| Hotline: 0983.970.780

Con Cuông phát triển đàn vịt bầu Quỳ

Thứ Tư 22/07/2020 , 13:10 (GMT+7)

Vịt bầu Quỳ từ lâu được biết đến là sản vật số một ở miền Tây Nghệ An, là giống thủy cầm có nguồn gốc ở các huyện Quỳ Châu, Quế Phong.

Hiện nay địa phương có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ người dân phát triển đàn vịt bầu Quỳ, tuy nhiên về cơ bản đó đều là giống lai F1, F2.

Hiện nay địa phương có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ người dân phát triển đàn vịt bầu Quỳ, tuy nhiên về cơ bản đó đều là giống lai F1, F2.

Ngoài giá trị dinh dưỡng, vịt bầu Quỳ còn có nguồn gen quý hiếm. Xung quanh loài thủy cầm bản địa quý này còn tồn tại những câu chuyện về vịt "đẻ ra vàng" theo đúng nghĩa đen.

Hiện nay ngay tại địa bàn các huyện Quỳ Châu, Quế Phong, giống vịt gốc bầu Quỳ cũng không còn nhiều mà chỉ một số ít hộ dân nuôi nhỏ lẻ phục vụ nhu cầu gia đình.

Ngoài những giá trị dinh dưỡng hiếm có, xung quanh giống vịt bầu Quỳ cũng có những câu chuyện được người địa phương kể lại về những con vịt "đẻ trứng vàng".

Theo đó, trước đây vùng đất Quế Phong, Quỳ Châu được xem là "rốn vàng" ở miền Tây xứ Nghệ, và trong quá trình mò tìm thức ăn tại các khe suối, lũ vịt nuốt cả vàng sa khoáng. Chính vì vậy, khi người ta giết thịt mới bắt gặp vàng cám trong mề vịt. Và điều này càng khiến cho vịt bầu Quỳ trở nên "trứ danh" trong nhóm thủy cầm.

Ông Lô Văn Lý, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Con Cuông cho biết: Giống vịt này được du nhập từ huyện Quỳ Châu nay đã bén duyên ở Con Cuông, mở ra cho bà con một hướng xóa đói, giảm nghèo mới.

Theo lời giới thiệu của vị trưởng phòng, chúng tôi đến thăm gia đình ông Hà Văn Nhiêm, ở bản Hua Nà, xã Lục Dạ.

Ông Nhiêm chia sẻ, ông đã nuôi vịt bầu từ nhiều năm nay và thường xuyên duy trì mô hình chăn nuôi này. Thức ăn cho vịt thì sẵn có như ngô, cám, thóc... nên việc chăn nuôi dễ dàng, tốn ít chi phí. Mỗi năm gia đình nuôi 3 lứa vịt bầu Quỳ, mỗi lứa 60 con.

Gia đình chủ yếu nuôi vịt thương phẩm và lấy trứng để bán ra thị trường. Mỗi con vịt trọng lượng từ 2,5 - 3 kg có giá bán khoảng 80.000 đồng/kg. Ngoài ra, gia đình còn thu được trên 3.000 quả trứng vịt, giá bán 3.000 đồng/quả, mang về nguồn thu nhập trên 30 triệu đồng/năm.

Học theo gia đình ông Nhiêm, hiện tại bản Hua Nà, xã Lục Dạ có trên 100 hộ chăn nuôi vịt bầu Quỳ với quy mô từ 10 - 150 con. Hua Nà Là bản thuần nông, nhưng có hệ thống ao hồ, kênh mương thủy lợi nhiều nên người dân có điều kiện phát triển thêm nghề phụ là chăn nuôi vịt.

Nhờ có thương hiệu, truyền thống chăn nuôi lâu năm nên đầu ra vịt bầu Quỳ luôn ổn định, có giá cao. Vịt bầu được xem là con giống giúp bà con bản Hua Nà xóa đói, giảm nghèo hiệu quả.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lô Văn Tuất - Trưởng bản Hua Nà, xã Lục Dạ cho biết: “Bản Hua Nà chúng tôi có truyền thống nuôi vịt bầu Quỳ từ lâu, hiện nay hơn 50% số hộ trong bản nuôi vịt, đem lại nguồn thu nhập giúp thôn, bản giảm bớt hộ nghèo, kinh tế ngày càng đi lên”.

Thấy bà con Lục Dạ nuôi vịt cho thu nhập cao, tháng 4/2020, UBND xã Môn Sơn đã hỗ trợ gần 4.000 con vịt giống bầu Quỳ cho 10 hộ gia đình chăn nuôi. Đến nay sau hơn 2 tháng chăm sóc, đàn vịt phát triển tốt, tỷ lệ sống cao, hiện có trọng lượng khoảng 2 kg/con.

Ông Hà Văn Anh ở bản Nam Sơn, xã Môn Sơn chia sẻ: “Được Nhà nước hỗ trợ 200 con vịt về nuôi gia đình tôi rất phấn khởi, gia đình cũng tận dụng được nguồn nông sản phụ sẵn có nên đàn vịt phát triển nhanh. Dự định nhà tôi sẽ nuôi vịt đẻ trứng, cho ấp con giống để bán ra thị trường”.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Con Cuông có hàng trăm hộ gia đình nuôi vịt bầu Quỳ ở các xã Môn Sơn, Lục Dạ, Đôn Phục, Bình Chuẩn...

So với các loại gia súc, gia cầm khác, vịt bầu Quỳ dễ nuôi, hợp với điều kiện tự nhiên nhiều ao, hồ, sông, suối, lại ít dịch bệnh nên huyện Con Cuông khuyến khích, hỗ trợ bà con nhân rộng mô hình, tăng quy mô tổng đàn.

Huyện cũng hỗ trợ các xã trích nguồn xây dựng mô hình nông thôn mới để mua giống vịt bầu Quỳ cho bà con, xây dựng thương hiệu vịt bầu Quỳ Con Cuông. Đồng thời, tuyên truyền cho bà con phát triển chăn nuôi gia cầm, phòng, chống dịch bệnh, mở rộng quy mô nuôi vịt bầu Quỳ ở 12/13 xã trong huyện.

Phát huy lợi thế là địa hình có nhiều khe suối, khí hậu thích hợp với nuôi vịt bầu, huyện Con Cuông đang xây dựng các chính sách để khuyến khích bà con đẩy mạnh chăn nuôi gia súc gia cầm, quyết tâm đạt mục tiêu thu nhập 55 triệu đồng/người/năm theo Nghị quyết Đại hội Đảng khóa XXVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đề ra.

Khác với các loại vịt thông thường, vịt bầu Quỳ xương nhỏ, thịt thơm, vị ngọt giữ lâu, thịt đặc biệt mềm nhưng không bở, béo nhưng không ngán. Có nhiều cách chế biến vịt bầu Quỳ, ngoài việc hấp, quay, lâu nay đồng bào dân tộc Thái vẫn nấu vịt với măng chua, nướng cùng lá rừng... Đây là những món khiến thực khách mê mẩn.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm