| Hotline: 0983.970.780

Tâm bão số 3 rời Hà Nội nhưng vẫn còn gió giật

Thứ Bảy 07/09/2024 , 07:18 (GMT+7)

Tính đến 23h ngày 7/9, tâm bão ra khỏi Hà Nội. Tuy nhiên, bão số 3 tiếp tục gây nên những đợt gió giật trong vài giờ tới trên địa bàn thành phố.

Nhóm phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam liên tục cập nhật tại hiện trường về cơn bão số 3 tại các địa bàn Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa... Nếu có thông tin, hình ảnh, video, âm thanh về cơn bão, quý độc giả cung cấp giúp về Báo Nông nghiệp Việt Nam qua số đường dây nóng/zalo: 0369024447. Trân trọng cảm ơn!

Tất cảTổng thuật

Tâm bão số 3 rời Hà Nội nhưng vẫn còn gió giật

Nhập chú thích ảnh

Gió quật ngã cây cổ thụ ở khu vực Nhà thờ Lớn, Hà Nội.

Vào lúc 22h, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, vị trí tâm bão số 3 khoảng 21.0 độ Vĩ Bắc; 105.5 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất: Cấp 8-9 (62-74km/h), giật cấp 11, trên địa phận giáp tỉnh Hòa Bình.

Với tốc độ di chuyển từ khi đổ bộ vào đất liền, tính đến 23h ngày 7/9, tâm bão ra khỏi Hà Nội. Tuy nhiên, bão số 3 tiếp tục gây nên những đợt gió giật trong vài giờ tới trên địa bàn thành phố.

Chuyên gia khí tượng Huy Nguyễn phỏng đoán, nửa đêm và rạng sáng ngày 8/9, bão số 3 nhiều khả năng sẽ giảm thành một vùng áp thấp ở phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình. Sau đó, tiếp tục suy yếu và tan dần.

Hà Nội

Bão số 3 mạnh cấp 10 'quần thảo' từ 20h ngày 7/9

Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai thông tin, vào lúc hơn 20h ngày 7/9, vị trí tâm bão khoảng 21.0 độ Vĩ Bắc; 105.8 độ Kinh Đông, trên đất liền Thủ đô Hà Nội. Sức gió mạnh nhất: Cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12.

Hà Nội

z5807677326488_249daff87f361d958adbec26d48703ed

20h41, cây đổ tại đối diện số 191 Quan Hoa, Cầu Giấy. Gió vẫn đang tiếp tục giật mạnh.

Tâm bão đã tới Hải Dương lúc 19h30 ngày 7/9

hai duong

Từ trưa 7/9, gió mạnh khiến cây xanh trên phố Trần Hưng Đạo, thành phố Hải Dương bật gốc, đổ chắn ngang đường. Ảnh: TTXVN.

Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, vào lúc 19h30 tối 7/9, vị trí tâm bão ở khoảng 20.9 độ Vĩ Bắc; 106.0 độ Kinh Đông, trên đất liền thuộc tỉnh Hải Dương. Sức gió mạnh nhất: Cấp 10-11 (89-117km/h), giật cấp 13.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm chia sẻ, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 15km/h (chậm hơn so với khi đổ bộ vào Quảng Ninh - Hải Phòng).

"Chúng tôi đặc biệt lưu ý người dân, gió giật của cơn bão số 3 rất nguy hiểm. Tuyệt đối không được lơ là, chủ quan cho đến khi có thông báo chính thức của cơ quan chuyên môn", ông Khiêm nói.

Lấy ví dụ tại khu vực Hà Nội, sức gió tại nhiều điểm đo cho thấy, hoàn lưu bão số 3 chỉ gây gió cấp 3-4. Tuy nhiên, gió giật tại Thủ đô có thể tới cấp 10, gây đổ nhiều cây trên địa bàn thành phố.

Hà Nội

Lực lượng dân quân tất bật dọn dẹp cây xanh, mái tôn

Lực lượng dân quân thường trực tại các địa phương có nhiệm vụ phải túc trực để bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân trên địa bàn phường. Lực lượng dân quân tại nhiều phường trên địa bàn Hà Nội bận rộn từ đầu giờ chiều nay (7/9) khi phải dọn dẹp cây xanh, mái tôn trên nhiều tuyến phố. Anh Trần Ngọc Ánh, dân quân thường trực phường Minh Khai, chia sẻ:

Hải Phòng

Hàng chục container bị bão số 3 kéo sập ở cảng Hải Phòng

Hà Nội

Kinh nghiệm ứng phó bão của một người dân Thủ đô

Là quốc gia nằm bên bờ Thái Bình Dương nên hằng năm nước ta ít nhiều vẫn chịu tác động bởi những cơn bão. Việc thích nghi với bão có lẽ là một kỹ năng không thể thiếu với mỗi người. Ông Bùi Tiến Dũng đang sinh sống tại quận Hoàng Mai chia sẻ:

Một nạn nhân sống ở khu chung cư Hà Hương, Liên Hà, Đông Anh, Hà Nội, bị thương do mái tôn bay.

Hà Nội

Sinh viên thuê trọ loay hoay chống bão

Cơn bão số 3 tác động đến nước ta vào đúng thời điểm hàng triệu sinh viên mới quay trở lại trường học. Với nhiều bạn, có lẽ đây là lần đầu tiên phải trải nghiệm cảm xúc xa gia đình, một mình chống chọi với bão gió trong căn nhà trọ mong manh. Bạn Ngọc Lam - sinh viên thuê trọ tại khu vực chân cầu Nhật Tân - chia sẻ:

Hà Nội

z5807345359290_b8d93bf4d363e413631627c2090c2407

Cửa kính nhà người dân ở phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông được gia cố trước khi bão số 3 tiến gần Hà Nội.

Khoảng 19h00, những cơn gió vẫn rít trên không trung, những túi nước từ trên trời như muốn nhấn chìm Thủ đô. Người dân Thủ đô ai cũng cố gắng gia cố lại ngôi nhà của mình được vững chắc thêm. Chia sẻ với phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam, chị Trương Thị Thảo (27 tuổi) ở phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông cho biết, gia đình chị đang gia cố lại cửa sổ kính và cửa ra vào, đề phòng gió lớn, gây nguy hiểm:

4 người chết, 78 người bị thương do bão số 3

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, bão số 3 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Ninh và Hải Phòng.

Tính đến 17h ngày 7/9, bão số 3 đã khiến 4 người chết và 78 người bị thương. Trong đó, riêng Quảng Ninh có 3 người chết, và 58 người bị thương. Hải Phòng có 1 người chết, 20 người bị thương; thiệt hại bước đầu về cơ sở vật chất không đếm xuể; mất điện cả thành phố, gần như tê liệt.

Đáng nói, Quảng Ninh đang có 1 tàu và 6 người mất tích, 1 cần cẩu bị đổ, 14 tàu bị đắm. Còn Hải Phòng, ngoài số người bị thương, cây cối bị đổ, nhiều nhà cửa tốc mái thù hiện tại chưa ghi nhận thiệt hại về người.

z5807289813975_0e6941022c8d281c28dde18fd20443d7

Hà Nội

Hàng loạt cây xanh trên phố cổ gãy đổ do gió giật mạnh

z5807160096416_3e6798ce1065e806de6f2cbb4c77839c

Gió mạnh và liên tục khiến nhiều cây cối dọc phố Đường Thành đổ rạp. Ảnh: Diệu Linh.

Sau khi bão đổ bộ vào các tỉnh ven biển của Bắc bộ đã gây ra sự cố cho hệ thống truyền tải điện ở một số nơi gây mất điện trên diện rộng ở một số địa phương. Vấn đề này cũng là mối quan tâm lớn của người dân tại Thủ đô Hà Nội khi bão về. Nhiều người dân đã chủ đông có những phương pháp thích ứng nếu hệ thống điện không đảm bảo. Ghi nhận của phóng viên Quỳnh Chi:

Chị Huyền Anh, chủ một quán cà phê trên phố Đường Thành, Hoàn Kiếm (Hà Nội), phản ánh với phóng viên Diệu Linh, từ khoảng 2h chiều 7/9, gió giật với cường độ tăng dần. Đến khoảng 5h30’ chiều, gió mạnh và liên tục khiến nhiều cây cối dọc phố Đường Thành đổ rạp, có những cây đã đè vào biển hiệu và mái tôn của các cửa hàng buôn bán trên mặt đường này.

Ghi nhận của phóng viên Bá Thắng tại đường Nguyễn Chí Thanh, hiện có 1 cây lớn đổ chắn ngang đường, khiến một chiều lưu thông bị chắn. Ngoài ra, nhiều cây khác xung quanh khu vực các hồ như Ngọc Khánh gãy, đổ ảnh hưởng đến các xe ô tô đỗ phía dưới.

z5807163572836_77c4be3b8fffed96e736beaf61350dc7

Cây xanh gãy, đổ la liệt vì mưa bão. Ảnh: Bá Thắng.

Hà Nội

Vẫn có người dân lưu thông trên đường

Lúc này, mưa to và gió lớn do ảnh hưởng bão số 3 vẫn đang quần thảo tại khắp Thủ đô Hà Nội. Dự tính trước những nguy hiểm của siêu bão Yagi, chính quyền Hà Nội đã khuyến cáo người dân không ra đường cho tới 20h tối. Tuy vậy, vẫn có một số người dân Thủ đô bất chấp nguy hiểm lưu thông trên đường. Ghi nhận của phóng viên Hoàng Anh tại quận Hai Bà Trưng và quận Hoàng Mai:

Hà Nội

Khuyến cáo người dân không ra đường từ nay đến 20h tối

z5807007190437_17d336d22670d1ed815a21ce9f430c5f

Cây đổ tại 96 Chùa Hà, Cầu Giấy. Ảnh: Võ Việt.

Chiều 7/9, tại phiên Họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 8/2024, ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) cung cấp thông tin mới nhất về tình hình cơn bão số 3 và công tác ứng phó, giải pháp để giảm nhẹ thiệt hại.

Về thiệt hại, đến thời điểm hiện tại, ghi nhận 1 người tại Hải Dương bị thiệt mạng do cây đổ khi đang lưu thông trên đường. 5 tàu xi măng, 1 tàu gỗ loại nhỏ bị chìm tại nơi neo đậu (Quảng Ninh); hơn 100 cây xanh bị đổ ở Quảng Ninh và Hải Phòng. Hiện nay chưa thể thống kê được, vì ở Quảng Ninh hiện tại không ai ra đường, ông Luận cho biết.

Sáng mai (8/9), bão di chuyển, đi sâu vào đất liền, khu vực Hà Nội tiếp tục bị mưa lớn ảnh hưởng. Cục trưởng Phạm Đức Luận lưu ý người dân không nên ra đường khi bão đổ bộ, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng. Cụ thể, người dân Thủ đô từ nay đến 20h tối không nên ra đường.

Hà Nội

Cư dân khu đô thị Linh Đàm được khuyến cáo hạn chế dùng thang máy

Khu đô thị Linh Đàm với dày đặc các nhà chung cư cao tầng và có mật độ dân cư cao nhất nhì Thủ đô cũng ghi nhận những thiệt hại ban đầu từ cơn bão số 3. Những cư dân của khu đô thị này đang được chính quyền sở tại khuyến cáo ở yên trong nhà, thậm chí việc đi lại bằng thang máy cũng phải hạn chế. Phản ánh của phóng viên Duy Học:

Hà Nội

Gió đang có xu hướng mạnh lên tại huyện Đông Anh

Phóng viên Nguyễn Thủy ghi nhận tại khu vực huyện Đông Anh, Hà Nội, lúc 16h50, gió đang có xu hướng mạnh lên, rít theo từng cơn, mưa rào nặng hạt; cây cối nghiêng ngả, một số cây bị gãy cành, bật gốc. Bầu trời nhiều mây, xám xịt, ở những khu vực cánh đồng có nguy cơ xảy ra gió lốc. Bộ NN-PTNT đã gửi tin nhắn SMS đề nghị người dân không ra ngoài đường khi bão đổ bộ.

Hà Nội

Nhiều cây xanh gãy đổ tại khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm

z5806971536813_f082d86934091b4b8aee340cbd141ea4

Ghi nhận của CTV Huyền Trang, tại khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm, tuyến đường Đinh Tiên Hoàng nhiều cây xanh bị đổ gây cản trở lối đi của người dân, sau khoảng 30 phút chưa thấy lực lượng chức năng xử lý. Thời điểm này, các công nhân cây xanh đang phải gồng mình để xử lý cây đổ trên các tuyến phố.

Hà Nội

Gió bão bắt đầu gia tăng hoành hành ở huyện Gia Lâm

Cũng như các địa bàn khác tại Thủ đô, hiện nay, gió bão cũng đã bắt đầu gia tăng hoành hành tại huyện Gia Lâm. Ghi nhận của phóng viên Quỳnh Anh:

Hà Nội

Nhiều tuyến phố ngổn ngang cây đổ, nhà tốc mái

Mặc dù tâm bão còn cách Thủ đô Hà Nội gần 100km nữa nhưng đến lúc này, nhiều nơi, nhiều tuyến phố tại Thủ đô đã ngổn ngang vì cây đổ, nhà tốc mái.

Ghi nhận của phóng viên An Khang tại hiện trường:

Hà Nội

Cây đổ, mái tôn bay vì gió mạnh

z5806901421423_440d2f223146465036f11a9873a4f553

Ghi nhận của CTV Khánh Linh, tại khuôn viên Đại học Quốc gia Hà Nội, nhiều cây cổ thụ như cây xà cừ bật gốc đè nặng lên các gian hàng gây thiệt hại lớn. Các gian hàng mái tôn đều bị bay mái và sập hoàn toàn. Chứng kiến cảnh tượng này, nhiều bạn sinh viên vô cùng sợ hãi khi lần đầu thấy khuôn viên trường học bị ảnh hưởng nặng nề như vậy.

Tại phố Mễ Trì Thượng, mảnh ghép mái tôn từ công trình xây dựng bị gió rít mạnh, rơi xuống xung quanh. Trước lực đẩy của gió, các mái tôn gần như bay khắp nơi gây nguy hiểm lớn cho người dân khi di chuyển ngoài đường.

Hà Nội

Nhà dân ở xóm Nổi, Long Biên tốc mái vì gió bão

Nhập chú thích ảnh

Gió lớn giật mạnh khiến nhiều căn nhà nổi lợp mái tôn bị tốc mái. Ảnh: Đức Minh.

Ghi nhận của phóng viên Đức Minh, đến 16h, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại khu vực xóm Nổi bãi giữa sông Hồng thuộc phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội, người dân đang di tản khẩn cấp.

Gió lớn giật mạnh khiến nhiều căn nhà nổi lợp mái tôn bị tốc mái. Người dân tiếp tục phải gia cố, dùng dây thừng buộc chặt các đầu, đóng cọc để giữ nhà. Nhiều người dân trong trạng thái hoang mang, nhà bị phá hủy không biết đi về đâu. Những người già không đủ sức để di chuyển chỉ còn biết ngồi trong căn nhà tạm bợ lo lắng chờ đợi cơn bão đi qua.

Hà Nội

Gió rất mạnh, cường độ ngày càng tăng

z5806851380663_81fc5e37312d36c70aedd5f133cd2817

Cây đổ dọc phố Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy. Ảnh: Võ Việt.

Ghi nhận của phóng viên Hùng Khang, đến 16 giờ 10 phút, tại quận Bắc Từ Liêm gió vẫn đang thổi rất mạnh. Cường độ gió mỗi lúc một tăng. Nhiều nhà dân, nhà xưởng lợp mái tôn không kiên cố bị gió cuốn hỏng hoặc bay nóc. Nhiều xe ô tô đã được người dân để ở các khu đất trống.

Tại tuyến đường Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Khánh Toàn (quận Cầu Giấy) ghi nhận nhiều cây xanh bị bật gốc. Thiệt hại ban đầu rất nhiều cây xanh bị bật gốc, nhiều phương tiện xe ô tô bị cây đè trúng.

Không chỉ các tuyến phố Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Khánh Toàn, theo ghi nhận của cộng tác viên Thanh Ngọc, tại khu vực Mễ Trì Hạ, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), nhiều cây xanh cũng bị gió giật mạnh, bị bật gốc và đè trúng nhiều phương tiện ô tô.

z5806869130227_ff65de597b18c37d9e96db673db5cba4

Cây đa đổ trên đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy (Hà Nội) nhìn từ trên cao. Ảnh: Hùng Khang.

Còn theo ghi nhận của phóng viên Bá Thắng, thời điểm 16h00, sau khi quần thảo các tỉnh ven biển của Bắc bộ, bão số 3 thẳng tiến vào vùng Đồng bằng sông Hồng. Tại Thủ đô Hà Nội, gió đã rít liên hồi và mưa bắt đầu xối xả.

Ghi nhận của phóng viên Bá Thắng tại khu Linh Đàm:

Dự kiến bão đổ bộ Hà Nội vào khoảng 18h hôm nay

Mái tôn một công ty giày ở Thanh Xuân bị gió thổi văng xuống đường.

Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai cho biết, tâm bão còn cách Hà Nội gần 100km, sức gió tại Hà Nội đã đạt cấp 7, giật cấp 9. Hiện bão số 3 tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15-20km/h.

Dự kiến, tâm bão sẽ đi qua các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, sau đó đến Hà Nội vào khoảng 18h hôm nay 7/9.

z5806779864784_a9b2d4a3c7eb19c5b2bbca24f126d9dd

Mưa lớn tại khu sân vận động Hoàng Mai, phường Hoàng Liệt.

Thái Bình

Ghi nhận tại hiện trường

Là tỉnh cũng nằm trong vùng tác động mạnh của cơn bão số 3, đến thời điểm 16h00, mọi hoạt động dân sinh tại Thái Bình gần như bị tê liệt hoàn toàn. Ghi nhận tại hiện trường của phóng viên Quang Dũng:

Ninh Bình

Ghi nhận từ hiện trường

Tính đến 15h00 ngày hôm nay, các địa phương ven biển của tỉnh Ninh Bình cũng đã chịu tác động trực tiếp từ cơn bão số 3 với gió cấp 6, mưa to và sóng biển dâng.

Phóng viên Trung Quân ghi nhận tại hiện trường:

Hải Phòng

Gió vẫn đang rít rất mạnh, thiệt hại sơ bộ là rất lớn

Thông tin từ phóng viên Đinh Mười, sau hơn 2h bão số 3 đổ bộ, hiện tại ở Hải Phòng gió vẫn đang rít rất mạnh, về cường độ có giảm nhưng không đáng kể. Hơn 20 năm qua, tại Hải Phòng chưa từng có cơn bão nào lớn, kéo dài như siêu bão Yagi. Thiệt hại sơ bộ là rất lớn, gần như toàn bộ các nhà xưởng bằng tôn không kiên cố đều bị cuốn hỏng hoặc bay nóc, không còn sử dụng được.

Quảng Ninh

Hình ảnh mưa bão quần thảo, gây thiệt hại lớn

Mưa to, gió lớn tại cầu Bãi Cháy. Nguồn: Dung Hà.

Trụ sở Công ty than Hòn Gai bị gió bão thổi bật tung cửa kính.

Hình ảnh sóng đánh ở đảo Trần, Cô Tô.

Quảng Ninh

Lật tàu du lịch tại thành phố Hạ Long

Nguồn: Nguyễn Thị Lan Anh.

Thái Bình

Khoảng 13 giờ 30 ngày 7/9, tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, gió cấp 9-10, giật trên cấp 10, tiếng rít rất mạnh. Trời mưa rải rác, có lúc mưa to. Phương tiện còn di chuyển trên đường chủ yếu là ô tô trọng tải lớn, không còn xe máy đi lại vào thời điểm này.

Quảng Ninh

Hình ảnh tan hoang khi bão số 3 đổ bộ

Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh

Quảng Ninh

Hình ảnh do CTV gửi về từ phường Giếng Đáy, thành phố Hạ Long.

Gió to bóc mái tôn như bóc tờ giấy tại Khu liên cơ quan, phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long.

Hải Phòng

Tại đường Trần Phú, phường Hoành Văn Thụ, quận Hồng Bàng, gió mạnh đã quật ngã nhiều cây xanh khiến việc đi lại gặp khó khăn.

z5806403528457_f1c4e7cb2ae56e10d215629e339de9b8

Đồ Sơn ghi nhận 1 trường hợp bị thương do mái tôn rơi trúng.

Hải Phòng thông báo khẩn: Hiện bão số 3 đã đổ bộ vào Hải Phòng, mưa lớn, gió giật rất mạnh. Thành phố đã chủ động ngắt toàn bộ hệ thống điện để đảm bảo an toàn. Việc cung cấp nước sạch cũng bị ảnh hưởng.

Hiện trên các tuyến đường cây xanh, cột điện bị đổ chắn ngang đường rất nhiều, cản trở việc di chuyển, đề nghị người dân không ra khỏi nhà trước 20h ngày 7/9. Các gia đình có nhà cấp 4, mái tôn, tường 10 chuẩn bị sẵn phương án có thể bị tốc mái, đổ tường gây nguy hiểm đến tính mạng.

Quảng Ninh

Công nhân thủy lợi Yên Lập ra vận hành cống để mở tràn xả lũ. Nếu không xả tràn, xả lũ, nguy cơ sẽ vỡ đập

Lên phương án cấm hoàn toàn người dân ra đường ở những khu vực gió to

z5806297025876_3d5f139e1c0e5ab8b5c4a5791aec0eaa

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, công tác dự báo về cơn bão đã rất sát thực tế, kịp thời và chính xác. Ảnh: Đinh Mười.

Thông tin về cơn bão số 3 tại Sở chỉ huy tiền phương tại TP Hải Phòng, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, bão đã đổ bộ vào khu vực giáp ranh giữa thành phố và Quảng Ninh, trên khu vực Nam Hải. Sức gió đo được tại 2 điểm tiền tiêu là Cô Tô và Bạch Long Vĩ là 12-13, giật cấp 14-15.

Cụ thể, bão số 3 đã vào vùng biển Quảng Ninh và tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15-20km/h. Hiện tại sức gió mạnh nhất tâm bão cấp 13-14 (134-166km/h), giật cấp 16.

Do ảnh hưởng của bão số 3, tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 13, giật cấp 14; đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 13, giật cấp 16; Tiên Yên (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; Đầm Hà (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 8, giật cấp 12; Cửa Ông (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 12, giật cấp 14… Toàn tỉnh Quảng Ninh hiện đang nỗ lực cao nhất ứng phó với bão số 3.

Theo lãnh đạo Chính phủ, ngay từ khi nhận định được sức mạnh của cơn bão số 3, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chủ động công tác ứng phó. Đặc biệt, công tác dự báo về cơn bão đã rất sát thực tế, kịp thời và chính xác. Điều ấy giúp người dân tại các khu vực bị ảnh hưởng có những phương án ứng phó sớm, chủ động.

Thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Phòng tăng cường rà soát, kiểm tra các điểm xung yếu, kịp thời báo cáo những vấn đề phát sinh tới Sở chỉ huy tiền phương để các cấp, các ngành hỗ trợ.

Thành phố cần thông báo rộng rãi đến người dân không lưu thông ngoài đường trong thời gian bão đổ bộ, thậm chí có phương án cấm hoàn toàn ở những vị trí có gió to.

Nam Định là địa phương có nguy cơ cao nhất trong đợt bão này về đê biển

z5806299967808_1cc23983f4d258d46dd187ae93c85c6a

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhận định, Nam Định là địa phương có nguy cơ cao nhất trong đợt bão này về đê biển. Ảnh: Đinh Mười.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, hiện tại Hải Phòng có 9 điểm đê xung yếu, trong đó chủ yếu là đê sông và 1 điểm xung yếu đê biển. Thái Bình có 8 điểm đê sông và 2 điểm đê biển xung yếu. Nam Định các điểm xung yếu chủ yếu là đê biển, tập trung nhiều ở Nghĩa Hưng và Hải Hậu.

Với sức gió, hướng đi và sóng dâng, Nam Định là địa phương có nguy cơ cao nhất trong đợt bão này về đê biển.

Nam Định

Dự báo, sóng biển vùng gần tâm bão cao 3-5m

cdnmedia.baotintuc.vn-upload-c2tvplmdlosdblsn03qn2q-files-2022-04-28-_ap-thap-nhiet-doi-tren-bien-dong-2842022

Ảnh minh họa: TTXVN.

Theo bản tin của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Nam Định: Vào 10 giờ ngày 7/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển Quảng Ninh - Thái Bình. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149km/h), giật cấp 16, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20km/h.

Dự báo ngày hôm nay (7/9), vùng biển tỉnh Nam Định có gió mạnh cấp 10-11, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 12-13, giật cấp 15-16, biển động dữ dội.

Trên đất liền, các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực và TP. Nam Định có gió mạnh cấp 6, sau mạnh dần lên cấp 8-9, giật cấp 10-11. Vùng ven biển (các huyện Trực Ninh, Xuân Trường, Nghĩa Hưng, Hải Hậu và Giao Thủy) có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp10-11, giật cấp 12-13.

Ngoài ra, vùng biển tỉnh Nam Định độ cao sóng từ 2-3m, sau tăng lên 2-4m, vùng gần tâm bão 3-5m; biển động dữ dội.

Mực nước trên các sông tỉnh Nam Định biến đổi theo xu thế thủy triều, chịu ảnh hưởng của bão số 3 kết hợp điều tiết của các hồ chứa phía thượng lưu. Mực nước lúc 7h00 ngày 7/9 trên sông Ninh Cơ tại trạm Trực Phương 1,50m (< BĐI 0,50m); tại trạm Phú Lễ 0,49m (< BĐI 1,51m).

Vùng biển tỉnh Nam Định ảnh hưởng của thủy triều kém, dự báo mực nước đỉnh triều ngày 7/9 trên sông Đào tại trạm thủy văn Nam Định 2,60m < BĐI0,60m); sông Ninh Cơ tại trạm thủy văn Trực Phương 2,40m (> BĐI 0,10m) và tại trạm thủy văn Phú Lễ 2.10m (> BĐI 0,10m).

Khu vực ven biển, bãi bồi ven sông dự kiến sẽ có ngập lụt vào chiều 7/9 với độ sâu ngập lụt lớn nhất từ 0,3-0,5m.

Kim Sơn (Ninh Bình)

Lượng mưa đo được khoảng 150mm

z5806201045561_8f72d301f5ac90a8716b7ad5b3350d6b

Ông Tống Quang Thìn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, dẫn đầu đoàn công tác liên ngành xuống kiểm tra, đôn đốc công tác ứng phó bão số 3 tại huyện Kim Sơn. Ảnh: Trung Quân.

Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Bình, tính đến trưa 7/9, các địa phương đã tích cực chỉ đạo người dân tiến hành thu hoạch phần diện tích lúa đã chín với phương châm “Xanh nhà hơn già đồng”. Hết ngày 6/9, trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch được 115ha. Sở Giao thông Vận tải đã thông báo tạm ngừng hoạt động các tuyến đò bắt đầu từ 15h00 ngày 6/9 cho đến khi bão tan.

Tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, đến 12h ngày 7/9, theo ghi nhận của phóng viên Trung Quân, lượng mưa đo được khoảng 150mm, gió cấp 4, sóng biển cao khoảng 1m. Hiện tại, tất cả các hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân từ đê Bình Minh 2 trở ra đã tạm dừng. Lực lượng chức năng liên tục ứng trực 24/24 đảm bảo không để người dân trở lại chòi canh và sẵn sàng ứng trực khi có sự cố bất ngờ xảy ra.

Mặc dù Ninh Bình được dự báo ít chịu ảnh hưởng của bão số 3 nhưng với tinh thần kiên quyết không để xảy ra thiệt hại, trong sáng cùng ngày, ông Tống Quang Thìn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã dẫn đầu đoàn công tác liên ngành xuống kiểm tra, đôn đốc công tác ứng phó và lực lượng ứng trực tại huyện Kim Sơn. Tại đây, ông Thìn đề nghị các lưc lượng chức năng tiếp tục phát huy tinh thần "4 tại chỗ", chủ động trong mọi tình huống, sẵn sàng ứng phó khi có sự cố bất ngờ xảy ra.

Thái Bình, Nam Định

Gió bắt đầu mạnh cấp 7, giật cấp 10

Ngoài Quảng Ninh và Hải Phòng thì các tỉnh lân cận ven biển như Thái Bình, Nam Định cũng chịu tác động rất mạnh của bão số 3. Đến trưa nay, vùng ven biển của các tỉnh Thánh Bình, Nam Định gió bắt đầu mạnh cấp 7, giật cấp 10. Trong buổi sáng 7/9, lãnh đạo tỉnh Thái Bình đã đi kiểm tra công tác ứng trực, chủ động ứng phó với các diễn biến của bão số 3 tại huyện Tiền Hải, Thái Thụy.

Phóng viên Quang Dũng phản ánh tại hiện trường:

Quảng Ninh

Tuyến đê biển xung yếu Hà Nam, TX Quảng Yên vẫn đảm bảo an toàn

z5806223081251_5d39fdc087fa87eb61903d9ecfe591c8

Đoàn công tác của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) kiểm tra tuyến đê biển xung yếu Hà Nam tại tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Cường Vũ.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Lê Minh Hoan, đoàn công tác của Cục quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai do ông Vũ Xuân Thành, Phó Cục trưởng, làm trưởng đoàn đã phối hợp với địa phương đi kiểm tra, ứng trực tại tuyến đê biển xung yếu Hà Nam, TX Quảng Yên.

Ghi nhận tại hiện trường, sức gió mạnh cấp 9, cấp 10. Mặc dù gió rất mạnh song do có sự chủ động triển khai gia cố trước các vị trí xung yếu như cống tiêu số 1, số 2 trên tuyến đê và thời điểm bão vào mực nước triều không cao nên hiện tại tuyến đê vẫn đảm bảo an toàn.

Hiện đang ở thời điểm tâm bão đang áp sát khu vực, sức gió tiếp tục tăng nên ông Thành nhấn mạnh tới các lực lượng tuyệt đối không được chủ quan lơ là, theo dõi sát tình hình diễn biến cơn bão, ứng phó kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

Thanh Hóa

Huy động hơn 400 cán bộ, chiến sĩ, dân quân giúp dân gặt lúa

z5806172407906_32de2a28ae9abd8a5b6306a5731391c8

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa huy động hơn 400 cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ giúp đỡ nhân dân xã Lộc Sơn, huyện Hậu Lộc gặt lúa.

Tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, một số diện tích lúa hè thu của nhân dân xã Lộc Sơn đã đến kỳ thu hoạch, tuy nhiên, do đường sá đi lại khó khăn, diện tích nhỏ lẻ nên việc huy động thu hoạch bằng máy móc gặp nhiều khó khăn.

Trước tình hình đó, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa đã huy động hơn 400 cán bộ, chiến sĩ, bộ đội thường trực và dân quân tự vệ khẩn trương giúp đỡ nhân dân xã Lộc Sơn, huyện Hậu Lộc gặt lúa. Bên cạnh việc hỗ trợ giúp dân gặt lúa, bộ đội các đơn vị, địa phương cũng chuẩn bị phương tiện, triển khai nhiều giải pháp chống bão.

Thanh Hóa

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị sớm khắc phục sạt lở bờ biển Hoằng Hóa

Sáng 7/9, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã đi kiểm tra thực tế công tác phòng, chống lụt bão tại thành phố Sầm Sơn và huyện Hoằng Hóa. Tại đây, Thứ trưởng đánh giá cao công tác chuẩn bị các phương án đối phó, trên tất cả các lĩnh vực để phòng chống bão số 3.

Tại tuyến bờ biển sạt lở tại xã Hoằng Trường, Thứ trưởng đề nghị tỉnh Thanh Hóa duy trì phương án "4 tại chỗ", sẵn sàng ứng phó với bão; sớm bố trí vốn, gia cố tuyến đê, đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong mùa mưa bão. Tổ chức thu hoạch mùa màng để hạn chế thiệt hại cho nông dân.

Hà Tĩnh

'3 sẵn sàng, 4 tại chỗ' ứng phó hoàn lưu bão

ht1

Lực lượng chức năng hỗ trợ ngư dân neo đậu tàu thuyền. Ảnh: Thanh Nga.

Mặc dù là vùng rìa tâm bão nhưng để phòng tránh các hiện tượng thời tiết cực đoan do hoàn lưu bão số 3, Hà Tĩnh đã chủ động các phương án ứng phó theo phương châm “3 sẵn sàng” và “4 tại chỗ”.

Thông tin từ phóng viên Thanh Nga, sáng 7/9, các lực lượng Công an, Quân đội điều động hàng trăm người phối hợp chính quyền các địa phương đến các khu neo đậu tránh trú bão Cửa Sót, huyện Lộc Hà; Cửa Hội, huyện Nghi Xuân; Cửa Nhượng, huyện Cẩm Xuyên và Cửa Khẩu, thị xã Kỳ Anh để hỗ trợ ngư dân chằng néo tàu thuyền. Tại khu neo đậu tránh trú bão Cửa Sót hiện có 220 tàu, thuyền neo đậu; Cửa Nhượng có 128 tàu; Cửa Hội có 71 tàu và Cửa Khẩu có 30 tàu.

Ông Bùi Tuấn Sơn, Giám đốc Ban Quản lý các cảng cá và Khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Hà Tĩnh cho biết, hiện, các khu neo đậu tránh trú bão vẫn còn sức chứa cho các tàu, thuyền vào neo đậu tránh bão. Ngoài ra, các phương án giả định triển khai ứng phó khi có bão hay các hiện tượng thời tiết cực đoan do ảnh hưởng của bão từ di dời, sơ tán người và tài sản đã được lực lượng chức năng sẵn sàng.

ht2

Bộ đội gia cố mái nhà cho người dân. Ảnh: Thanh Nga.

“Trong ngày hôm qua và sáng nay, lực lượng đồn biên phòng đã giúp ngư dân kéo tàu, thuyền vào bờ chằng, néo an toàn. Đối với những hộ dân nhà cửa không đảm bảo, lực lượng đồn cùng với chính quyền địa phương đã giúp dân chằng chèo, lợp lại mái. Các cán bộ, chiến si trong đơn vị cũng cơ động thường trực tại các điểm xung yếu, sẵn sàng cho lệnh điều động khi cần”, Trung tá Đoàn Đức Long, Đồn trưởng Đồn biên phòng Lạch Kèn thông tin.

Cùng bố trí quân số thường trực 24/24, lực lượng Công an toàn tỉnh hà Tĩnh đã chủ động các phương án hỗ trợ người dân ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan do hoàn lưu bão gây ra như giông, lốc, mưa lớn, nước biển dâng cao. Tại các khu vực dễ xảy ra ngập lụt, sạt lở, lực lượng Công an xã chủ động rà soát có phương án di dời người dân và tài sản ra khu vực an toàn, đồng thời triển khai cắm biển cảnh báo tại các khu vực nguy hiểm để người dân chủ động phòng tránh.

11h15

Cục đê điều kiểm tra đê Hà Nam, sức gió hiện tại đang cấp 9

Thái Bình, Nam Định:

Tăng cường thêm hàng trăm cán bộ công an, quân sự về chống bão tại Tiền Hải

Tại huyện Tiền Hải, lúc này gió mạnh và mưa to. Huyện duy trì chế độ trực 100% lực lượng, cử cán bộ phụ trách từng địa bàn để đôn đốc, chỉ đạo công tác ứng phó với bão.

Sáng ngày 7/9, đã có 50 cán bộ, chiến sĩ lực lượng quân sự và 60 cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an được tăng cường về huyện để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra. Tiếp tục rà soát, kiểm tra các công trình trọng điểm, kho tàng, bến bãi, trường học, bệnh viện, nhà yếu để có phương án gia cố, bảo vệ, hỗ trợ di dời khi có yêu cầu.

Khoảng 11h trưa, tại Thái Bình, Nam Định, gió bắt đầu mạnh cấp 7, giật cấp 10. Trong buổi sáng 7/9, lãnh đạo tỉnh Thái Bình đã đi kiểm tra công tác ứng trực, chủ động ứng phó với các diễn biến của bão số 3 tại huyện Tiền Hải, Thái Thụy.

Theo cập nhật của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện Hải Hậu, đến 7 giờ 30 phút, toàn bộ 615 tàu cá và phương tiện khai thác thủy sản của huyện đã vào nơi tránh trú an toàn. 100% lao động ngoài đê, tại các chòi, lều canh coi ao, đầm, bãi nuôi thủy sản đã di chuyển vào phía trong đê. 198 hộ dân gần đê gồm 42 hộ xã Hải Xuân, 57 hộ xã Hải Hòa và 90 hộ ở thị trấn Thịnh Long đã được chính quyền các địa phương bố trí di chuyển vào nơi tránh trú an toàn. Tiếp tục tổ chức rút nước sâu trên toàn bộ hệ thống kênh mương nội đồng; các ao, đầm...

Cũng trong sáng nay, thành phố Nam Định di dời hơn 1.000 người ra khỏi chung cư cũ đến điểm tránh trú an toàn.

Tỉnh Nam Định huy động tăng cường lực lượng công an, quân đội tham gia phòng chống bão Yagi.

Tỉnh Nam Định huy động tăng cường lực lượng công an, quân đội tham gia phòng chống bão Yagi.

Vĩnh Phúc

Thứ trưởng Hoàng Trung đề nghị Vĩnh Phúc quan tâm 22.000ha lúa chưa thu hoạch

Sau khi kiểm tra tại các huyện Yên Lạc và Vĩnh Tường, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung lưu ý ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc cần lên phương án khi xảy ra mưa bão, đặc biệt quan tâm, kiểm tra và có phương án tại các nơi xung yếu.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng bày tỏ yên tâm trước năng lực của các trạm bơm tiêu Ngũ Kiên mới được đưa vào vận hành, đồng thời nhấn mạnh cần quan tâm đến 22.000 ha lúa chưa thu hoạch.

Trạm bơm tiêu Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc là một trong 3 trạm bơm tiêu mới được xây dựng của tỉnh Vĩnh Phúc với 7 tổ máy, công suất bơm 35m3/s. Đến nay, các trạm bơm này đều đã trải qua vận thành thực tế, có khả năng tiêu úng khi lượng mưa lên đến 300mm cho hơn 23.000ha lúa của tỉnh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung kiểm tra năng lực vận hành của trạm bơm tiêu Ngũ Kiên (tỉnh Vĩnh Phúc). Ảnh: Đinh Tùng.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung kiểm tra năng lực vận hành của trạm bơm tiêu Ngũ Kiên (tỉnh Vĩnh Phúc). Ảnh: Đinh Tùng.

Vĩnh Phúc

Đủ năng lực ứng phó lượng mưa 300mm

z5805955172725_954d7d258458dcfdf678bfaf586c2237

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung kiểm tra khu vực trồng lúa tại huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc. Ảnh: Tùng Đinh.

Sáng 7/9, Thứ trưởng Hoàng Trung cùng một số đơn vị của Bộ NN-PTNT như Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ Thực vật, Cục Thủy lợi đi kiểm tra công tác ứng phó cơn bão số 3 tại một số tỉnh miền núi phía Bắc. Tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, ông Nguyễn Văn Quân - Phó giám đốc Sở NN-PTNT Vĩnh Phúc cho biết, vụ mùa 2024 tỉnh có hơn 23.000ha lúa, có 10.000ha đang vào kỳ thu hoạch trong đó đã thu hoạch được 1.000ha. Theo ông Quân, với hệ thống máy bơm mới được trang bị, Vĩnh Phúc đủ sức ứng phó với lượng mưa vào khoảng 300mm, không để xảy ra úng cho lúa.

Mường Lát, Thanh Hóa

Giông lốc khiến 51 ngôi nhà bị tốc mái

z5805973206879_7e41b937c34600951aff03d03cb998e6

Theo báo cáo của UBND huyện Mường Lát, do ảnh hưởng của siêu bão Yagi, trên địa bàn huyện Mường Lát xảy ra mưa, gió lớn làm tốc mái 51 ngôi nhà.

Tại khu phố Chiên Pục, thị trấn Mường Lát, chính quyền địa phương thực hiện sơ tán 10 hộ dân với 40 nhân khẩu đến trường Mầm mon Chiên Pục, thị trấn Mường Lát để tránh, trú.

Bão số 3 đang tiến gần vào khu vực giữa Hải Phòng và Quảng Ninh

Thông tin mới nhất từ Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 3 đang tiến gần vào khu vực giữa Hải Phòng và Quảng Ninh.

Gió mạnh đã ghi nhận đến lúc này (10h20 ngày 7/9/2024): Cô Tô (Quảng Ninh) cấp 12, giật cấp 15; Cửa Ông (Quảng Ninh): cấp 12, giật 14; Thành phố Hải Phòng: cấp 7, giật cấp 9; Thái Bình cấp 7, giật cấp 10; TP. Hải Dương cấp 6, giật cấp 8.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Sẵn sàng lương thực, thực phẩm hỗ trợ người dân

bo truong le minh hoan

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan họp với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh về công tác phòng, chống, ứng phó với bão số 3 vào sáng 7/9. Ảnh: Cường Vũ.

Qua kiểm tra thực tế và nghe các địa phương trong tỉnh báo cáo nhanh về công tác phòng, chống bão số 3, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh, diễn biến của bão số 3 vẫn rất phức tạp, vì vậy, tỉnh cần tiếp tục chỉ đạo các địa phương, các lực lượng chức năng tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác chuẩn bị ứng phó với các tình huống có thể phát sinh, nhất là tại các vị trí xung yếu như: hồ đập, các tuyến đê biển, các khu vực có nguy cơ sạt lở. Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là.

Bộ trưởng cũng yêu cầu các địa phương tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thức cho người dân hiểu về mức độ rủi ro, nguy cơ thiệt hại đối với từng cấp gió để chủ động phương án phòng tránh.

“Tuyệt đối không để người dân quay trở lại các lồng bè, tàu đang neo đậu khi chưa đảm bảo an toàn. Chuẩn bị đầy các vật dụng thiết yếu, lương thực, thực phẩm để hỗ trợ người dân ở vùng bị ảnh hưởng bởi bão khi cần thiết; sẵn sàng công tác cứu hộ, cứu nạn khi có vấn đề xảy ra”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan lưu ý.

Đặc biệt, Tư lệnh ngành nông nghiệp yêu cầu phải lên phương án sẵn sàng ứng phó hoàn lưu sau bão. Trong thời gian tới, tỉnh nghiên cứu cơ chế xây dựng các cộng đồng dân cư ven biển để lấy đây là hạt nhân triển khai công tác phòng chống thiên tai ở cơ sở.

Ghi nhận của phóng viên Thanh Phương, ngay lúc này, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), mưa to kèm gió lớn khiến nhiều cây bật gốc, gãy đổ. Gió giật mạnh khiến nhiều người và xe máy khó có thể di chuyển. Trên một số đoạn đường bao biển đã được đặt biển cấm nhằm đảm bảo an toàn. Lực lượng chức năng đã và đang túc trực, sẵn sàng hỗ trợ, ứng phó trước những diễn biến phức tạp của cơn bão.

Thanh Hóa

Gia cố bờ biển xâm thực

Nhập chú thích ảnh

Hàng phi lao ven biển Hải Tiến đổ ngã.

Thông tin từ phóng viên Quốc Toản, để ứng phó với bão số 3, tại khu vực biển xâm thực, đoạn bờ biển từ Dự án du lịch của Công ty Cổ phần Đầu tư du lịch biển Hải Tiến 126 đến kênh Phúc Ngư (xã Hoằng Trường, Hoằng Hóa, Thanh Hóa), lực lượng chức năng đã huy động lực lượng, đóng cọc tre, đắp đất để chống xói lở.

Ven biển xuất hiện hàng chục gốc phi lao cổ thụ bật gốc nằm ngổn ngang, có thể gây nguy hiểm cho người đi đường.

Nhập chú thích ảnh

Công nhân gia cố cây xanh để phòng, chống bão.

Tại tuyến đường ven biển khu du lịch Flamingo, nhiều công nhân đang gia cố hàng cây ven biển để chống đổ ngã.

Thành lập Sở chỉ huy tiền phương chống bão tại Hải Phòng

z5805802705222_68e2776d0789f9772cb2a50644e78bc0

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tới kiểm tra, chỉ đạo công tác dự báo bão số 3 tại Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia vào sáng 7/9. Ảnh: Kiên Trung.

Sáng 7/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tới kiểm tra, chỉ đạo công tác dự báo bão số 3 tại Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, yêu cầu tăng cường các bản tin dự báo bão, dự báo hải văn và sự thông suốt trong thông tin liên lạc dự báo.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá, công tác dự báo đã đưa ra các dự báo về cường độ, tính phức tạp và diễn biến của cơn bão là chính xác, kể cả hướng đi, sự thay đổi của bão. Thời điểm này cần tiếp tục dự báo hướng đi của bão trong bán kính, cấp độ, phạm vi ảnh hưởng… các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình bão tiếp tục giữ cường độ cấp 14; khi vào đến đất liền có thể giảm đi một vài cấp.

Ảnh hưởng của bão sẽ bắt đầu khoảng từ 13-14h và kéo dài tới 17h chiều. Đối với những cơn bão lớn như thế này, hoàn lưu sau bão vẫn tiếp tục gây nguy hiểm (có thể kéo dài thời gian nguy hiểm cho đến đêm).

Phó Thủ tướng cho biết, ở các huyện đảo hiện cơn bão đang đi qua, công tác dự báo cần có tính toán dự phòng. Các địa phương có các tuyến đê trọng điểm cũng cần tính toán đến mức độ ảnh hưởng của sóng biển khi nước biển dâng tràn đê.

Đối với hoàn lưu bão ảnh hưởng tới các tỉnh miền núi trung du, cần cung cấp thông tin về lượng mưa để các địa phương sâu trong đất liền chịu ảnh hưởng hoàn lưu bão có phương án ứng phó. Do đó, công tác dự báo lượng mưa, dự báo về tài nguyên nước, hải văn… cần phối hợp, đưa cập nhật bản tin sớm hơn. Nếu trước đây là 3 giờ/lần, bây giờ cần cập nhật sớm hơn, rút ngắn thời gian đưa bản tin. Dự báo mưa phải đi cùng với dự báo bão để làm sao khi cơn bão chưa đi qua khỏi phạm vi nước ta thì đã có dự báo về lượng mưa rồi.

Cát Bà

Nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ người dân đảm bảo

Ghi nhận tại đảo Cát Bà hiện nay gió đã giật cấp 9, cấp 10, có mưa lớn. Theo báo cáo của chính quyền địa phương, đã có một số thiệt hại nhỏ liên quan đến đường dây điện. Huyện đã thành lập 2 tổ công tác chỉ đạo điều hành phòng chống bão số 3 tại 2 đảo Cát Bà, Cát Hải do các lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện làm tổ trưởng.

Người dân nuôi cá lồng bè và các khu vực xung yếu nguy hiểm đã được lực lượng chức năng đưa lên bờ tránh trú tại các địa điểm kiên cố, an toàn. Đặc biệt, nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ người dân được đảm bảo.

Chuyên gia nhận định: Tâm bão đi vào vùng giáp ranh Quảng Ninh - Hải Phòng

z5805823728875_d8c14308aa3cca7da02fb0f9f597eb3a

Vị trí tâm bão số 3 thời điểm 9h00 ngày 7/9 ở vào khoảng 20.5 độ Vĩ Bắc; 107.8 độ Kinh Đông, trên vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng.

Chuyên gia khí tượng Huy Nguyễn nhận định, tâm bão sẽ tiếp cận ven bờ biển Quảng Ninh khoảng 11h trưa nay 7/9 và tiếp cận vào đất liền khu vực giáp ranh giữa Quảng Ninh và Hải Phòng khoảng 12h cùng ngày.

Cấp gió khi tâm bão tiếp cận bờ là 15, giật cấp 16-17. Ngoài Quảng Ninh và Hải Phòng chịu tác động của gió lớn, một số địa phương lân cận như Lạng Sơn, Hải Dương, Nam Định cũng ảnh hưởng.

Vị chuyên gia này khuyến cáo, khi vào đất liền bão thường di chuyển chậm nên thời gian quần thảo của bão trong đất liền ven biển tương đối lâu.

Hoàn lưu mưa của bão số 3 rất lớn kết hợp sóng lớn cao 5-7m ngoài khơi khu vực biển Quảng Ninh, Hải Phòng tùy thời điểm.

Cũng theo ông Huy, vận tốc gió quanh tâm bão có xu hướng mạnh lên những giờ vừa qua, do bão được cung cấp bởi năng lượng từ nền nhiệt biển ấm khu vực vịnh Bắc Bộ.

Thanh Hóa

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đi kiểm tra thực tế tại huyện Hoằng Hóa và thành phố Sầm Sơn

z5805778881925_f854b234cfc2347ca2dd5710b65a3f9e

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nghe báo cáo về công tác phòng, chống lụt bão tại địa phương. Ảnh: Quốc Toản.

Sáng 7/9, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đã có mặt tại Thanh Hóa, kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3. Tại cuộc họp với lãnh đạo tỉnh, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã nghe báo cáo về công tác phòng, chống lụt bão tại địa phương, đồng thời sẽ đi kiểm tra thực tế tại huyện Hoằng Hóa và thành phố Sầm Sơn để chỉ đạo trực tiếp.

Hà Nội

10h sáng, người dân vẫn tranh thủ tích trữ lương thực

z5805780067443_059bb2fcc4101ccf86fe047ac044e065

Mặc dù mưa, gió nhưng người dân vẫn tranh thủ ra đường mua gom thực phẩm dự trữ. Ảnh: Bá Thắng.

Ghi nhận của phóng viên Bá Thắng lúc 10h sáng 7/9 tại khu vực chợ bán đảo Linh Đàm, nhiều người dân bất chấp mưa, gió để mua thực phẩm. Những mặt hàng được hỏi nhiều nhất gồm thịt lợn, các loại củ như bầu, bí, trứng. Một số người còn mua cả thức ăn chế biến sẵn, có thể sử dụng trong những ngày cuối tuần.

Chị Thắm, một cư dân tại khu HH Linh Đàm, cho biết, tranh thủ sáng nay khi trời chưa dông, gió mạnh, mọi người cố gắng mua thêm những vật phẩm cần thiết.

Tại các chợ, không chỉ các mặt hàng đồ khô, các mặt hàng rau xanh, thịt, cá cũng bán chạy hơn hẳn ngày thường. Ghi nhận của phóng viên Hùng Khang tại các chợ dân sinh và chợ đầu mối trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, người dân đều muốn mua dự trữ thực phẩm.

z5805830212308_08d3f698b3fba3a2e8b52b5142e189f5

Mặt hàng thịt lợn bán rất chạy. Ảnh: Hùng Khang.

Đi chợ từ sáng sớm, chị Hậu, một người dân, khá bất ngờ vì mới 9h sáng, nhiều hàng rau, thịt đã hết hàng loại một. Nhiều cửa hàng thịt phải liên tục đi nhập hàng mới về, hàng về đến đâu là hết đến đó.

Chị Hoàng Thị Hạnh, tiểu thương bán thịt tại chợ đầu mối Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, cho biết: “Bình thường phải tầm 10-11h, hàng thịt của tôi mới vơi dần. Nhưng sáng nay, đến 7h là gần như đã hết. Gia đình đã phải nhập thêm 3 lần hàng về để bán. Hôm nay, khách hàng toàn người mua từ 1-3kg. Bán rất nhanh hết”.

Hà Nội

Người dân 'cố thủ' trong nhà trú bão, đường phố vắng lặng

z5805742555717_68d331090f47c5dbfa8a6f09d60473da

Tuyến đường Cổ Nhuế - Tây Tựu thời điểm 8h00 đến 9h30 không một bóng người đi lại.

Ghi nhận của phóng viên Hùng Khang, khoảng 7h sáng 7/9, mưa bắt đầu nặng hạt và gió mạnh lên từng đợt. Các tuyến đường của Thủ đô vắng bóng xe cộ qua lại do vào ngày cuối tuần, đồng thời nhiều nơi cho học sinh nghỉ học, người lao động nghỉ làm để tránh bão.

Ghi nhận tại các tuyến đường Cầu Diễn, Hồ Tùng Mậu, Cổ Nhuế - Tây Tựu thời điểm 8h30 đến 9h sáng nay, nếu như bình thường, khoảng thời gian này các tuyến đường trên đông đúc thì nay trở nên vắng vẻ lạ thường. Trước tình hình mưa bão, người dân đã "cố thủ" trong nhà để trú bão.

Anh Hồ Đức Tuấn, quận Bắc Từ Liêm chia sẻ: "Cơn bão số 3 là cơn bão lớn, ngay trong chiều qua, bão chưa đổ bộ vào đã gây thiệt hại về người trên địa bàn thành phố. Mẹ tôi đang điều trị tại bệnh viện nên tôi mới phải ra đường, còn nếu không có việc gì cần thiết thì tôi cũng hạn chế ra ngoài khoảng thời gian này”.

Hà Nội

Khả năng có gió giật cấp 9-10 vào chiều và tối nay

ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết Trung tâm Dự báo KTTVQG

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng (ảnh), Trưởng phòng Dự báo Thời tiết Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, đến thời điểm hiện tại, cơn bão số 3 vẫn ở cấp 14. Khoảng cách từ tâm bão đến khu vực đất liền các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng còn khoảng 130km.

Trong thời gian tới, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, trong khoảng chiều nay sẽ có khả năng đi vào đất liền, bão sẽ gây ra gió mạnh cấp 10, 11,12 ở khu vực Quảng Ninh, Thái Bình và Nam Định, gió mạnh cấp 8, cấp 10 ở khu vực Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa... và các tỉnh sâu hơn ở phía trong đất liền như: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang.

Bão số 3 sẽ gây ra đợt mưa rất lớn ở khu vực Bắc Bộ, thời gian mưa lớn ở khu vực Đông Bắc Bộ sẽ tập trung vào ngày và đêm nay (7/9), chiều và đêm nay mưa lớn sẽ mở rộng sang khu vực phía Tây Bắc Bộ. Đợt mưa này sẽ kéo dài đến khoảng ngày 9/9. Tổng lượng mưa dự báo khoảng 150-350mm, có nơi trên 500mm. Khu vực Bắc Bộ có khả năng xảy ra đợt lũ. Ngoài ra các tỉnh vùng núi Trung du Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An có khả năng xảy ra một đợt lũ quét diện rộng.

Cũng theo ông Hưởng, cơn bão số 3 là cơn bão rất mạnh, hoàn lưu rộng. Mặc dù Hà Nội không chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoàn lưu cơn bão số 3, nhưng do tác động của hoàn lưu bão, từ chiều và tối nay Hà Nội có khả năng có gió mạnh cấp 6-7 giật cấp 9-10. Cùng với gió mạnh, Hà Nội có khả năng xảy ra một đợt mưa lớn, với lượng mưa dự báo khoảng 150-350mm.

Hải Phòng

Tạm dừng lưu thông trên 3 cây cầu

z5805638020163_52aa373477b9774926ec21f360b057c6

Thông tin từ phóng viên Đinh Mười, sáng 7/9, mưa lớn và gió mạnh, Hải Phòng đã quyết định tạm dừng lưu thông trên cầu Bính, cầu Hoàng Văn Thụ và cầu Kiền.

Tại cảng cá Ngọc Hải (Đồ Sơn, Hải Phòng) hiện gió rất to, các mái tôn rung lên bần bật, mưa trắng xóa. Rất khó để đứng vững nếu không có điểm bám trụ.

Móng Cái

Gió to khiến nhiều cây xanh bật gốc, gãy đổ

z5805584760727_006e621e4bc5979bf42296507f9dd4d3

Theo ghi nhận của phóng viên Thanh Phương, đến thời điểm hiện tại, TP Móng Cái (Quảng Ninh) đã có mưa, gió cấp 6, giật cấp 8. Trên nhiều tuyến đường đã có nhiều cây xanh bật gốc, gãy đổ. Các lực lượng chức năng, phương tiện sẵn sàng ứng trực, sẵn sàng ứng phó với mọi điều kiện thời tiết.

Hà Nội

z5805597694462_9ca196b108d1fea278be90d6374ca6f2

Các tiểu thương chợ Đồng Xuân sắp xếp gọn gàng hàng hóa để phòng, tránh siêu bão Yagi. Ảnh: Hoàng Sơn.

Phóng viên Bá Thắng cho biết, tại nhiều khu chợ lớn tại Thủ đô Hà Nội như chợ Đồng Xuân, tiểu thương đã chủ động di dời hàng hóa, vật liệu... vào những điểm tránh, trú an toàn trong nhà. Một tiểu thương tại chợ Đồng Xuân cho biết, khả năng nghỉ họp chợ 2 ngày cuối tuần.

Đồ Sơn

Xuất hiện mưa to, gió mạnh cấp 6,7

z5805588546157_58d8a6af84c7dfe91e966b03d284c050

Khu vực biển Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, nổi gió cấp 6,7. Ảnh: Đinh Mười.

Đưa tin từ Hải Phòng, phóng viên Đinh Mười cho biết, hiện tại, trên địa bàn huyện Đồ Sơn có 106 khách lưu trú, toàn bộ đã được thông báo về diễn biến bão.

Đồ Sơn đã sơ tán được 503 hộ, 1.785 nhân khẩu ở những vùng trũng, thấp gần biển về khu vực nhà kiên cố để tránh, trú bão an toàn.

Ông Nguyễn Quang Dũng - Phó Chủ tịch UBNB quận Đồ Sơn cho biết, các phòng, ban, UBND các phường, các cơ quan đơn vị đã tổ chức rà soát, có phương án và sẵn sàng huy động nhân lực, phương tiện, vật tư phòng chống bão số 3. Tổng số nhân lực sẵn sàng huy động là 1.247 người.

Thanh Hóa

Mưa to, sóng lớn dồn dập vỗ bờ

z5805542778085_420bb85f50ac0591c120d95498ca437b

Khu vực bờ biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, sóng dâng cao và đánh dồn dập vào bờ lúc 8h30 sáng 7/9. Ảnh: Quốc Toản.

Theo ghi nhận của phóng viên Quốc Toản, vào lúc 8h30 sáng 7/9, tại khu vực bờ biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa bắt đầu xuất hiện mưa to, gió lớn, sóng biển dồn dập vỗ bờ, cao gần 1m.

Các nhà hàng, khách sạn ven biển đã đóng cửa để chống bão. Các phương tiện tàu thuyền của ngư dân đã neo đậu, tránh trú bão an toàn.

Chính quyền địa phương khuyến cáo người dân không ra khu vực bờ biển, đồng thời có biện pháp phòng chống, giữ gìn tài sản, hạn chế thiệt hại do bão gây ra.

Phản ánh của phóng viên Quốc Toản tại hiện trường (lúc 8h50):

Kim Sơn (Ninh Bình)

17 chốt chặn ngăn người dân trở lại chòi canh

z5805527895026_d2d579775dbeea43a3b22dea82d114dc

Lực lượng liên ngành lập chốt chặn, ứng trực 24/24, ngăn người dân trở lại chòi canh.

Trao đổi với phóng viên Trung Quân, ông Trần Anh Khiêm, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) cho biết: Sáng 7/9, địa bàn mới có mưa nhỏ, sức gió khoảng cấp 3. Toàn bộ ngư dân tại các chòi canh nuôi trồng thủy sản từ đê Bình Minh 2 trở ra đã được đưa vào bờ.

Huyện đã phối hợp với lực lượng bộ đội biên phòng, công an tổ chức 17 chốt chặn, ứng trực 24/24 ở tất cả các lối ra biển để ngăn người dân quay trở lại các chòi canh và sẵn sàng khi có sự cố. Các lực lượng khác hỗ trợ các gia đình neo đơn, người già, chính sách, nhà xập xệ di chuyển tới địa điểm an toàn. Đồng thời tuần tra kiểm soát đảm bảo không để xảy ra mất cắp, mất an ninh trật tự.

Tại vùng nuôi tôm, ngay khi có thông tin về bão, chính quyền đã thông báo rộng rãi qua loa phóng thanh để các hộ có tôm trong ao chủ động xuất bán nếu đến kỳ thu hoạch hoặc chuẩn bị phương án chăm sóc khi bắt buộc phải di dời.

Các hộ nuôi hàu giống cũng không đáng lo ngại vì thời điểm này không phải chính vụ. Bên cạnh đó, giai đoạn khó khăn nhất là khi ươm giống trong nhà, khi đã đưa được ra ngoài đầm thì không quá lo ngại. Các tuyến đê, những điểm hết tường chắn sóng đã được gia cố, phủ bạt từ mái đê để phòng khi có nước tràn.

Hà Nội

hn1
Nhập chú thích ảnh

8h30, có mặt trên đường phố Hà Nội, phóng viên Tùng Đinh cho biết, đường sá vắng vẻ, các khu chợ, siêu thị cũng đã vãn người mua. Thời tiết đã có mưa và gió giật theo cơn. Nhiều nhà cao tầng dùng bao cát chặn giữ cửa kính, gốc cây.

Quảng Ninh

Hồ Yên Lập tăng công suất xả lũ

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cùng Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy thị sát tình hình bão tại hồ Yên Lập.

Trước khi bão số 3 ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh, lượng nước trữ tại hồ Yên Lập ở mức 87%. Ngày 5/9, hồ thủy lợi Yên Lập đã mở cửa xả lũ công suất 100m3/s. Đến sáng 7/9, hồ Yên Lập đã tăng công suất xả lũ lên 160m3/s để đảm bảo an toàn.

Hồ thủy lợi Yên Lập có dung tích 127 triệu m3, là hồ chứa lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh, cung cấp phần lớn nước sinh hoạt cho thành phố Hạ Long, thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên.

Mưa cao điểm bắt đầu từ buổi trưa

qn

Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết, sau khi gây gió mạnh cho khu vực tỉnh Quảng Ninh thì sáng và trưa 7/9, gió sẽ tiếp tục mạnh lên và mở rộng ra ở khu vực này.

Cùng với đó, các tỉnh Đông Bắc bộ sẽ có mưa vừa, mưa to. Cao điểm là từ trưa đến tối 7/9, theo ông Lâm. Các tỉnh sâu trong đất liền, mưa sẽ diễn ra muộn hơn và thời gian mưa kéo dài hơn. Một số nơi mưa lớn, lượng mưa có thể đạt và vượt 500mm.

Thái Bình

Hoàn thành việc di dời, sơ tán hơn 18.000 người dân

z5805463727933_995b4a2a8897d728c86d357b548ad195

Phóng viên Quang Dũng đưa tin từ Thái Bình, theo Đài Khí tượng thủy văn Thái Bình, cả đêm 6/9 cho đến rạng sáng 7/9, toàn tỉnh có mưa, nhiều khu vực gió to. Trong ngày hôm nay (7/9), vùng biển ngoài khơi Thái Thụy - Tiền Hải có gió mạnh cấp 7, cấp 8, sau tăng lên cấp 9, cấp 10, giật cấp 12-13, sóng biển cao 3-5m; biển động rất mạnh. Vùng ven biển cần đề phòng có nước biển dâng, với sóng lớn kết hợp với thủy triều, mực nước dâng tổng cộng cao 3,5 - 4m.

Tại tỉnh Thái Bình hiện đang có mưa nhỏ, gió cấp 4, cấp 5. Ảnh hưởng rõ nhất của bão số 3 sắp đổ bộ vào đất liền là trời khá âm u. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân không nên ra đường nếu không cần thiết đề phòng tai nạn do cây cối ngã đổ hay những sự cố bất thường. Mật độ phương tiện cũng đã giảm rõ rệt so với ngày thường, chủ yếu là ô tô.

Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình cho hay, toàn tỉnh đã hoàn thành việc di dời, sơ tán hơn 18.000 người dân (trong tổng số 7.731 hộ dân) ở các nhà yếu, nhà nguy hiểm về nơi tránh trú bão an toàn trước 18h ngày 6/9.

Bên cạnh đó, toàn bộ 1.179 chòi canh với 1.254 lao động canh coi trên các bãi ngao; 1.128 đầm với 1.617 lao động nuôi trồng thủy sản, hải sản ven biển ở các huyện Thái Thụy, Tiền Hải đều đã di dời về nơi an toàn.

Phóng viên Quang Dũng phản ánh tại hiện trường:

Hà Nội

Gió bắt đầu mạnh lên gần bằng cơn dông chiều qua

img7063-17256124152001156444410-1725616651282-17256166518752028181587

Mưa lớn kèm theo dông lốc ở khu vực Linh Đàm trong chiều 6/9. Ảnh: H.T.

Ghi nhận tại Hà Nội vào lúc 7h30 sáng 7/9, phóng viên Bá Thắng cho biết, gió ở nhiều khu vực đã mạnh lên cấp 5 - gần tương đương với cơn dông lúc 15h chiều qua.

Trước đó, chiều 6/9, cơn dông kéo dài khoảng 30 phút có gió cấp 5, giật cấp 7, đã quật đổ hơn 200 cây xanh trên khu vực toàn thành phố, khiến 7 người bị thương vong. Trong thời gian từ nay đến khi bão số 3 đổ bộ đất liền (trưa 7/9), gió tại Hà Nội được Trung tâm khí tượng thủy văn dự báo sẽ tăng thêm khoảng 2-3 cấp.

Bão số 3 giật cấp 17 khi vào Quảng Ninh - Hải Phòng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, vào lúc 7h sáng 7/9, vị trí tâm bão Khoảng 20.4 độ Vĩ Bắc; 108.2 độ Kinh Đông, cách bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 153km. Sức gió mạnh nhất: Cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17.

Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15-20km/h. Tại vùng biển vịnh Bắc Bộ, gió đã mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-14. Biển động dữ dội.

Tại huyện đảo Bạch Long Vĩ, lúc 7h30, gió đã tăng cấp, cây cối nghiêng ngả, đổ rạp, người dân đóng kín cửa nhà không dám ra đường. Điều đặc biệt ở đây là do đường điện được hạ ngầm nên mặc dù chịu sự chà xát của bão số 3 nhưng đến thời điểm này điện và mạng viễn thông vẫn được duy trì.

Cô giáo Phạm Thị Hoan ở Khu dân cư số 3 cho biết:

Thanh Hóa

Huy động hơn 17.000 bộ đội, dân quân tự vệ sẵn sàng cơ động

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đi kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại Thọ Xuân và Triệu Sơn. Ảnh: Báo Thanh Hóa.

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đi kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại Thọ Xuân và Triệu Sơn. Ảnh: Báo Thanh Hóa.

Đưa tin từ Thanh Hóa, phóng viên Quốc Toản cho biết, do ảnh hưởng của bão số 3, sáng 7/9, khu vực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có mưa nhỏ, kèm theo gió nhẹ. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh duy trì trực 24/24 giờ. Đồng thời, quán triệt tất các đơn vị thực hiện phương châm “bốn tại chỗ” và “ba sẵn sàng”.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa huy động 1.150 bộ đội thường trực và 16.500 đồng chí lực lượng dân quân tự vệ cùng 4 xe vận tải và chở quân, 1 mô tô nước, 23 xuồng cao tốc các loại, 84 thuyền vượt sông nhẹ, 4 thuyền cao su, thiết bị bắn dây mồi và nhiều trang bị cứu hộ cứu nạn khác sẵn sàng cơ động. Bên cạnh đó, hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị đứng chân trên địa bàn như: Sư đoàn 324 Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 5 (Quân khu 4); Sư đoàn 341 (Quân khu 1) hỗ trợ khi có tình huống.

Quảng Ninh

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thị sát tình hình bão tại Cảng tàu khách Quốc tế Tuần Châu

Nhập chú thích ảnh

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cùng Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy và đoàn công tác thị sát tình hình bão. Ảnh: Cường Vũ.

7h sáng 7/9, đoàn công tác Bộ NN-PTNT do Bộ trưởng Lê Minh Hoan làm trưởng đoàn cùng Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy thị sát tình hình bão tại Cảng tàu khách Quốc tế Tuần Châu, thành phố Hạ Long. Hiện các tàu du lịch đã ở khu neo đậu tránh trú bão an toàn, không còn khách du lịch ở các tuyến đảo. Hơn 2.000 khách du lịch đều đang lưu trú ở đất liền.

Từ đêm 6/9 đến sáng sớm 7/9, bão số 3 tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15-20km/h. Sức gió mạnh nhất cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17.

Bạch Long Vĩ

Gió giật cấp 13, biển động dữ dội

z5805332903650_d320e71369faf1d0c5beece5872f02b7

Hình ảnh mưa to, gió giật tại huyện đảo Bạch Long Vĩ do phóng viên Đinh Mười gửi về.

Theo tường thuật của phóng viên Đinh Mười tại Hải Phòng, do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3, sáng 7/9, tại huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) có gió mạnh cấp 11, giật cấp 13, biển động dữ dội. Hiện tại chưa ghi nhận thiệt hại lớn do bão, lực lượng chức năng đã hỗ trợ người dân gia cố nhà cửa.

Ông Đào Minh Đông - Chủ tịch UBND huyện đảo Bạch Long Vĩ cho biết, huyện đã triển khai đảm bảo an toàn cho tàu thuyền, ngư dân tại cảng và tổ chức di dời dân cư đến nơi tránh trú an toàn. Các lực lượng chức năng đang tập trung theo dõi sát diễn biến bão, sẵn sàng các phương án phòng chống.

Được biết, từ chiều và tối 6/9, các hộ gia đình có nguy cơ bị ảnh hưởng bão số 3 đã được chính quyền và các lực lượng trên đảo hỗ trợ đưa về nơi tránh trú an toàn. Các hộ dân hiện đang trong đất liền không có mặt tại đảo Bạch Long Vĩ cũng được lực lượng chức năng hỗ trợ gia cố, chằng chống nhà cửa, bảo vệ vật nuôi...

Ông Đào Minh Đông - Chủ tịch UBND huyện đảo Bạch Long Vĩ - thông tin:

Cô Tô

Mưa to, gió to, kèm gió giật mạnh cấp 12

Mưa to, gió giật mạnh cấp 12 tại xã Thanh Lân, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: UBND xã Thanh Lân.

Mưa to, gió giật mạnh cấp 12 tại xã Thanh Lân, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: UBND xã Thanh Lân.

Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn huyện Cô Tô (Quảng Ninh) đã xuất hiện mưa to, gió to, kèm gió giật mạnh cấp 12, gây biển động, mất điện toàn huyện.

Thông tin từ phóng viên Tiến Thành tại Quảng Ninh, đêm 6/9, rạng sáng 7/9, toàn huyện Cô Tô đã thực hiện di tản gần 800 người đến nơi tránh bão an toàn đảm bảo các điều kiện sinh hoạt. Huyện Cô Tô đã lên phương án đảm bảo an toàn cho người dân, bố trí các điểm trú bão an toàn.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cùng Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy thị sát tình hình bão tại Cảng tàu khách Quốc tế Tuần Châu.

Chính quyền các xã, thị trấn đã bố trí các điểm trú bão an toàn cho các hộ dân có nhà xuống cấp, mái tôn, mái ngói kinh tế mới (xây dựng từ năm 1997) có nguy cơ tốc mái, sập đổ tại các nhà nghỉ, khách sạn, nhà văn hóa, trường học; một số hộ di tản đến nhà người thân.

Thường trực Huyện ủy, UBND các xã, thị trấn đã phân công cán bộ trực, kiểm soát tại các điểm sơ tán, tránh trú bão tập trung; phân công cán bộ, các đơn vị lực lượng vũ trang phụ trách từng thôn, xóm.

Đồng thời, chỉ đạo các thôn, khu tiếp tục rà soát từng hộ dân, số nhân khẩu đang sinh sống tại căn nhà cấp 4 (mái ngói, mái tôn, Fibro xi măng,…); kiên quyết di dời 100% nhân khẩu tại những hộ dân này đến những căn nhà kiên cố, an toàn.

Vào lúc 7h00, tại đảo Cô Tô đã có gió cấp 11, mưa xối xả. Một số lều tạm, biển quảng cáo đã bị kéo đổ. Điều may mắn là bão tác động trong thời điểm nước triều ở mức thấp nên ảnh hưởng của sóng biển được giảm thiểu.

Chị Vũ Thu Báu, người dân tại đảo Cô Tô, cho biết:

Xem thêm
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự nhiều hội nghị cấp cao tại Trung Quốc

Sáng 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao đã tới thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công tác dự nhiều hội nghị cấp cao.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Cấp cứu 2 trẻ mầm non nghi ngộ độc thuốc diệt chuột

Sáng 5/11, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu đã tiếp nhận 20 trẻ mầm non, trong đó 2 cháu bé có biểu hiện ngộ độc.