| Hotline: 0983.970.780

Hải Phòng xuyên đêm vận động người dân ngoài đê tránh bão

Thứ Bảy 07/09/2024 , 06:45 (GMT+7)

HẢI PHÒNG Hàng trăm hộ dân sống tại các khu vực ngoài đê ở Hải Phòng đã được chính quyền các địa phương xuyên đêm hỗ trợ di chuyển về những nơi an toàn tránh bão.

Các lực lượng chức năng xã Ngũ Phúc làm việc xuyên đêm thực hiện các nhiệm vụ phòng chống bão số 3. Ảnh: Đinh Mười.

Các lực lượng chức năng xã Ngũ Phúc làm việc xuyên đêm thực hiện các nhiệm vụ phòng chống bão số 3. Ảnh: Đinh Mười.

Kế hoạch ứng phó với bão số 3, toàn thành phố Hải Phòng sẽ có hơn 1.000 hộ dân sinh sống, nuôi trồng thủy sản ngoài đê và khu vực thấp, trũng, gần biển,… thuộc diện phải sơ tán đến nơi an toàn.

Trong đó, huyện Tiên Lãng được xem là nhiều nhất với hơn 500 hộ, còn lại các địa phương khác số lượng cũng tương đối nhưu: Vĩnh Bảo có hơn 250 hộ, Kiến Thụy có 201 hộ, Dương Kinh có 105 hộ, Thủy Nguyên có 148 hộ (cả những hộ sống ở nơi có nguy cơ sạt lở núi), Hải An có 21 hộ và Đồ Sơn có 484 hộ ở vùng trũng, thấp gần biển.

Thực hiện các chỉ đạo và biện pháp phòng chống bão số 3, công tác tuyên truyền, vận động đã được các địa phương đẩy mạnh nhưng đến tối 6/9, việc sơ tán các hộ dân ở những nơi nguy hiểm về nơi an toàn tránh trú bão vẫn chưa hoàn thành, đáng lo ngại nhất là các hộ ở ngoài đê do nhiều lí do khách quan khác nhau. Do đó, chính quyền các địa phương đã phải xuyên đêm làm việc để hỗ trợ người dân.

Lực lượng chức năng vận động các hộ dân còn lại ở ngoài đê đến nơi tránh trú bão an toàn. Ảnh: CTV.

Lực lượng chức năng vận động các hộ dân còn lại ở ngoài đê đến nơi tránh trú bão an toàn. Ảnh: CTV.

Tại Tiên Lãng, cả ngày và đêm 6/9, khi liên lạc để nắm bắt thông tin hầu như các xã đều họp chống bão, riêng tại các xã ven biển như Tiên Hưng, Vinh Quang, Đông Hưng,… gần như làm việc xuyên đêm để theo dõi diễn biến của bão và hỗ trợ người dân sơ tán.

Ông Phạm Minh Hải - Chủ tịch UBND xã Vinh Quang cho biết: "Chúng tôi túc trực 24/24 để thực hiện các nhiệm vụ phòng chống bão. Cùng với đó đã triển khai phương án di dời toàn bộ số lao động tại các chòi canh coi ngao và các ao đầm nuôi trồng thủy, hải sản ở trong, ngoài đê vào nơi an toàn. Kiên quyết không để người nào ở các chòi canh ngao trên biển, ngoài đê chính trước khi bão đổ bộ, đồng thời tổ chức lực lượng canh gác bảo đảm an ninh, trật tự ở những khu phải di dời dân".

Tại huyện Kiến Thụy, 1h sáng 7/9, bà Bùi Thị Thu Hằng - Phó Chủ tịch UBND xã Ngũ Phúc vẫn phản hồi tin nhắn của phóng viên và cho biết đang đi kiểm tra và vận động nốt số hộ dân còn lại ở khu vực ngoài đê, đảm bảo trước khi bão số 3 đổ bộ toàn bộ người dân trên địa bàn xã đều đã vào nơi tránh, trú an toàn.

Bà Bùi Thị Thu Hằng - Phó Chủ tịch UBND xã Ngũ Phúc hỗ trợ người cao tuổi di chuyển đến nơi tránh bão. Ảnh: CTV.

Bà Bùi Thị Thu Hằng - Phó Chủ tịch UBND xã Ngũ Phúc hỗ trợ người cao tuổi di chuyển đến nơi tránh bão. Ảnh: CTV.

Theo bà Lê Thị Thanh Huyền - Trưởng phòng NN-PTNT huyện Kiến Thụy, tối 6/9/2024, trên địa bàn huyện hoàn thành phương án di chuyển 201 hộ dân với 546 nhân khẩu vào nơi tránh trú bão an toàn. Các trường hợ còn lại tuỳ theo diễn biến bão, sẽ có phương án tiếp theo.

Sau khi được giao nhiệm vụ, UBND các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị đã tổ chức rà soát, có phương án và sẵn sàng huy động nhân lực, phương tiện, vật tư phòng chống bão số 3. Các địa phương đã chủ động rà soát, thực hiện các phương án phòng chống bão, chuẩn bị sẵn sàng phương án sơ tán nhân dân ở khu vực trũng thấp, ven sông, ven biển, khu nhà cũ yếu, khu vực có nguy cơ sạt lở.

Một khu chung cư cũ ở quận Lê Chân đã sơ tán hết các hộ dân tối 6/9, lực lượng chức năng chăng dây xung quanh cấm người ra vào để đảm bảo an ninh trật tự. Ảnh: Đinh Mười.

Một khu chung cư cũ ở quận Lê Chân đã sơ tán hết các hộ dân tối 6/9, lực lượng chức năng chăng dây xung quanh cấm người ra vào để đảm bảo an ninh trật tự. Ảnh: Đinh Mười.

Ngoài các hộ sống ngoài đê ở các huyện, tại khu vực đô thị, có khoảng 5.400 hộ dân ở các khu chung cư cũ, nhà nguy hiểm đến nơi an toàn để tránh bão. Trong đó đa số các khu chung cư cũ ở các quận Ngô Quyền, Hồng Bàng và Lê Chân với 4.600 hộ phải di dời.

Chủ tịch UBND TP Hải Phòng yêu cầu các quận tổ chức di dời các hộ dân về nơi an toàn hoàn thành ngày 6/9 nên trong đêm việc vận động, sơ tán các hộ dân đã được làm khẩn trương. Tất cả các hộ dân sẽ được bố trí đến các trường học, UBND phường và các căn hộ tạm cư do Nhà nước quản lý, đảm bảo đầy đủ đồ dùng sinh hoạt thiết yếu.

Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố Hải Phòng, tính đến thời điểm 6h00 ngày 7/9/2024 toàn thành phố đã sơ tán tổng số 7.083 hộ/ 23.581 người dân đến nơi an toàn.

Trước khi bão đổ bộ, các địa phương tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống bão, tự bảo vệ an toàn về người và tài sản. Đồng thời thực hiện công tác sơ tán nhân dân tại các khu vực xung yếu ngoài đê, khu nhà ở cũ yếu đến nơi an toàn.

Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Giảm chi phí, tăng năng suất nhờ ứng dụng bản tin thời tiết nông vụ

Sóc Trăng Hơn 291.000 nông dân ĐBSCL đã ứng dụng bản tin thời tiết nông vụ, giúp bà con đưa ra quyết định canh tác phù hợp, giảm rủi ro, tăng năng suất, cải thiện thu nhập.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!

Mặc dù có thể giảm thiểu nhưng việc loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm song song với phát triển kinh tế tại các làng nghề hiện vẫn là thách thức lớn.