dự tính, dự báo. Ảnh: Tùng Đinh.

Trước tình hình đó, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam kiến nghị Bộ NN-PTNT, cụ thể là Tổng cục Lâm nghiệp có sự phối hợp để giải quyết việc điều tra của Hoa Kỳ, giải quyết các vấn đề về cơ chế chính sách, đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu và tăng cường các hoạt động xúc tiến, mở rộng thị trường.

Sau khi lắng nghe các ý kiến của Hiệp hội và doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị chúc mừng ngành gỗ đã đạt được sự tăng trưởng ấn tượng trong năm 2022 dù bối cảnh còn nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ NN-PTNT cũng tái khẳng định đã và sẽ có nhiều giải pháp để cùng với các doanh nghiệp, hiệp hội tháo gỡ các khó khăn đã được dự tính, dự báo.

Chỉ đạo Tổng cục Lâm nghiệp, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị yêu cầu cần xây dựng ngay cơ sở dữ liệu và hệ thống truy xuất nguồn gốc gỗ. Bởi, nếu chứng minh được nguồn gốc gỗ thì nguy cơ đối mặt với các cuộc điều tra của những nước nhập khẩu sẽ ít hơn.

Liên quan vấn đề cơ chế chính sách hoàn thuế, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị cho biết, Bộ NN-PTNT đã có văn bản gửi Bộ Tài chính để phối hợp xử lý. Bên cạnh đó, ông cũng yêu cầu các doanh nghiệp chấn chỉnh việc làm ăn, không để xảy ra những sự cố đáng tiếc và tuân thủ các quy định của thị trường nhập khẩu.

“Mặc dù có những khó khăn nhưng chúng ta phải thấy rằng trong giai đoạn dịch Covid-19 vừa qua, ngành gỗ đã rất năng động, thay đổi nhanh chóng theo thị trường. Do đó, tôi mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục phát huy tinh thần đó để giải quyết các khó khăn trong giai đoạn hiện nay”, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị nhấn mạnh thêm.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Tình nguyện hiến đất làm kè chống sạt lở bờ sông

Hà Tĩnh Hơn 30 hộ dân ở huyện Hương Khê đã tình nguyện hiến hàng nghìn m2 đất làm dự án kè chống sạt lở bờ sông Ngàn Sâu, góp phần phòng chống thiên tai hiệu quả.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.