| Hotline: 0983.970.780

Ngành chăn nuôi vẫn canh cánh nỗi lo 'xuất khẩu'

Thứ Tư 18/12/2024 , 18:55 (GMT+7)

HÀ NỘI Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn đang canh cánh việc chưa thể xuất khẩu được nhiều sản phẩm.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam: Ngành chăn nuôi vẫn tồn tại một 'nỗi đau' lớn là chưa thể xuất khẩu được nhiều sản phẩm. Ảnh: Minh Hà.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam: Ngành chăn nuôi vẫn tồn tại một "nỗi đau" lớn là chưa thể xuất khẩu được nhiều sản phẩm. Ảnh: Minh Hà.

Chia sẻ tại Diễn đàn Doanh nghiệp đồng hành cùng nhà nông và phát triển bền vững năm 2024 do Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức sáng 18/12 tại Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn tồn tại một "nỗi đau" lớn là chưa thể xuất khẩu được nhiều sản phẩm.

Là một trong bốn lĩnh vực trọng yếu của ngành nông nghiệp, chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng. Tuy nhiên, so với các quốc gia khác, thị trường sản phẩm chăn nuôi trong nước còn rất thấp, sản phẩm xuất khẩu vẫn ở mức rất khiêm tốn so với nhiều ngành nông nghiệp khác.

Xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật của Việt Nam hiện vẫn rất khiêm tốn.

Xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật của Việt Nam hiện vẫn rất khiêm tốn.

Ông Dương chỉ ra rằng, ngành chăn nuôi đang đối mặt với những thách thức lớn, bao gồm việc không gian chăn nuôi ngày càng thu hẹp do mật độ dân cư đông đúc.

Theo đó, mật độ vật nuôi ở Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới, chỉ riêng chăn nuôi lợn, Việt Nam đứng thứ 6 trên thế giới về đầu con; thủy cầm đứng thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc. Trong khi đó, nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi đang tăng nhanh chóng, bình quân thịt lợn, thịt gia cầm tăng khoảng 15-20% mỗi năm, so với mức tăng chỉ 2-3% của sản xuất trong nước. 

Dù vậy, ông Dương nhấn mạnh, ngành chăn nuôi Việt Nam đang dần chuyển mình theo hướng bền vững và chuyên nghiệp hơn, tạo cơ hội để doanh nghiệp định hướng phát triển, nâng cao giá trị và đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam đã chia sẻ, để hỗ trợ ngành chăn nuôi phát triển, cần sớm cởi trói các quy trình thủ tục đã lạc hậu và không còn cần thiết, điển hình như Quy định công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa như hiện nay đang rất hình thức, làm phát sinh chi phí không cần thiết cho người dân, doanh nghiệp, gây tăng giá thành sản phẩm, mất thời cơ kinh doanh và là căn nguyên phát sinh tiêu cực.

Ông Dương kiến nghị, nên ghép hai Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật vào làm một, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước, giảm chi phí, nâng cao cái năng lực cạnh tranh sản phẩm trong nước.

Ngoài ra, ông Nguyễn Xuân Dương cũng khuyến khích các doanh nghiệp đồng hành cùng với người nông dân tham gia và phát triển ngành chăn nuôi. Bởi doanh nghiệp đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và PTNT kêu gọi các doanh nghiệp tích cực hiến kế để các cơ quan chức năng để kịp thời điều chỉnh cơ chế, chính sách. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và PTNT kêu gọi các doanh nghiệp tích cực hiến kế để các cơ quan chức năng để kịp thời điều chỉnh cơ chế, chính sách. Ảnh: Tùng Đinh.

Đồng tình với ông Dương, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hồ Xuân Hùng đánh giá cao vai trò của doanh nghiệp đối với những thành tựu của ngành nông nghiệp đạt được trong 11 tháng năm 2024 vừa qua.

Tuy nhiên, trên thực tế số lượng doanh nghiệp đầu tư vào khu vực này vẫn còn khá khiêm tốn do cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn không đủ mạnh, cách huy động, kêu gọi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chưa thật sự tốt nên vẫn chưa có sức hấp dẫn, cuốn hút doanh nghiệp. Sự gắn kết giữa doanh nghiệp với nhà nông còn chưa tốt, người nông dân vẫn bị động từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Ông Hùng kêu gọi các doanh nghiệp tích cực giao lưu kết nối, đề xuất, kiến nghị và hiến kế để các cơ quan chức năng để kịp thời điều chỉnh cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn hiện nay, cùng nhau chung tay xây dựng một nền nông nghiệp phát triển xanh, bền vững.

Xem thêm
Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Phòng trừ sâu đục lá cà chua Nam Mỹ

SƠN LA Thiệt hại do sâu đục lá cà chua Nam Mỹ gây ra có thể lên tới 80 - 100% nếu không có các biện pháp quản lý hiệu quả.

Báo động thoái hóa đất Tây Nguyên: [Bài 2] Giải pháp nâng cao sức khỏe đất

Phục hồi đất thoái hóa là quá trình lâu dài, bền bỉ và cần phải có giải pháp về cơ chế, chính sách, đầu tư hạ tầng, quản lý, khoa học công nghệ, khuyến nông...