| Hotline: 0983.970.780

Công bố 21 vi chất dinh dưỡng phải có trong sữa học đường

Thứ Năm 05/12/2019 , 12:42 (GMT+7)

Ngày 5/12, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 31/2019/TT-BYT quy định yêu cầu đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường.

Ảnh có tính chất minh họa.

Theo đó, các sản phẩm sữa tươi trong chương trình Sữa học đường phải bảo đảm đủ 21 vi chất dinh dưỡng và thông tư này chính thức có hiệu lực từ ngày 20/1/2020.

Thông tư này được áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong triển khai thực hiện Chương trình Sữa học đường.

Thông tư nêu rõ: "Các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường bao gồm sữa tươi nguyên chất tiệt trùng và sữa tươi tiệt trùng đáp ứng các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng QCVN 5-1:2010/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 30/2010/TT-BYT ngày 2-6-2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế và yêu cầu quy định tại Điều 4, Điều 5 của Thông tư".

Cụ thể, yêu cầu với các vi chất dinh dưỡng trong các sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường phải bảo đảm đủ 21 vi chất dinh dưỡng là: Vitamin D3, canxi, sắt, vitamin A, E, C, B1, B2, B3, B5, B6, B7, B12, axit folic, vitamin K1, kẽm, đồng, i ốt, selen, phospho, magie, với hàm lượng như ảnh dưới đây.

Bảng 21 vi chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, nguyên liệu đầu vào của sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường phải bảo đảm Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệu ban hành kèm theo Thông tư số 29/2017/TT-BNNPTNT ngày 29-12-2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Về yêu cầu quản lý đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường, Thông tư yêu cầu sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường phải được cơ sở sản xuất, kinh doanh công bố sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2-2-2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12-11-2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

Việc ghi nhãn sản phẩm sữa tươi sử dụng trong chương trình được thực hiện theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14-4-2017 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa và quyết định số 1783/QĐ-BYT ngày 13-5-2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Logo cho sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường.

Cũng theo thông tư này, các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường mà các địa phương đã đấu thầu (tính từ thời điểm mở thầu) cung cấp cho các trường mẫu giáo và tiểu học trước ngày Thông tư có hiệu lực được sử dụng cho đến hết số lượng theo hợp đồng đã và sẽ ký hết.

Nhãn sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường đã sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì được tiếp tục sử dụng nhãn cho đến hết hạn sử dụng ghi trên nhãn sản phẩm. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sữa tươi có trách nhiệm kê khai số lượng nhãn và báo cáo Bộ Y tế (Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em) trước ngày Thông tư có hiệu lực.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm